Cần phải đặt lên mặt chấtlỏng trong B một pít tông có trọng lượng bao nhiêu để mặt

Một phần của tài liệu Tài liệu Ôn HSG Phần cơ (Trang 26 - 28)

C. CƠ HỌC THỦY TĨNH

b.Cần phải đặt lên mặt chấtlỏng trong B một pít tông có trọng lượng bao nhiêu để mặt

dưới của 2 pít tông nằm trên cùng một mặt phẳng.

c.Cần tác dụng lên pít tông ở nhánh B một lực bằng bao nhiêu để có thể nâng được một vật có khối lượng 2000kg đặt lên pít tông trong A?

3.2.2. Trong 2 bình thông nhau chứa nước và dầu. Biết độ cao từ mặt phân cách của 2

chất lỏng đến mặt thoáng của nước và dầu lần lượt là 4,6cm và 5 cm. Trọng lượng riêng của nước là10000N/m3. Tính trọng lượng riêng của dầu?

3.2.3.Hai bình thông nhau thẳng đứng có tiết diện thẳng bên trong lần lượt là S1=20cm2

và S2=10cm2, đựng thủy ngân. Mực thủy ngân ban đầu ở độ cao 10cm so với ống nối. a. Đổ thêm vào ống có tiết diện S1, một cột nước tinh khíêt cao 27,7cm. Tìm độ chênh lệch 2 mặt thoáng của nước và dầu trong 2 ống.

b. Mực thủy ngân ở bình nhỏ đã dâng lên bao nhiêu so với ban đầu.

c. Muốn mực thủy ngân lại cân bằng ở cả 2 ống thì phải đổ thêm vào ống bé một cột dầu cao bao nhiêu .

3.2.4. Một bình gồm 2 ống trụ A và B tiết diện S nối thông đáy với nhau , đựng nước.

Người ta đổ vào A chất lỏng thứ 2 có trọng lượng riêng d2 thì mực nước ở A và B chênh lệch nhau là h1 . sau đó đổ tiếp vào B chất lỏng 3 có trọng lượng riêng d3 ( d3<d2) thì mực nước ở A và B lại cân bằng nhau. Tình khối lương m3 của chất

lỏng 3 đã đổ vào B.

3.2.5. Hai bình hình trụ có tiết diện lần lượt là S1 và S2 ( S1 > S2)được nối thông đáy với nhau bằng ống nhỏ có khóa. Ban đầu khóa được nối thông đáy với nhau bằng ống nhỏ có khóa. Ban đầu khóa đóng lại và mỗi bình đựng một chất lỏng cùng đến độ cao H (hình 2.2.5). Trọng lượng riêng của 2 chất lỏng lần lượt là d1 và d2 ( d1> d2).

a. Tìm độ chênh lệch giữa 2 mực chất lỏng trong 2 bình sau khi mở khóa. Giả sử các chất lỏng không trộng lẫn vào nhau, bỏ qua thể tích của ống nằm ngang.

b. Người ta đổ tiếp vào bình bên trái một chất lỏng có trọng lượng riêng d3 sao cho mực chấtlỏng ở nhánh trái bằng với lúc đầu. Tìm chiều cao ∆h3 của cột chất lỏng đổ thêm vào và độ chênh lệch giữa 2 mực chất lỏng ở 2 bình. Biện luận kết quả tìm được. ( Bài 24/CL7)

3.2.6. Bình thông nhau có tiết diện nhánh trái gấp đôi nhánh phải.Người ta đổ chất lỏng

có trọng lượng riêng d1 vào bình sao cho mực chất lỏng bằng nửa chiều cao l của mỗi nhánh. Rót tiếp một chất lỏng khác có trọng lượng riêng d2 đầy đến miệng bình bên phải.

a. Tìm độ chênh lệch giữa 2 mực chất lỏng và chiều cao của cột chất lỏng rót thêm vào. Biết các chất lỏng không trộn lẫn.

b. Tìm điều kiện giữa d1 và d2 để bài toán thực hiện được.

3.2.7*. Hai bình hình trụ A và B có tiết diện đáy S1 và S2 (S1 > S2), thông đáy với nhau bằng một ống nhỏ có khóa. Ban đầu khóa đóng, mỗi bình đựng một chất lỏng đến độ cao h (hình 3.2.7). Trọng lượng riêng của chất lỏng trong 2 bình A và B lần lượt là d1 và d2(d1>d2) và không hòa lẫn với nhau.

a. Tìm độ chênh lệch mực chất lỏng sau khi mở khóa.

b. Đặt vào bình B một vật C hình trụ có tiết diện đáy S3<S2,

chiều cao là l, thấy vật C nổi trên mặt chất lỏng d2 và mực chất lỏng trong A bằng lúc ban đầu ( khi chưa mở khóa). Xác định KLR của vật C.

 Các bài tập khác:

Lực đẩy Acsimet-Điều kiện cân bằng của vật rắn...

3.3.1. Một vật rắn không thấm nước có khối lượng 1,248 kg, khối lượng riêng là d1.Nếu cân ở trong nước thì chỉ còn 1,088kg. Tính Trọng lượng riêng của vật. Biết trong Nếu cân ở trong nước thì chỉ còn 1,088kg. Tính Trọng lượng riêng của vật. Biết trong lượng riêng của nước là 10000N/m3

3.3.2 Một cục nước đá hình lập phương nổi trên mặt nước,trong một bình thủy

tinh,phần nhô lên khỏi mặt nước cao 1cm. a. Tính khối lượng riêng của nước đá.

b. Nếu nước đá tan hết thành nước thì mực nước trong bình có thay đổi không.( coi nhiệt độ của bình không thay đổi).

c. Cũng hỏi như câu b nhưng chất lỏng trong bình không phải là nước mà là thủy ngân.

3.3.3. Một cục nước đá nổi trong cốc đựng nước, ta đổ lên mặt nước một lớp dầu hỏa.

a. Mực nước trong cốc thay đổi như thế nào khi nước đá cân bằng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Mực chất lỏng trong cốc thay đổi như thế nào (So với trạng thái a) khi cục nước đá tan hết. Mặt phân cách của 2 chất lỏng dịch chuyển như thế nào?( coi như nhiệt độ của hệ không thay đỏi trong suốt thời gian đang xét) ( Xem 65/S200 cl)

3.3.4. Một quả cầu bằng kẽm, trong không khí có trọng lượng là Pk=3,6N, khi trongnước thì có trọng lượng là Pn=2,8N.Hỏi quả cầu đặc hay rổng? Nếu rổng hãy xác định nước thì có trọng lượng là Pn=2,8N.Hỏi quả cầu đặc hay rổng? Nếu rổng hãy xác định thể tích phần rổng đó( biết trọng lượng riêng của kẽm là d=7200N/m3.

3.3.5..Một vật hình trụ tiết diện đều, khối lượng M, khối lượng riêng

D, được thả vào một bình hình trụ tiết diện S, đựng nước( khối lượng riêng của nước là Dn). độ cao của cột nước trong bình là h.

a. Tính dộ cao của cột nước dâng thêm? b. áp lực lên đáy bình tăng thêm bao nhiêu?

gợi ý: xét 2 trường hợp D<Dn và D>Dn....có thể giải bài toán bằng 3 cách.

3.3.6. trong một cái cốc nổi trên mặt một chậu nước, có một hòn bi( hình- 2.3.6). Nếu ta

chuyển hòn bi từ cốc vào chậu thì mực nước trong chậu thay đổi như thế nào? xét 2 trường hợp: bi làm bằng gỗ nhẹ; Bi làm bằng thép (đặc) ( xem 63/S200CL)

3.3.7. Một bình chứa 2 chất lỏng D1= 900kg/m3 và D2= 1200kg/m3. .a. Hai chất lỏng đó nằm như thế nào trong bình? a. Hai chất lỏng đó nằm như thế nào trong bình?

b. Nếu thả vào bình một vật hình lập phương cạnh a =6cm, có khối lượng riêng D=1100kg/m3 thì vật sẽ nằm ở vị trí nào so với mặt phân cách của 2 chất lỏng? (cho rằng 2 chất lỏng nhiều đến mức có thể nhúng chìm vật trong từng chất lỏng được)

3.3.8.Trong một bình chứa nước và dầu, trên mặt nước có một quả cầu nhỏ bằng

a. Hỏi khi đổ thêm dầu cho đến đầy bình thì thể tích phần chìm của quả cầu trong nước có thay đổi không.

b. Nếu bây giờ hút hết dầu trong bình ra thì thể tích phần chìm của quả cầu trong nước có thay đổi không?

c. Nếu đổ thêm vào bình chất lỏng có trọng lượng riêng bé hơn trọng lượng riêng của dầu thì thể tích phần chìm của quả cầu trong nước có thay đổi không?.

3.3.9. Một bình hình trụ đựng nước, mực nước trong bình đến độ cao h.

a. Mực nước trong bình sẽ thay đổi thế nào khi thả vào bình một miếng gỗ nhẹ không thấm nước có khối lượng m1, trên miếng gỗ có một hòn bi bằng sắt khối lượng là m2. b. Mực nước trong cốc sẽ thay đổi thế nào nếu bây giờ ta đẩy hòn bi xuống đáy bình?

Một phần của tài liệu Tài liệu Ôn HSG Phần cơ (Trang 26 - 28)