Đối tượng giao đất: Hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng (bản, các tổ chức xã hội cấp làng xã).

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách giao đất, giao rừng và chính sách hưởng lợi ở tỉnh sơn la (Trang 30 - 35)

hội cấp làng xã).

- Diện tích rừng giao cho cộng đồng là những khu rừng xa khu dân cư, hoặc những khu rừng giáp ranh các bản, các khu rừng cây phân bố không đều không thể phân chia cho từng hộ riêng lẻ được. Có nơi, toàn bộ diện tích đất có rừng của Bản chỉ giao cho nhóm hộ và cộng đồng, chứ không giao cho từng hộ gia đình (Bản Nghè, xã Sặp Vạt, Yên Châu).

2.4.2 Huyện Thuận Châu

Tính đến tháng 9/2002, huyện Thuận Châu đã giao 61.310 ha đất lâm nghiệp, trong đó diện tích đất quy hoạch rừng phòng hộ chiếm khoảng 83% tổng diện tích đã giao. Diện tích đất có rừng tự nhiên chiếm khoảng 74% tổng diện tích đã giao, trong đó diện tích rừng nghèo (IIA, IIB) chiếm 56% tổng diện tích đất đã giao.

Đối tượng được giao đất lâm nghiệp là hộ gia đình, nhóm hộ, bản và các tổ chức xã hội cấp cộng đồng khác. Diện tích đất giao cho hộ gia đình chiếm khoảng 15% tổng diện tích đất giao cho các đối tượng.

2.4.3 Huyện Mai Sơn

- Đã giao 60.317 ha cho 7.448 hộ gia đình, 267 cộng đồng làng bản, 366 nhóm hộ, 122 tổ chức xã hội cấp làng xã, thuộc 15 xã.

- Đã cấp sổ đỏ với diện tích 26.371 ha, trong đó diện tích đã cấp sổ đỏ cho hộ gia đình chiếm 57% diện tích đã cấp sổ đỏ cho các đối tượng.

- Rừng giao cho nhóm hộ, cộng đồng chủ yếu là những khu rừng diện tích nhỏ, khó chia, những khu rừng có thu hái sản phẩm (măng) hàng ngày. Cũng có

nơi đất, rừng giao cho cộng đồng nhằm làm quỹ đất dự trữ để giải quyết đất cho các trường hợp tách hộ, di dãn dân, hộ thiếu đất.

2.5 Đánh giá tồn tại, hạn chế và bất cập của chính sách

2.5.1 Những mặt đạt được

- Về cơ bản, chính sách giao đất, giao rừng và chính sách hưởng lợi của Tỉnh quy định tại Quyết định số 3010, 3011 và một số văn bản khác phù hợp với chính sách chung của Nhà nước. Một số quy định bổ sung và cụ thể hóa trong 2 văn bản trên là cần thiết và phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Tỉnh đã đẩy nhanh tốc độ giao đất, giao rừng, đặc biệt là mạnh dạn giao rừng tự nhiên cho hộ gia đình để đảm bảo rừng có chủ quản lý cụ thể, là giải pháp quan trọng, góp phần quản lý cón hiệu quả tài nguyên rừng và phù hợp với quá trình xã hội hóa nghề rừng ở nước ta.

- Theo đánh giá của người dân, rừng giao cho hộ gia đình, công đồng được bảo vệ và phát triển tốt, diện tích rừng bị chặt phá trái phép giảm rõ rệt. Nhận thức của người dân về rừng đã được nâng lên và có ý thức bảo vệ rừng. Xuất hiện nhiều mô hình quản lý rừng tốt cần được nghiên cứu rút kinh nghiệm và nhân rộng trong phạm vi tỉnh và các tỉnh khác.

2.5.2 Hạn chế

Về giao đất, giao rừng

+ Giao đất, giao rừng và việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được giao đất chưa tiến hành đồng bộ, diện tích đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới chiếm 30-40% tổng diện tích đã giao cho các đối tượng.

+ Một số cán bộ trực tiếp giao đất, giao rừng cho dân nhưng chưa nắm vững cách xác định trạng thái rừng đúng với quy định hoặc đơn giản hóa việc xác định trạng thái rừng nên việc phân chia lợi ích từ rừng sau này đối với hộ gia đình khó chính xác và không khách quan.

+ Tỉnh quy định rừng phòng hộ có 3 cấp: rất xung yếu, xung yếu, ít xung yếu, trong khi đó theo Quyết định số 08/QĐ-TTg (2001) của Thủ tướng Chính phủ về quy chế quản lý 3 loại rừng, rừng phòng hộ chỉ phân thành 2 cấp: rất xung yếu và xung yếu.

Về quyền hưởng lợi

+ Quyền hưởng lợi từ rừng đối với người được giao rừng tùy thuộc vào từng loại rừng, nhưng việc phân định ranh giới giữa rừng sản xuất với rừng phòng hộ ở một số địa phương chưa rõ nên việc xác định quyền hưởng lợi của người nhận rừng sẽ gặp khó khăn, nhất là trường hợp rừng đươc giao là rừng phòng hộ rất xung yếu, vì theo nguyên tắc, rừng phòng hộ rất xung yếu không được phép khai thác hoặc chỉ được khai thác với cường độ rất nhỏ, lợi ích kinh tế thấp, ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình.

+ Quyền hưởng lợi từ rừng đối với người được giao rừng tùy thuộc vào trạng thái rừng nhưng việc xác định trạng thái rừng trên thực địa ở một số nơi còn giản đơn, chủ yếu do cán bộ kiểm lâm địa bàn tự xác định và ghi vào hồ sơ giao đất, người dân không biết và không quan tâm, từ đó sẽ gây khó khăn khi quy định quyền hưởng lợi.

+ Chưa quy định rõ quyền hưởng lợi khi hộ gia đình được giao rừng có trữ lượng ở mức trung bình và giàu (IIIA2, IIIA3, IIIB, IV).

+ Chưa quy định cụ thể chính sách hưởng lợi cụ thể trường hợp hộ gia đình được giao đất trống quy hoạch rừng phòng hộ nhưng Nhà nước đầu tư vốn trồng và chăm sóc rừng, hộ gia đình bỏ công trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng.

+ Việc quy định không được canh tác cây ngắn ngày trên đất lâm nghiệp trong thời gian cây rừng chưa khép tán ở một số địa phương có yếu tố tích cực trong việc bảo vệ và phát triển rừng, nhưng cũng ảnh hưởng đến việc sản xuất lương thực của hộ gia đình, có hộ gia đình thiếu từ 3-5 tháng lương thực, trong khi đó, theo Quyết định 178, người được giao đất lâm nghiệp có quyền sử dụng tối đa 20% diện tích đất chưa có rừng để canh tác cây nông nghiệp.

2.5.3 Những vấn đề đặt ra

Giao rừng cho cộng đồng để tạo điều kiện quản lý rừng có hiệu quả, nhưng câu hỏi đặt ra là chính sách đối với cộng đồng cần được xây dựng như thế nào?, như: Chính sách hưởng lợi từ rừng, chính sách đầu tư, tín dụng, các quyền của cộng đồng khi được giao rừng (chuyển đổi, chuyển nhượng…), ai chịu trách nhiệm pháp lý diện tích rừng giao cho cộng đồng. Mặt khác, hiện nay, cộng đồng chủ yếu chỉ tổ chức bảo vệ đơn thuần, chưa có tác động gì về mặt lâm sinh, làm thế nào để

khuyến khích cộng đồng tác động các biện pháp lâm sinh vào rừng để rừng phát triển tốt.

+ Ở một số nơi diện tích đất lâm nghiệp của hộ gia đình manh mún, phân tán, nên thực hiện việc tập trung đất như thế nào?

+ Nhiều nơi đất lâm nghiệp đã chia hết cho các hộ gia đình nên không còn quỹ đất dự trữ, sẽ giải quyết đất như thế nào đối với những trường hợp tách hộ, di dãn dân, cán bộ về hưu.

+ Phần lớn hộ gia đình được giao đất thuộc rừng khoanh nuôi tái sinh, đất chưa có rừng, trong khi đó phần lớn họ là người nghèo, cần có cơ chế nào để giúp họ đầu tư trồng mới rừng và làm giàu rừng.

2.6 Đề xuất hoàn thiện chính sách

Qua khảo sát thực tế cho thấy, tỉnh Sơn La đã đạt được kết quả bước đầu khi thực hiện chính sách giao đất, giao rừng ở địa phương. Tuy nhiên đây mới là kết quả bước đầu, nhằm thiết lập hệ thống chủ rừng trong phạm vi toàn tỉnh. Có hàng loạt vấn đề đặt ra sau khi giao đất, giao rừng cần được làm rõ như: Hiện nay, có hàng ngàn hộ gia đình được giao đất nhưng trình độ dân trí của họ còn thấp.Vấn đề đặt ra là làm thế nào để sử dụng có hiệu quả diện tích đất được giao và đầu tư phát triển rừng? Quyền lợi của các chủ rừng cần được thiết lập như thế nào? Rừng giao cho thôn bản cần được tổ chức quản lý như thế nào, trong khi thôn bản, xét về khía cạnh pháp lý, chưa phải là một tổ chức...?

Đề xuất hoàn thiện chính sách giao đất, giao rừng áp dụng tại địa phương trong thời gian tới:

- Quy định chính sách hưởng lợi đối với từng đối tượng được giao đất, giao rừng (hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng, các tổ chức); từng loại rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất); từng trạng thái rừng (I, II, III, IV).

- Quy định rõ quyền hưởng lợi của từng đối tượng được giao đất trống, giao rừng tự nhiên, giao rừng trồng. Quy định quyền sử dụng diện tích đất trống chưa trồng rừng để sản xuất nông – ngư nghiệp.

- Chính sách hưởng lợi của từng đối tượng nhận khoán (hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng, các tổ chức xã hội cấp cộng đồng) đối với từng loại đất (đất trống, đất rừng tự nhiên, đất rừng trồng), từng loại rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất), từng trạng thái rừng (I, II, III, IV).

- Quy định rõ địa điểm phân chia sản phẩm giữa các bên, phân chia chi phí khai thác lâm sản; quy định giá lâm sản để làm cơ sở tính toán phần giá trị lâm sản hộ gia đình được hưởng và phần phải nộp Ngân sách xã.

- Quy định cơ chế sử dụng phần giá trị lâm sản nộp ngân sách xã. - Trách nhiệm của các chủ rừng

- Chế độ thưởng phạt

- Quy định thủ tục khai thác chính đối với rừng hộ gia đình

Đối với Vụ Chính sách NN&PTNT

- Phối hợp với nhóm tư vấn xây dựng chính sách của tỉnh đánh giá một số điểm giao đất, giao rừng, đặc biệt nơi có giao rừng tự nhiên cho hộ gia đình, cộng đồng và xây dựng chính sách hưởng lợi áp dụng tại tỉnh Sơn La.

- Tổ chức lớp tập huấn cho cán bộ xã, bản về trách nhiệm quản lý rừng theo Quyết định 245/TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Phối hợp với tổ tư vấn xây dựng chính sách của tỉnh hướng dẫn xây dựng quy chế quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng đã giao cho cộng đồng (bản, các tổ chức xã hội) ở một số xã.

III.Kết luận

Chính sách giao rừng tự nhiên cho hộ gia đình, cá nhân là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Cùng với việc giao rừng tự nhiên cho hộ gia đình, cá nhân, Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ; đồng thời quy định rõ trách nhiệm và quyền hướng lợi của chủ rừng để họ có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn rừng được giao.

Chính sách giao rừng tự nhiên cho cộng đồng bản, các tổ chức xã hội cấp xã bản là phù hợp với đặc thù của tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, cần có những quy định đối với loại hình tổ chức này để việc quản lý rừng có hiệu quả. Tỉnh Sơn La cần tổ chức nghiên cứu, đánh giá hiệu quả việc giao rừng tự nhiên cho hộ gia đình,cá nhân, cộng đồng trên diện rộng để rút kinh nghiệm và nhân rộng.

Tài liệu tham khảo

1. GS.TS. Phạm Vân Đình (2009), Giáo trình “Chính sách nông nghiệp”, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Phạm Xuân Phương, Báo cáo “Khảo sát tình hình vận dụng chính sách giao rừng tự nhiên và hưởng lợi ở tỉnh Sơn La”, Vụ Chính Sách Nông nghiệp và PTNT

3. Thư viện trực tuyến, (2011), Báo cáo “Hiệu quả của chính sách giao đất, giao rừng tại huyện Yên Lập – tỉnh Phú Thọ”

4. Quyết định 178/2001/QĐTTg ngày 12/11/2001 về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.

5. Nghị Định của Chính Phủ số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp

6. Đinh Hữu Hoàng, Đặng Kim Sơn, “Giao đất và giao rừng ở Việt Nam – Chính sách và Thực tiễn”, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn.

7. Nguyễn Bá Ngãi, (2007), Nghĩa Vụ và quyền hưởng lợi của cộng đồng quản lý rừng. Báo cáo nghiên cứu. Tổ công tác Quốc gia về Lâm nghiệp Cộng Đồng.

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách giao đất, giao rừng và chính sách hưởng lợi ở tỉnh sơn la (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w