- Mục tiêu cụ thể của chính sách cần xem xét những tiêu chí nào mà địa phương
2.6.2. Về thực thi chính sách
- Đề nghị Trung ương nghiên cứu hướng dẫn việc đổi mới mô hình quản lý hợp tác xã cho phù hợp với chương trình xây dựng nông thôn mới, giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm được sản xuất ra. Như hiện nay không có tổ chức nào giúp nông dân về vấn đề này.
- Đề nghị Trung ương nghiên cứu điều chỉnh một số tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới vì nội dung một số tiêu chí quá cao không sát với thực tế và khó thực hiện như: Tiêu chí số 12 về cơ cấu lao động phải đạt 25% - 35% tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, tiêu chí số 10 thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức bình quân của tỉnh 1,5 lần, tiêu chí số 14 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt hơn 40%, tiêu chí 11 tỷ lệ hộ nghèo 3%. Những tiêu chí trên là mục tiêu lâu dài phải phấn đấu, nhưng trước mắt cần điều chỉnh cho phù hợp với tình hình hiện nay.
- Đề nghị Ban chỉ đạo thành phố tổ chức tập huấn, hướng dẫn các Thông tư, hướng dẫn của liên Bộ và của các Bộ, Ngành trung ương về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
- Đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố, BCĐ nông thôn mới thành phố bố trí nguồn vốn đầu tư Chương trình xây dựng nông thôn mới: Cấp tiếp kinh phí lập quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới cho các xã với số kinh phí 2,475tỷ (dự toán là: 5,250 tỷ đồng, năm 2011 đã cấp: 2,775 tỷ đồng) và sớm phân bổ kinh phí nông thôn mới để cơ sở chủ động thực hiện.
- Đề nghị Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố bố trí kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới vào dự toán ngân sách hàng năm của thành phố và các cấp ngân sách để huyện, xã chủ động thực hiện.
- Đề nghị Uỷ ban nhân dân thành phố có cơ chế bố trí cán bộ chuyên trách cấp huyện từ 02 đến 03 định biên để thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới; có hướng dẫn chế độ phụ cấp cho cán bộ chuyên trách và cán bộ kiêm nhiệm thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới các cấp.
KẾT LUẬN
Nông thôn nước ta cũng đang đổi mới từng ngày, phong trào xây dựng nông thôn mới đang diễn ra sôi nổi trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Để hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đưa nước ta trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, toàn Đảng và toàn dân ta quyết tâm thực hiện xây dựng nông thôn mới đạt đươc nhiều thành công rực rỡ.
Huyện Thủy Nguyên cũng đã triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và đạt được kết quả bước đầu: 35/35 xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện, đến nay 02 xã điểm đã hoàn thành quy hoạch và Đề án xây dựng NTM được UBND huyện phê duyệt, từng bước phát triển kinh tế - xã hội, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, ma chay cưới xin; xây dựng nếp sống mới trong tổ chức lễ hội khu dân cư được nhân dân đồng tình ủng hộ, hưởng ứng đã tạo ra một bước chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội của cư dân nông thôn.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại những điểm bất cập, hạn chế: Khi đưa ra mục tiêu là hoàn thành chuẩn theo Bộ tiêu chí Quốc gia, chưa thực sự tìm hiểu những khó khăn của địa phương mà đưa ra tiêu chí cao khó có khả năng thực hiện được trong thời gian dài; hạn chế trong quá trình thực hiện về công tác tập huấn, hướng dẫn; sự phối hợp giữa các ngành chưa được nhịp nhàng, hiệu quả...
Xây dựng nông thôn mới là bước đi quan trọng để thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, để khắc phục những hạn chế khi thực hiện Chương trình không chỉ riêng với huyện Thủy Nguyên mà chung cho cả nước thì cần có sự sáng tạo trong lãnh đạo, sự vận dụng khôn khéo cho phù hợp với địa phương. Quan trọng nhất là phải phát huy được nguồn lực trong cộng đồng, làm sao để người dân thực sự hiểu và ý thức được vai trò nòng cốt của mình. . Những đổi mới trong chính sách cùng những hướng đi đúng đắn khi thực hiện là điều kiện tiên quyết để dẫn dắt toàn dân thực hiện, quyết định tới sự thành hay bại của công cuộc.