Để biểu hiện xu hướng phát triển của doanh thu thì phương pháp thường được sử dụng là dãy số bình quân trựơt, hàm xu thế
1. Dãy số bình quân trựơt.
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng doanh thu tăng trong khoảng thời gian là từ năm 2000-2002 và sau đó lại giảm xuống vào năm 2003 , tiếp tục tăng lên vào các năm sau đó là lại giảm vào năm 2007 và năm 2008 so với năm trước đó. Qua đó chúng ta chưa thể thấy được rõ xu hướng phát triển của doanh thu trong các năm. Phương pháp này có thể làm giảm sự chênh lệch về lượng giữa các dãy số do ảnh hưởng của yếu tố ngẫu nhiên để thấy được xu hướng phát triển của hiện tượng.
Với khoảng thời gian là 10 năm ( từ năm 2000 đến năm 2009 ) ta tính số bình quân trượt với ba mức độ.
năm doanh thu yi
2000 185.25 - 2001 212.71 317.9183 2002 555.79 423.1193 2003 500.86 670.1063 2004 953.68 915.6947 2005 1292.6 1707.747 2006 2877 2192.209 2007 2407.1 2675.006 2008 2740.9 3030.92 2009 3944.8 -
Nhận xét : nhìn vào hai đồ thị ta thấy rằng : đồ thị doanh thu của dãy số bình quân trượt bằng phẳng hơn đồ thị doanh thu của dãy số thực tế và đồ thị doanh thu của dãy số binh quân trượt biến động theo một chiều hướng nhất định là chiều tăng dần qua các năm. Sở dĩ như vậy là do dãy số thực tế chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên mà qua bước tính bình quân trượt thì đã phần nào bị san bằng.
Từ đó chúng ta thấy được rằng doanh thu gần như tăng qua các năm.
Để thấy được rõ hơn xu hướng phát triển của doanh thu của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt nam ta dùng hàm xu thế.
2. Hàm xu thế.
Việc xác định chính xác mô hình hồi quy theo thời gian cho phép nhận thức một cách đúng đắn tính quy luật phát triển diện tích lúa, phân tích tình hình biến động của doanh thu ở thời gian đã qua và là cơ sở dự đoán về sự phát triển trơng thời gian tới.
Để xác định đúng dạng hàm cụ thể của hàm xu thế qua thời gian ta sẽ phân tích đặc điểm biến động qua thời gian dựa vào đồ thị và sai số chuẩn của mô hình kí hiệu là SE ( Standard Error ) . Hàm được chọn là hàm có sai số chuẩn của mô hình
nhỏ nhất.
Dung mô hình SPSS 16.0 ta chạy được các mô hình hồi quy là :
Dạng hàm bo b1 Kiểm định F SE Tuyến tính -708.167 413.678 66.850 459.557 Hypebol 2485.998 -3137.407 6.056 1060.501 mũ 142.422 1.424 132.931 0.278
Như vậy với ba mô hình hồi quy ở trên thì mô hình tốt nhất biều hiện doanh thu của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2009 là mô hình :
y
=142.422*1.424t
Chương V : Một số kiến nghị và giải pháp để nâng cao doanh thu
Mục tiêu hoạt động kinh doanh của NHCTVN là tối ưu hoá lợi nhuận, đồng thời tích cực đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Với các chỉ tiêu, mục tiêu cụ thể đến năm 2011 cụ thể như sau:
- Quy mô phát triển: Tốc độ tăng tài sản bình quân giai đoạn 2008 - 2010 tăng 20%/năm; Cơ cấu tài sản: Dư nợ cho vay nền kinh tế và dân cư chiếm 60% - 65% tổng tài sản, dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm dưới 40% tổng dư nợ. Tỉ lệ doanh thu phí dịch vụ/tổng doanh thu đạt 25% - 30%.
- Lành mạnh hoá và nâng cao năng lực tài chính của NHCT Việt Nam, phấn đấu đến 2010 đạt được các thông số đánh giá an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế: Nợ xấu /tổng dư nợ đầu tư < 3%; Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đạt 8%.
- Lợi nhuận/vốn CSH (ROE) là 13% - 15%; Lợi nhuận/tài sản (ROA) là 1%. Và như chúng ta đã biết doanh thu của Ngân hàng bao gồm rất nhiều khoản thu nhập khác nhau bao gồm : doanh thu từ cho vay, từ đầu từ vàng, đầu tư bất động sản, chênh lệch tỉ giá giữa các đồng tiền, nhượng bán tài sản…. do vậy để nâng cao doanh thu của Ngân hàng thì các Ngân hàng nói chung và Ngân hang Thương mại CPNT Việt Nam phải đa dạng hoá các hoạt động dịch vụ của mình, và phải biết phát huy thế mạnh đặc thù của mình chứ không thể chỉ dựa vào hoạt động cho vay thông thường. các dịch vụ nhằm nâng cao doanh thu của Ngân hàng như :
Thu phí các dịch vụ của Ngân hàng , bằng cách này thì không những tạo thuận lợi cho Ngân hàng mà bên cạnh đó còn mang những giá trị về thương hiệu. ví dụ
như dịch vụ thu phí ATM cũng mang lại lợi nhuận đáng kể cho Ngân hàng.
Hoạt động kinh doanh vàng cũng là lợi thế của Ngân hàng. Lợi nhuận từ mảng kinh doanh này chiếm tỉ lệ doanh thu khá lớn cho Ngân hàng của các Ngân hàng. Ví dụ : VAB thu về khoảng 141 tỷ đồng lợi nhuận. Hoạt động kinh doanh vàng chiếm đến 45% tổng doanh thu của ngân hàng. Thị trường chứng khoán và bất động sản xuống dốc, các nhà đầu tư chuyển qua kinh doanh vàng. Dựa vào lợi thế là cổ đông chiến lược của Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), VAB có điều kiện thuận lợi để triển khai các hoạt động dịch vụ đầu tư liên quan đến ngân tệ, nhờ đó đã tạo ra được lợi nhuận khổng lồ.
Mở các chương trình huy động, tín dụng, phát hành thêm các loại thẻ tín dụng, thẻ trả trước, cải tiến chất lượng dịch vụ. Các dịch vụ có thu phí như thu chi hộ (quản lý tiền), thanh toán trong nước, quốc tế, bảo lãnh cho cá nhân và doanh nghiệp
Hỗ trợ cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt gia tăng hình thức cho vay và các hình thức khác tại tất cả các thị trường của Ngân hàng.
Và để thực hiện được những biện pháp trên thì đòi hỏi Ngân hàng phải có nhiều vốn . và để tăng nguồn vốn của Ngân hàng thì có các biện pháp sau :
+ Tăng vốn từ lợi nhuận tích lũy và đóng góp của cổ đông hiện hữu. + Sáp nhập các ngân hàng có quy mô nhỏ thành ngân hàng lớn hơn + Bán cổ phần cho Ngân hàng Nước ngoài
Trong 3 biện pháp trên lúc đầu các NHTM đều chọn giải pháp 1. Ưu điểm là không làm xáo trộn cơ cấu sở hữu và quyền kiểm soát ngân hàng. Tuy nhiên giải pháp này làm chậm quá trình tăng vốn cho Ngân hàng nên dần dần 1 số NHTM đã sử dụng phương pháp sát nhập. Với biên pháp này các ngân hàng nhỏ hoạt động kém hiệu quả sẽ sát nhập với nhau thành ngân hàng lớn hơn. Nhược điểm là làm xáo trộn cơ cấu sở hữu và quyền kiểm soát ngân hàng, nên không phải lúc nào cũng có thể thương lượng được. Nhưng quan trọng hơn hết là do hầu hết các Ngân hàng có quy mô nhỏ, thậm chí quá nhỏ nên khi sáp nhập lại thì quy mô tăng lên cũng không đạt được yêu cầu. Đấy là chưa kể đến việc sát nhập làm thay đổi cơ cấu sở hữu và quản lý
nhưng không đem lại hiệu quả trong quản lý và cải tiên công nghệ. Do vậy, gần đây các NHTM đã mạnh dạn chon phương án thứ 3 là bán cổ phần cho Ngân hàng nước ngoài. Giải pháp này tỏ ra ưu việt ở chỗ là làm cho quy mô vốn NH tăng nhanh chóng.