MÀN HÌNH PLASMA

Một phần của tài liệu Tài liệu Ngoại vi và giao diện (Trang 86 - 90)

THIẾT BỊ NHẬN TIN RA

MÀN HÌNH PLASMA

Nguyên tắc màn hình plasma giống nguyên tắc đèn neon.Màn hình plasma có nhiều khí trơ được làm nhều ô kín tương ứng với các điểm ảnh. Mỗi ô có hai điện cực. Khi hiệu điện htế vượt qua một giá trị nhất định khí trơ được ion hoá và pháp sáng Nguyên tắc điều khiển màn hình loại này đơn giản hơn màn hình LCD.Nhược điểm của lọai này là thời gian làm việc ngắn tiêu thụ nhiều năng lượng.Độ tương phản vào khoảng 10:1 màn hình plasma từng được dùng cho máy tính sách tay của Toshiba và compaq ngày nay chúng hầu như không thể cạnh tranh được với màn hình tinh thể laỏng tiên tiến.Màn hình LCD có thể dùng trong máy chiếu ảnh (có vai trò như phim trong máy chiếu bóng) để có được hình trên màn ảnh rộng.Một thiết bị chiếu hình mới sẽ chiếm lĩnh thị trường hiển thị dữ liệu máy vi tính trong thế kỷ mối là thíêt bị thiếu hình vi cơ.

Phương pháp tác động

a) Tác động qua lệnh của DOS

b) tác động bằng ngắt (ngắt 10h)

Hàm 00h thiết lập chế độ màn hình và xoá màn hình vào AH = 0

AL = chế độ (3 text 80x25x16;12h graph 640x480x16; 13h graph 320x200x256) Ví dụ Khởi tạo chế độ đồ hoạ 640x480x16

Procedure init; Var R:Registers; Begin with R do begin ah:=0; al:=$12; intr($12,R); end ; End; Máy in (Printer)

Máy in là một thiết bị điện tử - cơ khí, tạo ra được các thông tin dưới dạng ký tự hay đồ hoạ trong qúa trình đưa số liệu ra. Về cơ bản có thể coi máy in gần giống với màn hình, điểm khác ở đây là thông tin được đưa ra trên giấy.

Những tiến bộ về công nghệ trong lĩnh vực điện tử – cơ khí đã biến chiếc máy in cồng kềnh trước kia thành những chiếc máy in nhỏ gọn, có thể đặt trên bàn làm việc hoặc một số loại có thể xách tay. Máy in có thể được phân loại theo vị trí tương đối giữa đầu in và giấy như sau:

Máy in tiếp xúc:Có nguyên tắc như máy chữ, dùng tiếp xúc cơ học để truyền ký tự hay điểm ảnh qua một băng mực lên giấy: Máy in ma trận điểm (dot –

Máy in không tiếp xúc:Tách rời quá trình truyền ký tự (điểm ảnh) với quá trình in: Máy phun mực, máy Laser, hay theo nguyên tắc vật lý của máy:

+Máy in tĩnh điện + Máy in phun + Máy in cơ + Máy vẽ Vector

Hiện nay các máy in cổ điển không còn xuất hiện trên thị trường do các nhược điểm như: ồn, tốc độ in chậm, độ phân giải và chất lượng in kém.

Thông tin dạng ký tự hay đồ hoạ được hệ điều hành biên dịch qua chương trình điều khiển máy in (Printer Driver) thành ngôn ngữ giao tiếp máy in. Ngôn ngữ giao tiếp mái in là một ngôn ngữ đại cương mà nhiều máy in có thể hiểu được. Ngôn ngữ giao tiếp được truyền qua giao diện song song hay tuần tự đến máy in. Trong máy in, ngôn ngữ giao tiếp được biên dịch một lần nữa sang ngôn ngữ máy in. Ngôn ngữ máy in có thể được coi như mã máy trong máy vi tính, nó đảm nhiệm trực tiếp việc điều khiển máy in. Các ngôn ngữ thông dụng nhất của máy in là:

Postscript:Là một ngôn ngữ tả trang (page description language). Đây là một ngôn ngữ máy in chuẩn nhất để tạo hình đồ hoạ hay ký tự. Ngôn ngữ này do hãng Adobe Systems giữ bản quyền, dùng trực tiếp mã ASCII để chuyển sang máy in, có rất nhiều lệnh về đồ hoạ và ký tự...và không phụ thuộc vào đặc điểm phần cứng của máy in. Chương trình biên dịch trong máy in có nhiệm vụ chuyển ngôn ngữ Postscript sang mã máy.

PCL (Printer Command Language): Là ngôn ngữ giao diện của háng Hewlett Packard. Ngôn ngữ này có nhiều lệnh bắt đầu bằng ESC hoặc 1Bh (Escapse Sequences).

HP-GL/2 (Hewlett Packard Graphics Language): Cũng là ngôn ngữ của Hewlett Packard, đặc biệt được dùng cho máy vẽ Vector (Plotter).

GDI (Graphical Device Interface):Là ngôn ngữ của hãng Microsoft được dùng trên Windows. Từng điểm ảnh cần in được tính trước trên hệ điều hành và ghi trực tiếp lên bộ nhớ máy in.

PrintGear của Adobe là một giải pháp phần cứng và phần mềm. Máy in dùng công nghệ này có một bộ vi xử lý 50Hz riêng và bộ lệnh đồ hoạ được đơn giản hoá cho phép tốc độ in nhanh và giá thành máy in giảm.

Ngày nay phần lớn các máy in la máy in ma trận điểm hình hoạ nên chất lượng in được đo bằng độ phân giải của máy in, đơn vị đo là dpi (dot per inch).

Máy in được ghép nối với máy tính qua 4 giao diện cơ bản: • Giao diện song song

• Giao diện tuần tự

• Giao diện tuần tự đa chức năng USB • Giao diện mạng

Một phần của tài liệu Tài liệu Ngoại vi và giao diện (Trang 86 - 90)