MẠNG KHÔNG DÂY LÀM VIỆC NHƯ THẾ NÀO?

Một phần của tài liệu KẾT NỐI HAI MÁY TÍNH (Trang 34 - 40)

III. KẾT NỐI HAI MÁY TÍNH QUA WIFI A KẾT NỐI HAI LAPTOP.

3. MẠNG KHÔNG DÂY LÀM VIỆC NHƯ THẾ NÀO?

* Mạng không dây là sự kết nối 2 hay nhiều máy tính qua tín hiệu sóng radio. Mạng cho phép người sử dụng chia sẻ các tập tin, máy in hay truy cập Internet. Đặc điểm của mạng không dây:

cũng như ở công sở.

- Kết nối từ nhiều thiết bị khác nhau.

- Đắt hơn rất nhiều so với công nghệ mạng dây như Ethenet.

Nếu bạn cần kết nối 2 hay nhiều máy tính ở những nơi không thể sử dụng hoặc rất khó có thể sử dụng mạng cáp chuẩn thì mạng không dây sẽ đáp ứng được yêu cầu của bạn. Mỗi máy tính cá nhân được trang bị một thiết bị thu phát tín hiệu radio từ các máy tính khác trong mạng, gọi là bộ điều hợp mạng LAN không dây (wireless LAN adapter ) hay là các card mạng LAN không dây. Bạn có thể tìm thấy các adapter được tích hợp bên trong hoặc là phụ kiện bên ngoài của các máy tính cá nhân và máy tính xách tay.

Tương tự như mạng Ethernet, mạng LAN không dây truyền tín hiệu theo dạng gói. Mỗi adapter có một số ID địa chỉ duy nhất. Mỗi gói chứa dữ liệu cũng như địa chỉ của adapter nhận và adapter gửi. Thêm vào đó, card mạng còn có khả năng kiểm tra đường truyền trước khi gửi dữ liệu lên mạng. Nếu đường truyền rỗi, chúng sẽ gửi dữ liệu đi. Nếu không, card mạng sẽ tạm nghỉ và chúng sẽ kiểm tra lại đường truyền sau một thời gian.

*Cấu hình của mạng LAN không dây có 2 loại:

- Cấu hình ad-hoc: hay còn gọi là mạng ngang hàng: mỗi máy tính kèm theo card không dây, phát và nhận dữ liệu tới và từ tất cả các máy tính thu phát khác với khoảng cách tối đa giữa 2 máy là 300 feet (khoảng 900m). Mạng Ad-hoc bao gồm các thiết bị có khả năng giao tiếp không dây (laptop, Pda, PC với wireless card …), các thiết bị này truyền thông trực tiếp với nhau mà không cần thông qua Access Point (AP). Nhược điểm của loại mạng này là nó không thể truy cập được mạng có dây trừ khi một máy tính hoạt động như là một cầu nối (sử dụng phần mềm đặc biệt) giữa mạng có dây và mạng không dây (Hành động này được gọi là Bridging)

-Cấu hình hạ tầng: mỗi máy tính gửi và nhận dữ liệu từ các điểm truy cập- trông giống như các hộp nhỏ có anten gắn trên tường hoặc trên giá đỡ. Khi điểm truy nhập nhận dữ liệu, nó có thể gửi tín hiệu qua các tần số radio tới các máy tính trong vùng phủ sóng của mình hay gửi tới mạng dây Ethernet. các client giao tiếp với nhau phải thông qua AP. Các AP hoạt động như là các HUB trong mạng

ethernet để cung cấp kết nối cho các client. Nó có thể kết nối một mạng không dây với một mạng có dây (Bridging) cho phép các client không dây truy cập vào tài nguyên của mạng có dây như File server, Database server, Web, Mail …

+AP phần cứng (Hardware AP = HAP): Nó có thể hổ trợ hầu hết các tính năng của mạng không dây.

+AP phần mềm: Là một phần mềm chạy trên PC có card mạng không dây (Vicomsoft InterGate suits là một phần mềm như vậy). Phần mềm này có thể bao gồm các tính năng thường không thấy trong các HAP như là hổ trợ trực tiếp PPPoE và các chức năng cấu hình mềm dẻo, nhưng nó có thể không bao gồm đây đủ các tính năng được yêu cầu trong chuẩn 802.11

Trong khi các mạng LAN không dây hoạt động theo một nguyên lý chung thì tốc độ truyền dữ liệu và tần số sử dụng lại khác nhau, phụ thuộc vào các chuẩn như IEEE 802.11, IEEE 802.11b, OpenAir và HomeRF. Thật đáng tiếc là các chuẩn này lại không làm việc với nhau và do vậy tất cả các adapter trên cùng 1 mạng phải sử dụng cùng một chuẩn.

Tất cả các chuẩn này yêu cầu các adapter sử dụng 1 đoạn nhỏ băng tần radio 2.4GHz để truyền dữ liệu. Các adapter sử dụng 1 trong 2 giao thức báo hiệu để tăng hiệu quả và bảo mật, đó là:

- Trải phổ nhẩy tần: phương pháp này gửi liên tiếp từng phần của gói dữ liệu,sử dụng một số tần số radio lân cận, phần nọ nối tiếp phần kia cho đến khi toàn bộ thông điệp được gửi. Tốc độ nhẩy tần đưa ra một biện pháp để đảm bảo an ninh do các trạm thu phát không thể bám sát được sự thay đổi của tần số.

- Trải phổ phân đoạn trực tiếp:công nghệ này chia băng tần radio làm 3 phần bằng nhau và trải toàn bộ gói tin vào một trong 3 phần đó. Các adapter theo phương pháp này có thể mã hoá và giải mã dữ liệu, do đó với người nhận mà không được định hướng trước nếu sử dụng radio để thu tín hiệu thì họ chỉ nghe được tạp âm.

Các nhà cung cấp mạng LAN thường đưa ra mức truyền dữ liệu lớn nhất của các adapter. Với các card mạng sử dụng chuẩn 802.11, tốc độ truyền dữ liệu là 2Mb/s cho cả hai phương pháp nhẩy tần và phân đoạn trực tiếp. Với adapter sử dụng chuẩn OpenAir thì tốc độ truyền dữ liệu là 1.6Mb/s theo phương pháp nhảy tần. Một chuẩn mới, HomeRF, có thể truyền cả tín hiệu thoại và dữ liệu với tốc độ

dây, khi adapter sử dụng chuẩn mức cao IEE802.11b tốc độ còn có thể đạt tới 11Mb/s theo giao thức phân đoạn trực tiếp.

+ Chuẩn 802.11 là gì?

Các phần cứng mạng không dây yêu cầu sử dụng công nghệ nền dựa trên sóng vô tuyến để trao đổi dữ liệu với nhau. Nếu như mỗi nhà sản xuất đều sử dụng công nghệ riêng của mình thì các sản phẩm của các hãng khác nhau sẽ không thể giao tiếp với nhau được. Vì lý do này mà tổ chức Các kỹ sư điện và điện tử (IEEE) đã định nghĩa nên chuẩn 802.11. Chuẩn này định nghĩa các đặc điểm cần thiết của sóng vô tuyến dùng trong mạng không dây. Các nhà sản xuất có thể dựa trên chuẩn này để cài đặt vào sản phẩm của mình. Ngoài việc đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trong 802.11 thì mỗi hãng có thể có thêm những công nghệ độc quyền của riêng mình. Vì thế, về cơ bản các sản phẩm của các hãng khác nhau đều có thể giao tiếp được với nhau, nhưng việc cài đặt chuẩn 802.11 của mỗi hãng là khác nhau và có sử dụng thêm các công nghệ riêng nên tốt nhất là bạn nên sử dụng các thiết bị của cùng một hãng để đạt được hiệu quả sử dụng mạng tối ưu.

+Vùng bao phủ của mạng không dây là gì?

Mỗi AP chỉ cung cấp một vùng phủ sóng xác định, trong đó, các đầu cuối không dây vẫn còn có thể duy trì kết nối với AP, nếu ra khỏi vùng này thì kết nối sẽ bị đứt. Khoảng cách này khác nhau tùy thuộc vào môi trường. Các nhà sản xuất thường đề cập đến indoor range và outdoor range (vùng bao phủ ở trong nhà và ở ngoài nhà) để chỉ khả năng hoạt động tin cậy của thiết bị. Chú ý là khi client giao tiếp với AP ở khoảng cách xa thì hiệu năng sẽ bị giảm.

Thông thường thì indoor range khoảng từ 45 – 90m nhưng có thể ngắn hơn nếu cấu trúc tòa nhà gây cản trở tín hiệu vô tuyến. Khoảng cách dài hơn cũng có thể nhưng hiệu năng sẽ bị giảm. Outdoor range khoảng 300m nhưng còn tùy thuộc vào môi trường.

+Mạng WLAN là gì

Wireless LAN cũng là một loại mạng LAN ,chúng thực hiện được tất cả các ứng dụng như trong mạng LAN có dây truyền thống , chỉ khác ở chỗ tất cả các thông tin gửi và nhận đều truyền qua không gian do đó chúng ta không phải chi phí cho lắp đặt cáp(chiếm tới 40% chi phí lắp đặt mạng LAN).

Sự ra đời của Wireless LAN đã làm thay đổi khái niệm cũ về mạng LAN ,vì chúng có khả năng kết nối người sử dụng di chuyển dùng máy tính xách tay ,các thiết bị

* Ưu điểm của mạng wireless LAN:

Chúng ta biết rằng mạng LAN có dây truyền thống có các ưu điểm như tính bảo mật cao,tốc độ nhanh (đặc biệt nếu dùng cáp quang)…, nhưng tại những nơi không thể triển khai được và yêu cầu tính linh động thì LAN có dây không đáp ứng

được .Mặt khác với sự cải tiến công nghệ và sự hoàn thiện của các chuẩn ,Wireless LAN ngày càng có nhiều ưu điểm

Tiết kiệm được chi phí thiết lập các đường mạng trong tòa nhà và chi phí bảo dưỡng

Tiết kiệm được thời gian lắp đặt cáp Dễ lắp đặt và triển khai

Khả năng mở rộng và quản lý cao :do đặc tính dễ bổ sung các điểm truy cập trên mạng mà không mất thêm chi phí đi dây hay đi lại dây thông thường. Mạng không dây đặc biệt thuận tiện đối với những địa điểm khó đi dây. Kết nối không dây luôn luôn sẵn sàng, các tổ chức, doanh nghiệp sẽ không gặp phải trường hợp bị mất, đứt hay hỏng dây dịch vụ của mình.

Tính linh động, không bị hạn chế về không gian và vị trí kết nối: Những người dùng máy laptop đã có thể di chuyển khắp nơi trong khu làm việc, dễ dàng kết nối với tài nguyên của hệ thống hữu tuyến. Các nhân viên có thể truy cập vào mạng LAN của công ty từ sân bay hoặc khách sạn khi đi công tác…

* Wireless LAN nên triển khai ở đâu:

Các tổ chức, công ty có địa điểm rất khó triển khai mạng LAN có dây như những tòa nhà cũ ,khu di tích lịch sử,những công ty phải thuê cơ sở hạ tầng ,những công ty có ngân sách hạn hẹp…

Các tổ chức, công ty có nhiều trụ sở ,nhiều tòa nhà ,họ cần phải nối các mạng với nhau mà không muốn thuê đường truyền ,hoặc không muốn đi dây cáp dưới đất, dưới đường việc này rất tốn kém và phiền phức.

Những người sử dụng hay phải di chuyển ,hay phải đi công tác…

* Các thiết bị không dây:

-Network Interface Card: có chức năng như card mạng thông thường ,loại Card này có gắn thêm một angten. Có các loại NIC theo các chuẩn khác nhau:

.Cắm vào CardbusPCMCIA : dùng cho máy tính xách tay .Cắm vào khe PCI trong PC : loại này dùng cho PC để bàn .Cắm vào cổng USB : dùng cho PC để bàn ,xách tay

-Wireless LAN phones: Phone sử dụng điện thoại IP

-Access Point: Thiết bị này dùng để kết nối PC hoặc WirelessLAN phone vào ,nó có chức năng chuyển tiếp thông tin. Nếu Access Point sử dụng ở trong nhà

(Indoor), nó sẽ phục vụ những thiết bị trong khoảng vài chục mét ,Access Point loại ngoài trời (Outdoor) bán kính phục vụ khoản vài km đến vài chục km ,phụ thuộc vào môi trường truyền sóng, các vật cản, nơi đặt Access Point… Access Point có thể cấu hình nhiều chức năng khác nhau phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau như : Access Point, Access Point client, Bridge, Multiple Bridge

-Access Point Mode: Ở chế độ này khi client di chuyển hoặc chuyển tới một vị trí khác nó sẽ được roaming để liên với các client khác thông qua Access Point gần nhất. Có hai thông số để nhận dạng giữa Access Point và client khi roaming đó là nhận dạng dịch vụ SSID (Service Set Identification) và giao thức mã hóa WEP (Wired Equivalent Protocol)

-Access Point Client Mode: Trường hợp này khi cấu hình một Access Point là client thì nó sẽ đóng vai trò như Client đối với Access Point khác nào đó.

Trường hợp này áp dụng khi một số máy ở địa điểm A được đặt cố định và rất khó đi dây đến đó và Access Point nối vào mạng A này sẽ được cấu hình như một client của Access Point Mode.

-Access Point Brigde: Trường hợp này thường áp dụng khi có 2 mạng LAN ở 2 tòa nhà cách xa nhau muốn nối với nhau thông qua Access Point. Trường hợp này angten của Access Point thường là angten đẳng hướng. Khi tính toán nếu cần phải dùng loại Access Point có cắm thêm angten thì nên dùng angten định hướng (thường đặt ngoài trời)và chú ý phải có biện pháp chống sét cho angten.

-Access Point Multi Brigde: Trường hợp có ít nhất 3 mạng LAN ở 3 tòa nhà cách xa nhau muốn nối mạng với nhau thông qua Access Point, khi đó ta sẽ nhóm các mạng này thành một domain, dùng angten định hướng như trường hợp Access Point Bridge.Nếu như giữa hai tòa nhà nào đó mà có vật cản (chẳng hạn một tòa nhà khác cao hơn) thì ta phải định hướng lại angten, tăng thêm trạm chuyển tiếp.

-Các phụ kiện như: bộ khuếch đại, angten, thiết bị chống sét… Ngày nay

Wireless LAN thường hoạt động ở dải tần số 2,4 Ghz theo chuẩn của IEEE 802.11 và 802.11b+, g, và trong tương lai nó sẽ hoạt động ở dải tần số 5Ghz theo chuẩn 802.11a và ETSI (European Telecommunication Standard Institute) HiperLan/2

Hiện tại mạng LAN không dây có rất nhiều triển vọng, nhưng vấn đề về giá cả và hiệu quả vẫn cản trở sự triển khai của nó tại các công sở và hộ gia đình. Một lý do nữa là trong các cơ quan đã tồn tại mạng Ethernet cũ và cơ sở hạ tầng rẻ tiền, còn tại các gia đình, hầu hết họ đều sử dụng mạng dây điện thoại để kết nối tới nhiều máy tính và có thể truy cập Internet

Giá thành sử dụng mạng LAN không dây thì đắt hơn rất nhiều so với các mạng có dây. Vào năm 1999, các adapter bán với giá thấp nhất là 500 USD trong đó một card mạng Ethernet 10Base-T chỉ có 20 USD hay bạn chỉ cần 100 USD để thiết lập đường truyền điện thoại. Nhưng Apple đã làm thay đổi tất cả khi giới thiệu hệ thống mạng không dây AirPort cho Macintosh. Tốc độ của hệ thống đạt 11Mb/s và giá thành là 99 USD/1 nút mạng. Sau đó, một vài nhà cung cấp đã giới thiệu một số adapter khác thu hút được rất nhiều sự chú ý của các gia đình và các doanh nghiệp nhỏ. Công ty nghiên cứu thị trường Yankee Group dự đoán vào năm 2003, mạng LAN không dây sẽ chiếm lĩnh 25% thị trường mạng gia đình.

Ngày nay, bạn có thể tìm được rất nhiều adapter cho mạng không dây như card trong PCI và ISA, Card máy tính cá nhân hay CardBus cho máy tính xách tay. Với các phiên bản được sử dụng ở các doanh nghiệp nhỏ và gia đình thì giá của một adapter dao động từ 70USD đến 130 USD. Còn với các mạng lớn, thì giá bán của chúng dao động từ 500 USD đến 700 USD và chúng có thể sử dụng được bất kỳ điểm truy nhập nào trên mạng.

Người sử dụng có thể gắn thêm các điểm truy nhập để mở rộng mạng hay quản lý lưu lượng của luồng dữ liệu. Các điểm truy nhập làm việc như thiết bị cầu (bridge) của mạng không dây. Theo các nhà phân tích dự đoán, với tốc độ truyền dữ liệu lên tới 11Mb/s, chuẩn 802.11b sẽ được sử dụng phổ biến nhất trong thị trường mạng LAN không dây. Bên cạnh đó, các chuẩn OpenAir, and HomeRF sử dụng phương pháp nhảy tần cũng hy vọng đạt được tốc độ 11Mb/s

Một phần của tài liệu KẾT NỐI HAI MÁY TÍNH (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w