Kế toán chi phí sản xuất.

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt may hoàng dũng (Trang 61 - 62)

GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY

3.1 Đánh giá chung vể thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành SP tại công ty và phương hướng hoàn thiện tại công ty và phương hướng hoàn thiện

3.1.1 Ưu điểm

- Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Đối tượng kế toán chi phí sản xuất ở công ty là từng mã hàng theo đơn đặt hàng sản xuất ở từng phân xưởng nên tạo thuận lợi cho việc tập hợp chi phí sản xuất phát sinh, từ đó có thể đánh giá được chính xác hiệu quả sản xuất của từng phân xưởng, so sánh hiệu quả giữa các phân xưởng và toàn bộ chi phí sản xuất cho từng mã hàng để qua đó điều chỉnh kế hoạch sản xuất từng kỳ (tháng, quý) cho phù hợp.

+ Đối tượng tính giá thành sản phẩm ở công ty là sản phẩm cuối cùng đã hoàn thành, điều này phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của công ty, giúp Ban giám đốc đánh giá được chính xác kết quả sản xuất đối với từng mặt hàng sản phẩm và toàn công ty trong những thời gian cụ thể qua đó hạch định chiến lược sản xuất trong từng giai đoạn và điều chỉnh cơ cấu mặt hàng phù hợp.

- Kế toán chi phí sản xuất.

Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nhìn chung, công tác kế toán chi phí

nguyên vật liệu trực tiếp là đầy đủ và hợp lý. Nguyên vật liệu được theo dõi chi tiết trên hệ thống sổ chi tiết và được ghi chép theo đúng chế độ quy định. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên; kế toán chi tiết vật liệu, công cụ, dụng cụ theo phương pháp thẻ song song và áp dụng phương pháp nhập trước-xuất trước (FIFO) trong việc tính giá nguyên vật liệu xuất kho. Việc hạch toán này khá đơn giản, dễ kiểm tra và đối chiếu: vì mọi nghiệp vụ nhập, xuất nguyên vật liệu đều được kế toán theo dõi, tính toán và ghi chép một cách thường xuyên theo quá trình quát sinh; giá gốc của nguyên vật liệu mua trước sẽ được dùng làm giá để tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất trước do vậy giá trị nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của nguyên vật liệu mua vào sau cùng.

Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân TS. Phạm Đức Cường Về chi phí nhân công trực tiếp: Công ty đang áp dụng hai hình thức trả lương

là trả lương khoán theo sản phẩm cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm và trả lương thời gian đối với nhân viên quản lý phân xưởng và khối hành chính. Việc áp dụng hình thức trả lương khoán theo sản phẩm đối với công nhân sản xuất trực tiếp là rất hợp lý, nó khuyến khích công nhân phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, cải tiến phương pháp lao động để tối ưu hoá quá trình lao động; khuyến khích công nhân hoàn thành nhiệm vụ trước thời gian và đảm bảo tốt chất lượng sản phẩm.

Về chi phí sản xuất chung: Các khoản chi phí sản xuất chung phát sinh trong

kỳ đều được phản ánh đầy đủ, chính xác và kịp thời; đồng thời phân bổ chính xác phù hợp chi phí sản xuất chung theo chi phí nhân công trực tiếp vào các đối tượng liên quan (mã hàng, phân xưởng). Đây là phương pháp hợp lý vì chi phí nhân công trực tiếp tại công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất.

Một phần của tài liệu một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty tnhh dệt may hoàng dũng (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w