Phương pháp Von-Ampe sóng vuông (SWV)

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu TÍNH CHẤT điện hóa của THUỐC nổ TNT TRÊN các vật LIỆU điện cực KHÁC NHAU NHẰM ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH môi TRƯỜNG (Trang 53 - 55)

Năm 2005, Xiaojuan Fu và cộng sự [12] đã sử dụng hệ cảm biến điện hóa điều khiển từ xa để phát hiện TNT trong môi trường biển với điện cực làm việc điện cực sợi cacbon và kỹ thuật quét sóng vuông. Kết quả cho thấy, trên phổđồ SWV của dung dịch TNT trong nước biển xuất hiện ba píc tại các thế −0,43 V; −0,62 V và −0,78 V (Hình 1.9), với giới hạn phát hiện TNT ở mức xấp xỉ 100 ppb.

Hình 1.9 Phổ đồ SWV của dung dịch TNT ở nồng độ khác nhau của TNT trong

nước biển [12].

Cũng bằng cách sử dụng phương pháp SWV kết hợp với quét CV, N. Pon Saravanan và cộng sự (2006) [31] đã sử dụng điện cực glassy cacbon để

phát hiện TNT và một số chất nổ khác trong TBABr (Tetrabutyl amoni bromit) pha trong axetonitrin. Kết quả cho thấy, trên phổ đồ SWV của TNT

I

A

)

xuất hiện ba píc tại các thế −0,25 V, -0,6 V và -0,8 V (so với Ag/AgCl) (Hình 1.10), mối quan hệ của nồng độ TNT và dòng píc tuyến tính trong khoảng từ

38 đến 139 ppm với giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng tương ứng là 1 ppm và 10 ppm. Phương pháp này cũng được nhóm tác giả ứng dụng thành công trong việc phát hiện TNT và một số chất nổ khác trong đất.

Hình 1.10 Phồđồ SWV của dung dịch TNT với các nồng độ khác nhau [31]. Ngoài ra, J. de Sanoit và cộng sự (2009) [14] đã sử dụng kỹ thuật sóng vuông để phát hiện TNT trong dung dịch KCl 0,5 M, axetonitrin (5%), KH2PO4/K2HPO4 1:1, pH 7 trên điện cực Bo trên nền Kim cương. Kết quả

cho thấy, trên phồ đồ SWV xuất hiện ba píc của TNT tại các thế −0,47 V;

−0,62 V và −0,76 V (so với Ag/AgCl) (Hình 1.11), giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng tương ứng là 10 và 25 µg/l. Phương pháp này đã được tác giả ứng dụng thành công trong việc phát hiện TNT trong một số mẫu môi trường.

Hình 1.11 Phổđồ SWV của dung dịch TNT ở các nồng độ khác nhau. Điều kiện: [KCl] = 0,5 mol/l, axetonitril (5 vol%), PBS ở pH 7,00 [14].

I (1 e- 5A ) E (V)

Theo công bố mới nhất của Kavita Sablok cộng sự (2013) [32], nhóm tác giả đã sử dụng điện cực in lưới biến tính với oxít graphen/ống nano cacbon (a- rG/GO/CNT modified screen printed electrode) để phát hiện TNT trong môi trường đệm photphat pH 7,4, điện cực được ngâm trong dung dịch TNT 15 phút ở các nồng độ từ 1 ppt đến 1 ppm trước khi quét. Kết quả cho thấy, trên phổđồ SWV xuất hiện ba píc khử của TNT tại các thế −0,525 V; −0,706 V và −0,810 V (so với Ag/AgCl) (Hình 1.12).

Hình 1.12 (A) Phổ SWV của dung dịch TNT trong PBS ở các nồng độ khác nhau. (B) Sự phụ thuộc của nồng độ vào píc khử TNT [32].

Đường chuẩn thu được từ phổđồ có hệ số tương quan tương đối cao và

độ lệch chuẩn khoảng 5%, phương pháp này có thể phát hiện TNT ở nồng độ

0,01 ppb, đây là nồng độ thấp nhất có thể phát hiện được theo phương pháp Von-Ampe với kỹ thuật sóng vuông theo các tài liệu thu thập được.

Như vậy, cho đến nay thì việc phát hiện TNT bằng phương pháp SWV cho kết quả tốt nhất là công trình của nhóm tác giả Kavita Sablok cộng sự

(2013) [32].

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu TÍNH CHẤT điện hóa của THUỐC nổ TNT TRÊN các vật LIỆU điện cực KHÁC NHAU NHẰM ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH môi TRƯỜNG (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)