BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆC VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ

Một phần của tài liệu Tiểu luận lý thuyết tài chính tiền tệ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA (Trang 34 - 38)

TRONG TƯƠNG LAI

4.1 Hạn chế của việc thực hiện chính sách a. Chính sách tiền tệ a. Chính sách tiền tệ

Thứ nhất, việc điều hành chính sách tiền tệ vẫn chưa thực sự nhất quán khi trong tháng 8/2011 cung tiền đã bất ngờ tăng tới 5,56% so với tháng trước đó, trong tháng 9/2011, NHNN cũng đã bơm ròng 22.000 tỷ đồng qua nghiệp vụ thị trường mở để ổn định lãi suất liên ngân hàng. Động thái trên của NHNN là nhằm giúp các ngân hàng thực hiện quy định về trần lãi suất huy động 14%. Tuy nhiên, chủ trương này ảnh hưởng phần nào đến những nổ lực kiềm chế lạm phát.

Thứ hai, việc áp dụng trần lãi suất cũng cho thấy khả năng của NHNN trong điều hành lãi suất thông qua cung tiền và thị trường mở bị hạn chế. Trong điều kiện lạm phát lên tới 18% thì việc áp dụng trần lãi suất 14% là rất khó thực hiện, buộc các ngân hàng phải tìm đủ mọi cách để “lách” quy định.

Thứ ba, vẫn còn phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn vay của ngân hàng dù cho đã có nhiều chính sách hỗ trợ, khiến sản xuất và kinh doanh thêm khó khăn.

b. Chính sách tài khóa

Thứ nhất, tỉ lệ động viên từ thuế, phí trên GDP vào NSNN đang giảm dần: năm 2011: 22,7% GDP, năm 2012: 20,6%GDP; năm 2013 ước đạt 18,4%GDP và năm 2014 dự toán chỉ còn 17,2%GDP, không đạt chỉ tiêu huy động của cả giai đoạn từ 22- 23% GDP theo Nghị quyết số 10/2011/QH13 của Quốc hội.

Thứ hai, qua 3 na m thư c hie n chính sách thu NSNN theo hướng khoan sức da n và tháo gơ khó kha n cho các doanh nghie p ne n thue sua t, mức thue , chính sách mie n, giảm đươ c đie u chỉnh tích cư c đa da n tới giảm thu khá ma nh, trong khi đó,

[AUTHOR NAME] 32

NHÓM 1_QTKD NGÀY 2_K23

nhu cầu chi và các chính sách, chế độ ban hành khá nhiều tạo ra sức ép cho cân đối thu chi, chưa bố trí đủ ngân sách cho một số khoản nợ. Bội chi NSNN và nợ công tăng nhanh, an ninh tài chính quốc gia chưa vững chắc.

Thứ ba, nguồn lực NSNN bị phân tán, dàn trải do bố trí chi chưa tập trung, hiệu quả chưa cao, nhất là trong xây dựng cơ bản. Bên cạnh đó, tồn tại quá nhiều quỹ ngoài ngân sách làm cho nguồn lực của Nhà nước bị phân tán. Vai trò chủ đạo của NSTW trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội sụt giảm.

Tóm lại, CSTK đang loay hoay trong không gian chật hẹp: bên thu thì giảm mạnh, mà nhu cầu chi thì nhiều. Ngân sách phải tìm cách tăng chi để kích tổng cầu nhưng lại không được nới bội chi mà để không nới bội chi thì tăng phát hành trái phiếu nhưng lại đụng trần nợ công.

4.2 Dự đoán về tình hình kinh tế trong tương lai

Theo nhận định kinh tế Việt Nam năm 2014, trong báo cáo “Triển vọng Ngân hàng Việt Nam 2014” công bố ngày 23/9, Fitch cho rằng triển vọng vẫn là “ổn định”.

- Fitch cũng cho rằng triển vọng kinh tế trong trung hạn và hồ sơ tín dụng của Việt Nam vẫn bị đè nặng bởi tốc độ tái cấu trúc khu vực ngân hàng khá chậm và quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước còn chậm chạp.

- Cũng về vấn đề này, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vẫn giữ nguyên dự báo rằng những tiến bộ dần dần đạt được trong quá trình xử lý nợ xấu sẽ giúp cho tốc độ tăng trưởng đạt 5,5% trong năm tới 2014. Lạm phát được dự báo sẽ giảm xuống còn 7% trong tương lai do kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh hiện nay còn thấp, giá lương thực giảm nhanh hơn dự kiến.

- Môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, vì vậy bên cạnh xử lý nợ xấu, ổn định kinh tế vĩ mô thì cải thiện môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh là nhiệm vụ quan trọng để giúp Việt Nam trở thành quốc gia hấp dẫn để đầu tư.

[AUTHOR NAME] 33

NHÓM 1_QTKD NGÀY 2_K23

4.3 Đề xuất một số biện pháp nhằm thực hiện chính sách hiệu quả hơn trong tương lai tương lai

Ổn định kinh tế vĩ mô, kiên trì kiềm chế lạm phát, đồng thời tập trung gỡ khó cho sản xuất - kinh doanh, đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế... là những giải pháp quan trọng trong việc tháo gỡ khó khăn cho kinh tế Việt Nam những tháng cuối năm 2013 và những năm tiếp theo.

Đối với chính sách tiền tệ

- Từng bước giải quyết triệt để tình trạng nợ xấu trong ngân hàng hiện nay.

Theo TS. Cấn Văn Lực (Cố vấn cấp cao Chủ tịch HĐQT và Giám đốc Trường đào tạo cán bộ BIDV), Chính phủ cần xem xét việc thực hiện các giải pháp tổng thể nhằm xửa lý nợ xấu như: (cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi và phí tín dụng, phát huy hiệu quả hơn vai trò của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) trong việc mua bán nợ hay chứng khoán hóa nợ xấu, sử dụng quỹ dự phòng rủi ro của các ngân hàng thương mại, xử lý phát mại tài sản đảm bảo, chuyển nợ thành vốn góp).

- Tăng cường việc tái cấu trúc và sáp nhập ngân hàng, trong đó nên sát nhập các ngân hàng có cùng lĩnh vực hoạt động thay vì sát nhập ngân hàng tốt với ngân hàng yếu. Hơn nữa cần có sự tổng hợp và đánh giá mức độ hiệu quả của các ngân hàng hợp nhất

- Mục tiêu chính sách tài chính tiền tệ cần phải kiểm soát chặt chẽ các yếu tố gây lạm phát cao từ phía tổng cầu và các yếu tố tác động làm suy giảm tổng cầu quá mức, mới đảm bảo quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng thành công. Mặt khác phải kiểm soát các yếu tố gây đột biến lạm phát từ chi phí đẩy, đặc biệt là lộ trình điều chỉnh hợp lý giá các ngành hàng, dịch vụ từ giá bao cấp sang giá thị trường.

- Từng bước hạ trần lãi suất huy động và tiến tới bỏ trần lãi suất trong thời gian tới nhằm hướng đến mục tiêu đưa lãi suất vận hành theo cung cầu thị trường.

[AUTHOR NAME] 34

NHÓM 1_QTKD NGÀY 2_K23

Điều này sẽ giúp nâng cao vai trò của cơ chế thị trường trong hệ thống ngân hàng hơn là việc áp dụng các công cụ hành chính mà kèm theo đó là nhiều tác dụng phụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với chính sách tài khóa

Thực hiện các quyết định chắc chắn và cố định về chính sách tài khóa để làm giảm tổng cầu thông qua chi tiêu chính phủ ít hơn, đặc biệt là đầu tư công.

Thực hiện mục tiêu tái cấu trúc căn bản: giảm ICOR bằng cách tăng hiệu quả đầu tư, giảm tỷ lệ đầu tư toàn xã hội/GDP qua việc giảm đầu tư công và tăng đầu tư tư nhân.

Thứ nhất, vấn đề tái cấu trúc DNNN với sự quyết liệt hơn của Chính phủ về các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước phải tập trung vốn đầu tư vào các ngành nghề sản xuất kinh doanh chính, không dầu tư ngoài ngành nhất là các lĩnh vực tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản; việc trước đây đã đầu tư phải triệt để có lộ trình thoái vốn và được Chính phủ phê duyệt để thực hiện.

Thứ hai, các Bộ quản lý ngành có phương án xử lý kiên quyết, dứt điểm đối với các tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước sản xuất, kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ kéo dài; đề xuất mô hình quản lý các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phù hợp theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Kịp thời phát hiện những sai phạm và có biện pháp xử lý nghiêm minh nhằm ngăn chặn tình trạng thất thoát, lãng phí, tham nhũng trong đầu tư xây dựng, loại bỏ những dự án đầu tư kém hiệu quả, đầu tư dàn trải kéo dài gây lãng phí của cải xã hội. Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn đầu tư từ ngân sách.

Thứ ba, đối với vấn đề bội chi ngân sách, Chính phủ cần xác định rõ lộ trình và giải pháp cho việc giảm bội chi và tiến tới cân đối ngân sách một cách tích cực. Cần cải cách lại cơ chế cấp phát ngân sách và kiểm soát chặt chẽ các khoản chi nhằm đảm bảo chi ngân sách có hiệu quả. Chi ngân sách cần gắn liền với công khai, minh bạch và dân chủ. Xây dựng và áp dụng cơ chế thưởng phạt cũng như xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong quản lý, điều hành ngân sách nhà nước.

[AUTHOR NAME] 35

NHÓM 1_QTKD NGÀY 2_K23

TÀI LIỆU THAM KHẢO

SÁCH

- Tài liệu ôn tập môn Kinh tế học kỳ thi tuyển sinh sau đại học

- Trích sách Kinh tế học vĩ mô - David Begg - Chương 8

- Chương 15,16 trong sách kinh tế học Mishkin

CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU

- Chuyên đề Giải pháp cho chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa của Việt Nam năm 2013 – PGS.TS Nguyễn Thị Nhung & THS. Phan Diễn Vỹ trong tạp chí PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP số 10 (20) – Tháng 06/2013

- Tham luận của TS. Trần Du Lịch

WEBSITE - http://www.saigondautu.com.vn/Pages/20131008/WB-nhan-dinh-kinh-te- Viet-Nam-tang-truong-53.aspx - http://www.tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-luan/Chinh-sach-tai-khoa- Nhin-lai-nam-2012-va-dinh-huong-2013/20350.tctc - http://apd.edu.vn/content/2012/12/nhin-lai-chinh-sach-tai-chinh-tien-te- viet-nam-2011-2012 - http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/kinh-te-vi-mo-dang-kho- khan-hon-du-bao-2710756.htm - http://www.sggp.org.vn/taichinhnganhangchungkhoan/2013/7/322234/ - http://vbsp.org.vn/muc-tieu-nam-2014-on-dinh-kinh-te-vi-mo.html - http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/ttsk/3312584?pers_id= 2177092&item_id=103225924&p_details=1 - http://www.tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-luan/4-thach-thuc-trong- trung-han-cua-chinh-sach-tai-khoa/32575.tctc - http://petrotimes.vn/news/vn/kinh-te/nam-han-che-cua-thu-ngan-sach- nha-nuoc.html

Một phần của tài liệu Tiểu luận lý thuyết tài chính tiền tệ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA (Trang 34 - 38)