a. Con người là một thực thể sinh vật – xã hội
- Khoa học và thực tiễn đã chứng tỏ rằng, tiền đề đầu tiên của sự tồn tại người là sự sống của thể xác
Thể xác sống của con người chính là sản phẩm tiến hĩa lâu dài của tự nhiên, là sự tiếp tục phát triển của tự nhiên. Ph.Aêngghen viết : “Bản thân chúng ta với cả xương thịt, máu mủ và đầu ĩc chúng ta là thuộc về giới tự nhiên”. Do vậy, trước hết nĩ bị chi phối bởi các quy luật tự nhiên sinh học như : quy luật trao đổi chất giữa cơ thể với mơi trường, quy luật biến dị và di truyền, quy luật tiến hĩa …
Để thỏa mãn các nhu cầu của mình, con người phải tiến hành lao động sản xuất, qua đĩ tạo thành các mối quan hệ xã hội và xã hội; trong đĩ “ xã hội sản sinh ra con người với tính cách là con người như thế nào thì con người cũng sản sinh ra xã hội như thế”. Sự tồn tại xã hội của con người gắn liền với sự tồn tại của ý thức.
- Con người là một thực thể sinh vật – xã hội, trong đĩ cĩ sự tác động đan xen của ba hệ thống nhu cầu (nhu cầu sinh học, nhu cầu xã hội, nhu cầu tinh thần) và ba hệ thống quy luật (quy luật sinh học, quy luật xã hội, quy luật tinh thần)
Mỗi hệ thống nhu cầu và quy luật này đều cĩ vị trí, vai trị và tác dụng của mình trong sự tồn tại và phát triển của con người đồng thời chúng tham gia vào việc quy định bản chất của nĩ; trong đĩ hệ thống nhu cầu và quy luật xã hội luơn giữ vị trí trung tâm và cĩ vai trị quyết định.
Các nhu cầu của con người, dù là nhu cầu vật chất hay tinh thần, mang tính tự nhiên và xã hội, đều được quy định bởi lịch sử, nhưng con người hồn tồn cĩ thể tự điều chỉnh, tự kiểm tra các nhu cầu và hoạt động của mình.
Con người tồn tại trong thế giới khơng phải như các sinh vật khác, mà tồn tại với tư cách là chủ thể của quá trình nhận thức và hành động cải tạo thế giới, cải tạo xã hội và cải tạo chính bản thân con người.