THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC Ở DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG VĨNH PHÚC

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC Ở DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG VĨNH PHÚC 25 (Trang 26 - 30)

VIỄN THÔNG VĨNH PHÚC

2.1.TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP2.1.1.Tên doanh nghiệp 2.1.1.Tên doanh nghiệp

Tên tổ chức : Doanh nghiệp Viễn Thông Vĩnh Phúc

Tên giao dịch quốc tế: Vinh Phuc Telecommunications.

Có trụ sở chính tại số 2 đường Kim Ngọc-Phường Ngô Quyền -Thành phố Vĩnh Yên-Tỉnh Vĩnh Phúc.

2.1.2.Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh

Viễn thông Vĩnh Phúc (VTVP) là đơn vị kinh tế trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam ( Tập đoàn); là một bộ phận cấu thành của hệ thống tổ chức và hoạt động của Tập đoàn, hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích cùng các đơn vị thành viên khác trong dây truyền công nghệ viễn thông liên hoàn, thống nhất cả nước, có mối liên hệ mật thiết với nhau về tổ chức mạng lưới, lợi ích kinh tế, tài chính phát triển dịch vụ viễn thông để thực hiện những mục tiêu, kế hoạch do Tập đoàn giao.

VTVP được thành lập theo Quyết định số 699/QĐ-TCCB/HĐQT ngày 6/12/2007 và Quyết định số 700/QĐ-TCCB/HĐQT ngày 6/12/2007 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1916 000 188 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cấp ngày 26/12/2007, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2008.

Theo Điều lệ tổ chức và hoạt động do Hội đồng quản trị Tập đoàn phê chuẩn tại và Quyết định số 700/QĐ-TCCB/HĐQT ngày 6/12/2007,VTVP có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ nghành VT-CNTT như sau:

+ Tổ chức vận hành, quản lý vận hành, lắp đặt, khai thác bảo dưỡng, sửa chữa mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh

+ Tổ chức quản lý, kinh doanh và cung cấp các dịch vụ VT-CNTT trên địa bàn tỉnh

+ Sản xuất, kinh doanh, cung ứng vật tư, thiết bị VT-CNTT theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị và nhu cầu của khác hàng.

CNTT

+ Kinh doanh dịch vụ quảng cáo, dịch vụ truyền hình + Kinh doanh bất động sản, cho thêu văn phòng

+ Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương và cấp trên

+ Kinh doanh các nghành nghề khác trong phạm vi được Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam.

2.1.3.Quá trình hình thành và phát triển

Là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô, sự phát triển của thông tin liên lạc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc không chỉ có ý nghĩa đối với sự phát triển mọi mặt của địa phương mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển chung của cả vùng Tây Bắc, Việt Bắc của đất nước.Với vị trí quan trọng như vậy nên từ rất sớm, trên mảnh đất này đã hình thành hệ thống thông tin liên lạc, ban đầu là các trạm dịch quán, tiếp đó là các cơ sở bưu điện do chính quyền Pháp xây dựng. Tuy nhiên, chỉ từ khi có sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt từ khi chính quyền nhân dân được thiết lập, mạng lưới thông tin liên lạc Vĩnh Phúc mới được phát triển cao, trở thành một phương tiện hữu hiệu phục vụ cách mạng phục vụ nhân dân

Từ trước năm 2008, Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc (sau nay được tách ra thành Viễn thông Vĩnh Phúc và Bưu điện Vĩnh Phúc) có đơn vị tiền thân mang những tên gọi khác nhau ( lúc thì Bưu điện Phúc Yên, Vĩnh Yên, Vĩnh phú, rồi Vĩnh Phúc ) quản lý tập trung tất cả quản lý tập trung hầu hết các dịch vụ Bưu chính, viễn thông- công nghệ thông tin .Việc quản lý tập trung như vậy như vậy đã bộc lộ nhiều nhược điểm hạn chế, sự năng động trong cung cấp các sản phẩm dịch vụ an toàn mạng lưới, chăm sóc khách hàng, hiệu quả đầu tư đối với mạng lưới BC-VT trên địa bàn Vĩnh Phúc nói riêng và hầu hết các tỉnh thành phố nói chung. Việc hạch toán không rõ ràng giữa 2 khối

đã khiến Bưu chính chưa phát huy hiệu quả hoạt động. Hiện tại, Bưu chính đang chiếm tỉ lệ doanh thu nhỏ bé so với Viễn thông, ở Vĩnh Phúc doanh thu Bưu chính chỉ đạt 6% còn lại Viễn thông tới 94%, nhưng đó lực lượng lao động lại chiếm tới 55%, thêm vào đó sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của Viễn thông đòi hỏi xóa bỏ địa giới hành chính để nâng cao hiệu quả mạng lưới, giảm bớt sự đầu tư không cần thiết và sử dụng hợp lý lao động. Việc phân định rõ 2 lĩnh vực kinh doanh để hạch toán độc lập là hết sức cần thiết.

Để đáp ứng với nhu cầu phát triển của ngành Bưu chính và Viễn thông. Kể từ ngày 1/1/2008, Bưu điện tỉnh, thành phố trước đây sẽ tách ra thành 2 đơn vị mới: Bưu điện tỉnh, thành phố mới trực thuộc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam - VNPost, có chức năng quản lý mạng lưới bưu chính và kinh doanh các dịch vụ bưu chính, phát hành báo chí và thực hiện nhiệm vụ công ích. Đơn vị còn lại là Viễn thông tỉnh, thành phố trực thuộc Công ty mẹ - VNPT.

Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc được tách ra thành 2 đơn vị mới: Bưu điện tỉnh và VTVP. VTVP thuộc Công ty mẹ - Tập đoàn BCVT Việt Nam ( VNPT ), có chức năng quản lý mạng viễn thông nội hạt và kinh doanh các dịch vụ VT- CNTT:

- Đây là xu hướng tất yếu trong sự phát triển BC-VT thế giới

- Tạo sự gắn kết sản xuất kinh doanh- nghiên cứu phát triển kinh doanh đa nghành, đa lĩnh vực trong đó BC-VT và CNTT là chủ đạo.

- Phát triển mạng đồng bộ, hiện đại hóa, chất lượng cao, tổ chức mạng hợp lý; đẩy nhanh tốc độ phát triển mạng đường trục để tạo ra hạng tầng thông tin quốc gia, làm nền tảng cho việc ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

- Khai thác một cách hiệu quả cơ sở hạ tầng hiện có để đảm bảo cung cấp cho xã hội với các dịch vụ đa dạng, phong phú với chất lượng cao.

- Phát triển thị trường trong nước, tăng cường mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, hướng đầu tư ra nước ngoài, kinh doanh, đa nghành đa lĩnh vực. Phát huy nguồn lực của các thành phần kinh tế vào sự phát triển của Tập đoàn; đa dạng hóa các loại hình sở hữu trong các đơn vị thành viên của Tập đoàn trong đó, sở hữu Nhà nước sẽ đóng vai trò chủ đạo trong các đơn vị chủ lực của Tập đoàn.

VTVP ra đời và chính thức đi vào hoạt động có ý nghĩa rất to lớn: - Đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn về VT- CNTT trên địa bàn và xung quang, đặc biệt là các khu, các cụm công nghiệp lớn ở Vĩnh Phúc như Khu công nghiệp Quang Minh, Khu công nghiệp Bình Xuyên, Kim Hoa…

- Thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… cho Vĩnh Phúc nói riêng và đất nước nói chung.

2.1.4.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây 2.1.4.1. Doanh thu phát sinh của VTVP (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh thu dịch vụ VT-CNTT bao gồm : doanh thu dịch vụ VT- CNTT chiều đi và doanh thu cước kết nối một số năm gần đây như sau

Bảng 2.1. Doanh thu phát sinh của VTVP

( Đơn vị : tỷ đồng )

Năm 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Doanh thu 72,169 96,83 114,896 123,941 135,75 152 Tốc độ tăng trưởng

năm sau/năm trước (%) 134,17 136,21 107,87 109,52 111,97

( Nguồn : Phòng Kế toán Thống kê Tài chính )

Sơ đồ 2.1. Biểu đồ doanh thu phát sinh

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC Ở DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG VĨNH PHÚC 25 (Trang 26 - 30)