Như vậy, cùng với sự phát triển kinh tế, các tập đoàn kinh tế Việt Nam đã được hình thành với những đặc trưng rất cơ bản. Các tập đoàn kinh tế này đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây có thể coi là “tay chèo” chủ lực của con tàu kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, với lịch sử phát triển hàng trăm năm trên thế giới nhưng đối với Việt Nam, tập đoàn kinh tế vẫn còn là mô hình kinh tế khá mới mẻ. Vì vậy, để các tập đoàn kinh tế này có thể ổn định và phát triển, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi tình hình kinh tế thế giới, khu vực và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp thì vấn đề kiểm soát tài chính trong các tập đoàn kinh tế cần được đặc biệt quan tâm. Một số biện pháp để giúp các tập đoàn kinh tế có thể thực hiện kiểm soát tài chính một cách hiệu quả đã trình bày ở trên có thể là những gợi ý để các tập đoàn kinh tế Việt Nam tùy theo đặc thù và lĩnh vực hoạt động của mình có thể vận dụng được. Hy vọng rằng các tập đoàn kinh tế Việt Nam với những đặc trưng và sự thay đổi về quản lý, hoạt động và điều hành thông qua thực hiện kiểm soát tài chính sẽ sớm hoàn thiện, nhanh chóng ổn định và vận hành theo mô hình mới, tạo nên “những quả đấm thép” đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Trần Tiến Cường, Tập đoàn kinh tế- Lý luận và kinh nghiệm quốc tế ứng dụng vào Việt Nam, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội, 2005
[2]. Baoli Xu và Minggao Shen (2004), Phát triển tập đoàn doanh nghiệp, Phần 3 trong chính sách phát triển kinh tế - Kinh nghiệm của Trung Quốc, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội, 2004
[3]. Cục Tài chính doanh nghiệp, Báo cáo tình hình SXKD của các Tập đoàn kinh tế Nhà nước năm 2006, 2007.
[4]. TS. Đỗ Đức Minh, Viện nghiên cứu tài chính, Rủi ro tài chính và giải pháp phòng ngừa trong phát triển kinh tế và hội nhập tài chính, Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 285