5.1.Bố trí mặt bằng trạm xử lí nước thải:
5.1.1.Chọn vị trí xây dựng:
Khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ có địa hình cao ráo, độ dốc thoát nước chung của khu vực rất tốt. Do vậy, hoàn toàn không bị ngập lụt vào mùa mưa bão. Mặt bằng được san nền bằng phẳng, độ dốc san nền i= 0,003-0,05 đảm bảo độ dốc thoát nước. [ 6]
Khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng chưa tới 3km, thuộc quận Cẩm Lệ. Do đó việc xây dựng trạm xử lí ở đây sẽ giảm được chiều dài và giá thành cống thoát nước. Mặt khác, khu dân cư nằm gần sông Cẩm Lệ, do đó việc dẫn nước thải đã xử lí ra ngoài sẽ dễ dàng, thuận tiện và giảm được chi phí vận chuyển. [ 6]
Khu dân cư cách không xa tuyến đường sắt đôi Đà Nẵng-Dung Quất và nằm cạnh quốc lộ 1A. Mặt khác, nó còn nằm gần cảng biển Tiên Sa, cảng biển Liên Chiểu[ 6]. Do đó, thuận lợi cho việc vận chuyển nhiên liệu, hóa chất và chất thải.
Một phần do năng suất cần xử lý khá nhỏ nên ta chọn cách đặt ngay trạm xử lý tại khu dân cư để tiết kiệm chi phí.
Từ những phân tích trên, việc chọn xây dựng trạm xử lí nước thải trong khu dân cư là hợp lí.
5.1.2.Mặt bằng tổng thể và cao trình của trạm xử lí:
-Công trình đơn vị được bố trí theo từng đợt xây dựng.
-Bùn cặn được vận chuyển ở cổng sau hoặc cổng bên. -Các hệ thống ống, rãnh, mương, có chiều dài ngắn nhất.
-Các thiết bị phân phối đều nước thải cho các công trình đơn vị. -Các thiết bị đo lưu lượng.
-Trạm bơm khí nén. -Trạm sữa chữa. -Chỗ để xe. -Nhà hành chánh.
Xung quanh trạm xử lí nước thải có trồng cây xanh và hàng rào bảo vệ.
5.2.Các công trình xây dựng của trạm: 5.2.1.Ngăn tiếp nhận:
-Đặt trước song chắn rác.
-Kích thước: dài x rộng x cao= LBH = 1,5m 1,0m 1,3m