Phân tích theo các tỷ số

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần vật tư – xăng dầu Comeco giai đoạn 2006 – 2009 (Trang 29 - 59)

2.2.3.1 Tỷ số thanh khoản

(Đơn vị :1000 000 đồng)

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009

Tiền và các khoản

tương đương tiền (1) 18,597 116,790 97,497 19,611 Các khoản đầu tư tài

chính ngắn hạn (2) 1,354 32,47 27,974 67,442

Khoản phải thu (3) 37,047 59,441 44,58 80,265

Hàng tồn kho (4) 34,483 22,724 51,726, 174,857

Giá trị TS lưu động

=(1)+(2)+(3)+(4) (5) 91,480 231,433 221,456 342,174

Giá trị nợ ngắn hạn (6) 59,293 40,301 32,912 118,878 Tỷ số thanh khoản hiện

thời=(5) / (6) (7) 1,543 5,74 6,73 2,88 Giá trị TSLĐ- Giá trị hàng tồn kho (8) 56,997 208,709 169,729 167,318 Tỷ số thanh khoản nhanh =(8) / (6) (9) 0.96 5.18 5.16 1.41 Đồ thị:

Hình 2.4. Tỷ số thanh khoản hiện thời của các năm 2006-2009

Ta thấy từ năm 2006 đến năm 2009 tỷ số thanh khoản hiện thời có xu hướng tăng lên từ 1.543 năm 2006 lên đến 6.73 năm 2008 khả năng đảm bảo khả năng thanh toán nợ của công ty cổ phần Comeco có chiều hướng tốt. Tuy nhiên từ năm 2008 đến năm 2009 chiều hướng này có khả năng giảm xuống mạnh từ 6.73 năm 2008 xuống 2.88 năm 2009 tuy có chiều hướng giảm nhưng chỉ số khả năng thanh toán của năm 2009 vấn đảm bảo được khả năng trả nợ. Tuy nhiên trong tỷ số này giá trị tài sản lưu động bao gồm cả hàng tồn kho có tính thanh khoản kém hơn phải mất nhiều thời gian để chuyển đổi thành tiền. Đồ thị tỷ số thanh khoản nhanh dưới đây sẽ cho thấy điều đó:

Ta có thể thấy tỷ số thanh khoản nhanh của các năm từ 2006-2009 thấp hơn tỷ số thanh khoản hiện thời do hàng tồn kho bị loại ra khỏi giá trị tài sản lưu động. năm 2006 tỷ số thanh khoản nhanh là 0.96 khả năng sử dụng tài sản lưu dộng thanh khoản nhanh để trả nợ khá yếu. Nhưng bước sang năm 2007-2008 khả năng trả nợ lại được hồi phục tạo niềm tin cho các nhà đầu tư chỉ số này tăng lên 5.18 năm 2007 và 5.16 năm 2008. Bước sang năm 2009 tỷ số này lại có dấu hiệ tụt dốc từ 5.16 năm 2008 chỉ còn 1.14 cho thấy rằng các khoản như tiền mặt và tiền gửi giảm đi, đầu tư ngắn hạn giảm, khoản phải thu cũng giảm. Do chỉ số này lớn hơn 1 nên khả năng trả nợ khi bị các chủ nợ đòi tiền mặt vẫn còn.

2.2.3.2 Tỷ số quản lý tài sản (hay tỷ số hiệu quả hoạt động)

Tỷ số hoạt động tồn kho (Đơn vị :1000 000 đồng) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Doanh thu (1) 1,705,307 2,087,941 6,081,595 2,821,220 Giá trị hàng tồn kho (2) 34,483 22,724 51,726 174,857 Số vòng quay hàng tồn kho =(1) / (2) (3) 49,45 91,88 59,4 16,13 Số ngày tồn kho = 360 / (3) (4) 7,3 3,92 6,1 22,1 Đồ thị:

Nhìn vào hai đồ thị trên ta thấy số vòng quay hàng tồn kho trên năm của các năm 2006,2007,2008 khá lớn tương ứng là 49.5,91.88,59.4 tương ứng với số ngày tồn kho trong các năm đó là 7.3 ngày của năm 2006, 3.92 ngày của năm 2007 và 6.1 ngày của năm 2008. Công ty đã hoạt động tốt trong lĩnh vực tồn kho, công ty ít đầu tư vào hàng tồn kho. Ta có thể nhìn lên chỉ số thanh khoản hiện thời và chỉ số thanh khoản nhanh có thể thấy được các năm 2006, 2007 và 2008 có chỉ số thanh khoản hiện thời và thanh khoản nhanh khá lớn do số vòng quay tồn kho của các năm đó lớn. Tuy nhiên khi nhìn vào năm 2009 ta thấy số vòng quay hàng tồn kho khá thấp 16.13 vòng trên năm và số ngày tồn kho của hàng tồn kho cũng khá cao so với các năm trước đó là 22.1 ngày trên năm. Điều này cho thấy tình hình là công ty đầu tư khá nhiều vào hàng tồn kho ít thanh khoản, gây ứ động hàng tồn kho làm tăng chi phí dự trữ.

Kỳ thu tiền bình quân

(Đơn vị :1000 000 đồng)

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009

Giá trị khoản phải thu (1) 37,047 59,440 44.258 80.266

Doanh thu bán hàng /360 (2) 4,737 5,800 8,532 7,837

Kỳ thu tiền bình quân (ngày)=(1)/(2) (3) 7,82 10,25 5,19 10,24

Đồ thị:

Ta thấy chỉ số kỳ thu tiền bình quân của công ty cổ phần Comeco qua các năm 2006- 2009 có sự dao động 7.82 ngày năm 2006 đến 10.25 ngày năm 2007 xuống 5.19 ngày năm 2008 rồi lại lên 10.24 ngày năm 2009 cho thấy công ty có những chính sách quản lý các khoản phải thu qua các năm có khác nhau.

Vòng quay tài sản cố định và Vòng qoay tổng tài sản

Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 2009

Doanh thu Triệu đồng 1,705,307 2,087,941 6,081,595 2,821,220

Tổng tài sản Triệu đồng 146,532 332,380 330,015 470,582 TSCĐ ròng Triệu đồng 28,876 67,172 68,828 88,658 Vòng quay TSCĐ Lần 59,3 31,08 44,63 31,82 Vòng quay tổng tài sản Lần 11,64 6,28 9,3 5,99 Đồ thị:

Ở trên ta đã thấy đã tính tỷ số vòng quay tài sản cố định. Ở đây ta sẽ tính tỷ số vòng quay của tổng tài sản. Một đồng tài sản nói chung sẽ tạo ra bao nhiêu doanh thu. Tương tự như trên ta thấy năm 2006 tỷ số này cao nhất 11.64 lần, năm 2009 thấp nhất với 5.99 lần. Tuy năm 2009 chỉ số này thấp nhưng mà tình hình sử dụng tổng tài sản vẫn rất khá hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ số này cho thấy số vòng quay tài sản cố định, một đồng tài sản cố định tạo ra bao nhiêu doanh thu cho công ty. Năm 2006 ta thấy công ty sử dụng tài sản cố định hiệu quả nhất trong 4 năm, 59.3 lần. Tiếp theo các năm 2007-2009 tỷ số này thấp hơn năm 2007 là 31.08 lần, năm 2008 là 44.63 lần và 31.82 lần vào năm 2009 tuy có thấp hơn năm 2006 nhưng hệ số này vẫn cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định khá hiệu quả của công ty Comeco. Một đồng tài sản cố định tạo một số lượng lớn doanh thu cho công ty.

2.2.3.3 Tỷ số quản lý nợ

Bằng các phương pháp tính toán, ta có bảng phân tích sau:

(Đơn vị :1000 000 đồng) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 Tổng nợ 67,492 47,453 39,378 124,297 Tổng tài sản 146,532 332,380 330,015 470,582 Tổng nợ/Tổng tài sản 0.46 0.14 0.12 0.26 Tổng lợi nhuận kế

toán trước thuế 14,309 17,652 26,1367 84,298

Chi phí lãi vay 2,075 3,659 6 1,474

Thu nhập trước thuế

và lãi vay(EBIT) 16,384 21,310 26,143 85,771

Tỷ số khả năng trả lãi

(EBIT/CP lãi vay) 7.9 5.82 4,178.08 58.2

Đồ thị:

Hình 2. 10: Sự biến động của tỷ số nợ trên tổng tài sản 2006-2009

Tỷ số nợ là một tỷ số quan trọng và nó cung cấp thông tin bảo vệ chủ nợ tình huống mất khả năng thanh toán của Doanh nghiệp và thể hiện năng lực tiếp nhận các nguồn tài chính từ bên ngoài đáp ứng nhu cầu phát triển của Công ty.

Năm 2006, cứ 1 đồng tài sản của doanh nghiệp thì có tới 0.46 đồng nợ Năm 2007, cứ 1 đồng tài sản của doanh nghiệp thì có tới 0.14 đồng nợ Năm 2008, cứ 1 đồng tài sản của doanh nghiệp thì có tới 0.12 đồng nợ

Cho thấy khả năng trả nợ của công ty tăng dần, các chủ nợ có thể tin tưởng khi đưa đồng vốn của mình vào công ty. Nhưng năm 2009, tỷ số nợ tăng gấp đôi năm trước, do ảnh hưởng của những biến động về tài chính, nền kinh tế sau khủng hoảng đang dần phục hồi nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Con số 20% năm 2009 chứng cho thấy tổng tài sản của công ty tăng đồng thời tổng nợ cũng tăng, sự chủ động trong vấn đề tài chính của Công ty giảm sút chút ít so với năm 2008, nhưng nếu sử dụng đòn bẩy tài chính hiệu quả, điều đó sẽ góp phần gia tăng khả năng sinh lợi cho các cổ đông.

Biểu đồ tỷ số trang trải lãi vay của công ty:

Hình 2.11: Khả năng chi trả lãi vay của COMECO giai đoạn 2006-2009

Số lần thanh toán lãi vay của năm 2009 là 58,2 lần, cao hơn năm 2006 và 2007 nhưng lại nhỏ hơn rất nhiều so với năm 2008. Nguyên nhân không phải do lợi nhuận năm 2009 kém hơn 2008 mà là do chi phí lãi vay năm 2008 thấp đột biến (6.257.222 đ), thấp rất so với 3 năm còn lại. Vì thế số lần thanh toán lãi vay năm 2008 cao. Đối với hầu hết các công ty thì tỷ lệ này nằm trong phạm vi từ 4.0 tới 5.0 được coi là rất mạnh, vì thế cả 4 giá trị của 4 năm đều cho ta sự hài lòng về khả năng trả lãi của COMECO trước sự sa cơ lỡ vận có thể có trong tương lai.

2.2.3.4 Tỷ số khả năng sinh lợi

Một trong những đặc tính khó đo lường và mô tả nhất là khả năng sinh lợi. Dù đo lường khả năng sinh lợi dựa trên số liệu quá khứ và hiện tại, nhưng tất cả chỉ là cơ sở tương đối, bởi rất nhiều cơ hội kinh doanh đòi hỏi phải hi sinh lợi nhuận hiện tại để nhận được mức lợi nhuận lớn hơn rất nhiều trong tương lai. Hơn nữa, phương pháp dựa trên số liệu này đã bỏ qua các rủi ro có thể xảy ra đối với một doanh nghiệp. Thật khó để có một mức chuẩn để so sánh giữa các Doanh nghiệp với nhau.

Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 2009

Lợi nhuận ròng Triệu đồng 12,293 15,190 19,453 63,224 Doanh thu Triệu đồng 1,705,307 2,087,941 3,071,595 2,821,220 Tỷ số lợi nhuận trên

DT % 0.72% 0.73% 0.63% 2.24%

EBIT Triệu đồng 16,384 21,310 26,143 85,772

Tổng tài sản Triệu đồng 146,532 332,380 330,015 470,582 TS sức sinh lợi căn bản % 11.18% 6.41% 7.92% 18.23% ROA=LN ròng/ Tổng

TS % 8.39% 4.57% 5.89% 13.44%

Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 78,625 283,642 288,894 343,004 ROE =LN ròng/ Vốn

Chủ sở hữu % 15.64% 5.36% 6.73% 18.43%

Hình 2.12: Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu 2006-2009

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu cho ta biết cứ 100 đồng Doanh thu của COMECO có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2006, tỷ số này chỉ dừng lại ở 0.72%, tức là cứ 100 đồng doanh thu đem lại cho công ty 0.72 đồng lợi nhuận. Năm 2007, tỷ số này là 0.73%, năm 2008 là năm thấp nhất (0.63%) do ảnh hưởng của thời kỳ suy thoái kinh tế nên doanh nghiệp đã thay đổi một số chính sách về giá, sản lượng, chi phí…Nhưng năm 2009 có mức tăng đáng kể, đạt 2,24% (gấp 3,56 lần so với nam 2008) mặc dù doanh thu năm 2009 thấp hơn hẳn so với năm 2008 (chỉ khoảng 91,8%). Nguyên nhân là do Giá vốn hàng bán năm 2009 giảm mạnh. Năm 2008, tổng cộng chi phí giá vốn của công ty là 2.958.247.829.488 VND thì năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2009, chi phí giá vốn chỉ bằng 89,85% (2.658.098.188.270 VND). Điều đó chứng tỏ công ty quản lý chi phí tốt chứ không phải do tăng giá sản phẩm tiêu thụ . Tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chưa gia tăng đều đặn qua các năm, sự tăng trưởng này chưa mang tính bền vững cao và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Qua bảng phân tích và hình vẽ ta thấy, cứ bỏ ra 100 đồng tài sản thì năm 2009 sẽ thu về được 13.44 đồng lợi nhuận ròng, năm 2008 là 5.89 đồng, 2007 là 4.57 đồng và 2006 là 8.39 đồng. Vậy một đồng tài sản bỏ ra năm 2009 tạo ra nhiều lợi nhuận hơn so với một đồng tài sản bỏ ra vào 3 năm về trước.

Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế / tổng tài sản và chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế/nguồn vốn chủ sở hữu năm 2007 đều giảm so với năm 2006 là do khoản vốn mới tăng trong tháng 11 năm 2007 làm cho nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên (tăng 260%) nhưng khoản vốn này chưa sinh lời. Vì thế, tuy lợi nhuận sau thuế năm nay tăng hơn năm trước là 2.896.449.780đ (tăng 24%) thấp hơn mức tăng nguồn vốn chủ sở hữu làm cho các chỉ tiêu trên của năm nay thấp hơn so với năm trước. Năm 2008 khoản vốn đầu tư này đã sinh lời và tiếp tục sinh lời cao trong năm 2009. Kết quả là ROA và ROE đểu tăng ở mức cao trong năm này.

ROE được coi là tỷ lệ quan trọng nhất trong nhóm các tỷ lệ về khả năng sinh lợi. Với tư cách là một chỉ dẫn chung, ROE mỗi năm phải trên 15% là mục tiêu hợp lý để tính toán, đưa ra những khoản cổ tức thích hợp để tạo nguồn quỹ cho sự tăng trưởng kỳ vọng ở tương lai. Nhìn vào đồ thị hình 2.11 và bảng tính ta thấy rằng chỉ ROE 2009 mới có mức tăng đáp ứng được yêu cầu trên (18.43%), các năm khác ROE vẫn còn khá thấp.

2.2.3.5 Tỷ số tăng trưởng

Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 2009

Tổng cổ tức (1) Triệu đ 2,039 2,961 14,665 2,289

Lợi nhuận ròng (2) Triệu đ 12,293 15,190 19,453 63,224

Lợi nhuận để lại (3)=(2)-(1) Triệu đ 10,254 12,229 4,789 60,741

Tỷ số lợi nhuận tích lũy (4)=(3)/(2) lần 0.83 0.81 0.25 0.96

Vốn chủ sở hữu (Triệu

đồng) (5) Triệu đ 78,625 283,642 288,894 343,004

Tỷ số tăng trưởng bền

vững (6)=(2)*(4)/(5) % 13.04% 4.31% 1.66% 17.71%

Ta thấy, 3 năm 2006, 2007, 2009 công ty đều dành trên 80% lợi nhuận sau thuế để tích lũy cho mục đích tái đầu tư (năm 2009 dành 96%). Chỉ riêng năm 2008, tỷ số lợi nhuận tích lũy chỉ là 25%, thấp hơn rất nhiều so với các năm còn lại. Nguyên nhân là Công ty quyết định chia cổ tức rất cao : 14,665 triệu đồng trong khi lợi nhuận ròng tăng 4,263 triệu đồng. Nhìn chung tỷ số lợi nhuận tích lũy của công ty là khá tốt.

Tỷ số tăng trưởng bền vững chính là tốc độ tăng trưởng bền vững lớn nhất mà doanh nghiệp có thể duy trì mà không cần đòn bẩy tài chính và chỉ sử dụng nguồn vốn nội bộ, hay tăng trưởng từ lợi nhuận giữ lại.Tỷ lệ tăng trưởng bền vững qua các năm tăng dần, đây là một dấu hiệu tốt cho thấy năng lực sản xuất ổn định của công ty.

2.2.3.6 Tỷ số giá thị trường

Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) và tỷ số P/E

Bảng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu EPS:

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2006 2007 2008 2009

Lợi nhuận phân bổ cho

các cổ đông Nghìn đồng 10,656,874 28,710,1901 19,507,600 62,666,931 Số lượng bình quân cổ

Lợi nhuận trên mỗi cổ

phiếu (EPS) Đồng 3,239 3,640 2,343 7,495

Giá hiện hành của mỗi cổ

phiếu Đồng 15,800 31,010 21,740 35,790

P/E Lần 4.878 8.519 9.279 4.775

Ghi chú: dấu chấm (.) phân cách hàng thập phân, dấy phẩy (,) phân cách hàng nghìn

Hình2.15: Tỷ suất lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu EPS

Qua mức độ tăng trưởng, biểu đồ lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu EPS và giá xăng dầu qua các năm ta thấy: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khả năng tìm kiếm lợi nhuận của công ty vào năm 2008 là thấp nhất với con số là 2,343 đồng/cổ phiếu. Do năm đó, mức lợi nhuận phân bổ cho các cổ đông thấp trong khi lượng cổ phiếu lưu hành khá cao: 8,325 đồng/cổ phiếu. Nhìn chung xu hướng biến động của chỉ số EPS không có một chiều hướng tăng, giảm cụ thể.

Lượng lợi nhuận phân bổ cho các cổ đông không thay đổi quá nhiều, nhưng vì lượng cổ phiếu mà doanh nghiệp phát hành để huy động vốn tăng lên khiến cho EPS không thể tăng mạnh. Như vậy, doanh nghiệp này có mức lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu luôn biến động, không ổn định.

Ngày 31/12/2009 31/12/2008 27/12/2007 28/12/2006

Ta thấy để kiếm được một đồng lợi nhuận nhà đầu tư cần bỏ ra chi phí là 4.755 đồng năm 2009; 9.279 đồng năm 2008; 8.519 đồng năm 2008 và 4.878 đồng năm 2006.

Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu và giá hiện hành qua các năm bất ổn qua các năm dẫn đến hệ số P/E cũng bất ổn theo. Theo các chuyên gia tài chính thì hệ số P/E của Việt Nam vào khoảng 8-15 lần. theo diễn biến của thị trường hiện tại thì chỉ số P/E của công ty nằm trong mức trung bình của thị trường trong 2 năm 2007 và 2008. Đặc biệt, năm 2009 hệ số P/E của công ty là 4,775 lần rất hấp dẫn với nhà đầu tư vì nó thấp rất nhiều so với mức trung bình của thị trường. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần phân tích và tìm hiểu kỹ hơn về năng lực, khả năng

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần vật tư – xăng dầu Comeco giai đoạn 2006 – 2009 (Trang 29 - 59)