Phân tích mối quan hệ giữa huy động vốn, sử dụng vốn trung-dài hạn

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại nhno& ptnt huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 43 - 44)

Tính cân đối giữa các kỳ hạn huy động vốn và kỳ hạn cho vay ra có bảo đảm không cũng là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn. Nếu huy động vốn ngắn hạn nhiều để cho vay dài hạn sẽ có rủi ro nhiều như mất khả năng thanh toán, hơn nữa về mặt kinh tế chưa chắc đã hiệu quả vì huy động ngắn hạn phải có dự trữ bắt buộc, mà khoản này không sinh lời, trong khi huy động dài hạn thì không phải dự trữ bắt buộc mà có thể được phép sử dụng 100 %.

Bảng 6: Tình hình huy động, sử dụng vốn trung - dài hạn ( Đơn vị: triệu đồng)

Khoản mục Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1.Nguồn vốn trung - dài hạn 86.190 86.558 89.551

2. Sử dụng vốn trung - dài hạn 110.433 120.546 125.324

Phần dư nguồn vốn trung - dài hạn -24.243 -33.988 -35.773

Sinh viờn: Nguyễn Thành Linh – CQ46/15.03 Page 44

Qua số liệu trên ta thấy nhu cầu vay vốn và đầu tư trung - dài hạn là rất lớn, việc huy động vốn trung - dài hạn chưa gắn với việc sử dụng vốn. Qua các năm, phần dư nguồn vốn trung, dài hạn đều âm, ngân hàng phải chuyển hoán nguồn, dùng phần lớn phần dư nguồn vốn ngắn hạn để bù đắp.

Năm 2009, thiếu hụt là 24.243 triệu đồng; năm 2010, thiếu hụt là 33.988 triệu đồng; năm 2011, thiếu hụt là 35.773 triệu đồng. Có thể thấy trong 3 năm trở lại đây, huy động vốn trung – dài hạn của chi nhánh đều tăng, tuy nhiên với mức độ mở rộng của sử dụng vốn trung – dài hạn thì chưa đáp ứng được, chi nhánh buộc phải xem xét dùng sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay, bù đắp thiếu hụt hoặc tiếp tục đẩy mạnh quy mô huy động vốn trung - dài hạn.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn tại nhno& ptnt huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)