Bảng 1.3: Thực trạng biểu hiện mức độ hình thành BTSL của trẻ 5-6 tuổi

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội ngành mầm non Thiết kế trò chơi bằng phần mềm PowerPoint và một số biện pháp sử dụng nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi (Trang 25 - 95)

Kết quả

Giỏi Khá TB Yếu

SL % SL % SL % SL %

60 5 8.3 11 18.3 27 45 17 28.4

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, mức độ hình thành BTSL tại trường mầm non xã Quảng Lạc-huyện Nho Quan- tỉnh Ninh Bình chưa cao. Mức độ giỏi chỉ đạt 8.3%, mức độ khá cũng rất thấp 18.3%, mức độ trung bình chiếm tỉ lệ cao 45% và yếu chiếm 28.4%.

Qua quan sát trực tiếp một số hoạt động trên tiết học hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ, chúng tôi nhận thấy GV chưa thực sự đầu tư về thời gian, công sức để soạn tiết dạy và làm đồ dùng dạy học nên hoạt động tổ chức sơ sài và trẻ không hứng thú.

Thực tế điều tra cho thấy, trẻ thực hiện các bài tập ở nội dung hình thành BTSL không đồng đều. Trẻ thực hiện các bài tập đếm, nhận biết số; so

sánh số lượng các nhóm đối tượng thường nhanh và đúng hơn các bài tập thêm, bớt nhằm biến đổi số lượng và bài tập chia một nhóm đối tượng thành 2 nhóm nhỏ theo các cách khác nhau.

Qua việc phân tích kết quả khảo sát mức độ hình thành BTSL của trẻ 5- 6 tuổi, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

- Mức độ hình thành BTSL của trẻ 5-6 tuổi tại địa bàn khảo sát còn thấp và có sự chênh lệch khá rõ nét giữa các trẻ.

- Mức độ thực hiện bài tập đếm, nhận biết số trong phạm vi 10. Bài tập so sánh số lượng các nhóm đối tượng trong phạm vi số đã học bằng cách xếp tương ứng 1:1 khá tốt.

- Mức độ thực hiện bài tập biến đổi số lượng và mối quan hệ số lượng đơn giản, bài tập chia một nhóm đối tượng thành 2 nhóm nhỏ theo các cách khác nhau còn rất thấp.

Như vậy, nhìn chung mức độ hình thành BTSL của trẻ 5-6 tuổi chưa đạt yêu cầu so với nội dung chương trình cũng như so với lứa tuổi. Vì vậy, GV cần có những biện pháp khắc phục những hạn chế này của trẻ, giúp trẻ cải thiện quá trình hình thành BTSL và giúp trẻ có thể đáp ứng được nhiệm vụ học tập khi vào lớp 1.

Kết luận chương 1

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thiết kế trò chơi bằng PM PP và biện pháp sử dụng nhằm hình thành BTSL cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

1. Việc hình thành BTSL cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đóng một vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non. Để giúp trẻ lĩnh hội nội dung hình thành BTSL một cách trọn vẹn, thu hút trẻ, trẻ dễ tiếp thu giáo viên có thể sử dụng các TC, đặc biệt là TC được thiết kế bằng PM PP (phần mềm rất quen thuộc với nhiều giáo viên). Trò chơi được thiết kế bằng PP không chỉ giúp trẻ phát triển những nội dung về BTSL mà còn giúp trẻ phát triển ngôn

ngữ, tư duy, tưởng tượng và cả các chức năng tâm lý: sự chú ý, tính kiên trì, sự tập trung, sự hứng thú và cả xúc cảm tình cảm…

2. Trong thực tiễn hiện nay, số lượng TC được thiết kế bằng PM PP nhằm hình thành BTSL cho trẻ còn ít. Khả năng cải biến, nâng cao TC và thiết kế các TC mới bằng phần mềm PP của giáo viên còn hạn chế. Hơn nữa, do một số điều kiện thực tế: số lượng máy tính, máy chiếu để phục vụ cho một buổi học không đủ, không có không gian tổ chức hoạt động, cách thức tổ chức hoạt động cho trẻ còn nhiều bất cập….nên việc thiết kế trò chơi bằng phần mềm PP và cách sử dụng trò chơi đó còn nhiều hạn chế.

3. Theo kết quả khảo sát, mức độ hình thành BTSL của trẻ còn chưa cao và có sự chênh lệch rõ nét giữa các trẻ. Các kiến thức, kĩ năng trong nội dung hình thành BTSL trẻ chưa được lĩnh hội đầy đủ. Trẻ thực hiện các bài tập đếm, nhận biết số lượng trong phạm vi 10; so sánh số lượng trọng phạm vi 10 tốt hơn các bài tập thêm, bớt; tách 1 nhóm đối tượng thành 2 nhóm nhỏ theo nhiều cách khác nhau.

4. Việc nghiên cứu để thiết kế thêm các TC bằng PM PP nhằm hình thành BTSL cho trẻ 5-6 tuổi là rất cần thiết, đặc biệt là những TC có nội dung phong phú, đa dạng, hấp dẫn và mang tính hệ thống, tính phát triển cao. Bên cạnh đó cũng cần trang bị thêm những hiểu biết cho giáo viên về cách thiết kế bằng PM PP và một số biện pháp sử dụng nhằm hình thành BTSL cho trẻ để giáo viên có thể tự mình thiết kế những TC phù hợp với nội dung hình thành BTSL, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ lớp mình.

CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ TC BẰNG PM POWERPOINT VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG NHẰM HÌNH THÀNH BTSL

CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI

2.1. Thiết kế TC bằng PM PP nhằm hình thành BTSL cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

2.1.1. Nguyên tắc thiết kế TC bằng PM PP nhằm hình thành BTSL cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

a. Đảm bảo tính mục đích

Các trò chơi phải đảm bảo đáp ứng mục tiêu của giáo dục mầm non nói chung và mục tiêu hình thành BTSL cho trẻ 5-6 tuổi nói riêng, làm cho vốn biểu tượng của trẻ ngày càng đầy đủ, chính xác và khái quát hơn. Vì thế, trò chơi trên máy tính cần đòi hỏi ở trẻ không chỉ sự tập trung mà cần phải tư duy, suy nghĩ để nhận biết, phân biệt, so sánh, lĩnh hội biểu tượng số lượng cho mình.

b. Đảm bảo tính hấp dẫn

Thế giới đồ vật, tự nhiên muôn màu luôn thu hút được sự chú ý và hứng thú tham gia của trẻ. Chính vì điều đó, trong quá trình thiết kế trò chơi giáo viên cần đảm bảo được sự hấp dẫn để kích thích trẻ muốn tìm hiểu và khám phá trò chơi. Hình ảnh, đối tượng trên giao diện là yếu tố đầu tiên thu hút trẻ vì thế hình ảnh cần đa dạng, màu sắc tươi vui, ngộ nghĩnh. Âm thanh vui nhộn, hồn nhiên sẽ khiến trẻ cảm thấy hưng phấn hơn. Sau mỗi trò chơi, giáo viên có thể tạo thêm các phần thưởng bằng những đoạn video chúc mừng, con vật nhảy múa…vừa động viên khuyến khích trẻ, vừa tạo động lực cho trẻ tham gia bài tập tiếp theo.

c. Đảm bảo tính hệ thống và tính hình thành

Trò chơi cần đảm bảo tính hệ thống, được sắp xếp theo một trật tự logic nhất định, yêu cầu trong trò chơi mở rộng dần theo tiến trình, đưa trẻ đến một trình tự nhất định, nhờ vậy mà kiến thức, kĩ năng về biểu tượng số lượng của trẻ sẽ được củng cố và hình thành.

Xã hội ngày càng hình thành đòi hỏi ở người học cần phải chủ động với kiến thức, có thể giải quyết trước mọi tình huống của cuộc sống. Và đó cũng là nhiệm vụ quan trọng đối với ngành giáo dục. Khi thiết kế trò chơi nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ, giáo viên cần tạo ra những tình huống có vấn đề trong trò chơi để kích thích trẻ phải suy nghĩ, tư duy. Thực hiện nguyên tắc này trong thiết kế trò chơi vừa nhằm hình thành quá trình nhận thức của trẻ nói chung, hình thành biểu tượng số lượng nói riêng và qua đó hình thành nhân cách của trẻ.

d. Đảm bảo tính vừa sức

Tính vừa sức thể hiện ở nội dung chơi và thời gian. Trò chơi thiết kế cần đảm bảo nội dung chơi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, và phù hợp với nội dung trẻ đã học từ đếm, nhận biết số. So sánh các đối tượng; thêm, bớt trong phạm vi 10 và cuối cùng là tách một nhóm đối tượng thành hai nhóm nhỏ theo các cách khác nhau. Trò chơi phù hợp với kiến thức, kĩ năng của trẻ, làm cho tất cả trẻ đều tiếp thu với sự nỗ lực nhất định.

Những điều mới lạ trên máy tính khiến trẻ rất hứng thú tham gia chơi, tuy nhiên thời gian chơi của trẻ cũng được quy định rõ ràng, mỗi trẻ được chơi trên máy từ 10-15 phút. Trong quá trình trẻ chơi, giáo viên cần bao quát tránh kiểu “giáo dục tự do”, trẻ tự chơi, chơi theo ý thích vừa ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ, vừa không đáp ứng được mục đích đề ra.

2.1.2. Các bước thiết kế TC bằng PM PP nhằm hình thành BTSL cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Để thiết kế trò chơi nhằm hình thành BTSL, chúng tôi thực hiện theo các bước sau:

Bước 1:Lựa chọn nội dung hình thành BTSL phù hợp với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Bước 2: Chuẩn bị tư liệu (hình ảnh, âm thanh, video...) Bước 3: Tiến hành thiết kế

Các bước thiết kế trò chơi được cụ thể hóa bằng sơ đồ sau:

Sơ đồ 1: Tiến trình thiết kế trò chơi

Bước 1: Lựa chọn nội dung hình thành BTSL phù hợp với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Nội dung hình thành BTSL cho trẻ 5-6 tuổi gồm 4 nội dung chính, giáo viên cần xác định số tiết của mỗi nội dung, xác định chức năng, mục tiêu của từng nội dung từ đó đưa ra kế hoạch, phương pháp giáo dục phù hợp với lứa tuổi trẻ nhằm hình thành BTSL của trẻ một cách hiệu quả nhất.

Mục đích của việc hình thành BTSL cho trẻ là giúp trẻ có những kiến thức, kĩ năng về biểu tượng số lượng, hỗ trợ trẻ trong việc đếm trong phạm vi 10, đếm theo khả năng, nhận biết, phân biệt các con số, so sánh số lượng, tách gộp số lượng trong tập hợp, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1 và giúp trẻ có thể giải quyết những tình huống gặp phải trong cuộc sống.

Bước 1:Lựa chọn nội dung hình thành BTSL phù hợp với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Bước 2: Chuẩn bị tư liệu (hình ảnh, âm thanh, video...)

Bước 3: Tiến hành thiết kế

Tạo hiệu ứng, liên kết Tạo trang bìa

Bước 4: Thử nghiệm, chỉnh sửa và hoàn thiện

Chèn đối tượng (hình ảnh, âm thanh)

Điều chỉnh kích thước, sắp xếp đối tượng

Bước 2: Chuẩn bị tư liệu (hình ảnh, âm thanh, video...)

Để thiết kế được trò chơi thì chuẩn bị tư liệu là bước không thể thiếu và đóng vai trò quan trọng vì đó là đối tượng mà trẻ tri giác trực tiếp, tiếp xúc đầu tiên khi tham gia vào quá trình chơi. Tư liệu để thiết kế một trò chơi cần phong phú, đa dạng có thể là: hình ảnh về đối tượng bất kì (đồ vật có xung quanh, gần gũi với trẻ), ảnh động, âm thanh, video…Vì đối tượng trẻ mẫu giáo chưa biết chữ nên các câu hỏi và đáp án đúng/ sai đều phải ở dưới dạng âm thanh, giáo viên có thể ghi âm để chèn vào slide.

Giáo viên có thể tìm kiếm nguồn tư liệu trên mạng Internet, chụp ảnh hoặc sao chép ở những câu chuyện, báo, bìa, sách giáo khoa...

Yêu cầu khi tìm kiếm nguyên liệu:

- Hình ảnh rõ nét, màu sắc tươi sáng, ngộ nghĩnh, đáng yêu phù hợp với đặc điểm tâm lí của trẻ, thu hút trẻ vào quá trình chơi.

- Âm thanh nghe rõ, vui nhộn, phù hợp với lứa tuổi, kích thích hứng thú của trẻ.

Bước 3: Tiến hành thiết kế

Khi đã lựa chọn được nội dung và nguyên liệu cho việc thiết kế, giáo viên tiến hành quá trình thiết kế trên máy tính, cụ thể cách làm như sau:

- Khởi động phần mềm, tạo trang bìa giới thiệu trò chơi

Trang bìa của trò chơi cũng giống như trang bìa của một cuốn sách, trang bìa giúp cho người dùng biết đó là cái gì, trò chơi gì. Không những thế, trang bìa còn là khâu đầu tiên khiến cho đứa trẻ cảm thấy tò mò, hứng thú, bị thu hút vào đó và muốn khám phá, tìm hiểu nó. Do vậy, giáo viên cần tạo trang bìa thật hấp dẫn, sinh động để thu hút trẻ muốn tham gia vào trò chơi.

- Thiết kế trò chơi:

Các bước thiết kế gồm: Chèn văn bản, hình vẽ, hình ảnh, âm thanh vào slide, tạo hiệu ứng, kỹ thuật siêu liên kết. Cách làm cụ thể như sau:

Khi khởi động Powerpoint , trên slide đầu tiên hiện hai khung có thể nhập văn bản:

Khung có dòng chữ Click to add title (kích vào đây để nhập tiêu đề) có thể nhập tiêu đề của phần văn bản, chẳng hạn câu hỏi, tên trò chơi…

Khung có dòng chữ Click to add Subtitle (kích vào đây để nhập tiêu đề phụ) có thể nhập tiêu đề phụ hoặc nội dung đoạn văn bản…

Như vậy trên mỗi slide mặc định có 2 khung ở dạng Text box để có thể nhập nội dung. Tuy nhiên giáo viên có thể tạo thêm một hoặc nhiều Text box

như vậy bằng cách copy những Text box đó.

+ Đối với hình vẽ:

Trong trò chơi, giáo viên cần sử dụng tới nhiều hình vẽ đa dạng giúp cho trò chơi trở nên sinh động, phong phú hấp dẫn hơn. Ngay trên màn hình giao diện của Powerpoint đã có một thanh đồ hoạ với các nút công cụ sử dụng hoàn toàn tượng tự như trong Word và Excel.

Muốn vẽ đối tượng nào, giáo viên chỉ cần lựa chọn nút công cụ tương ứng trên thanh Draw rồi vẽ tương tự như trong Word. Có một lưu ý nhỏ là nếu muốn vẽ hình vuông hoặc hình tròn thì ta lựa chọn công cụ vẽ hình chữ nhật hoặc hình elip rồi nhấn phím Shift trong khi vẽ.

+ Đối với hình ảnh

Thao tác để chèn một hình ảnh vào Slide là: Insert> Picture> From Fife. Khi xuất hiện một hộp thoai, giáo viên tìm, chọn ảnh cần chèn rồi nháy chuột vào Insert.

Ảnh sau khi chèn có thể thay đổi kích thước nhờ 8 nút điều khiển bao quanh ảnh khi ta nhấp chọn ảnh đó, có thể thay đổi độ sáng, tối, độ tương phản của bức ảnh….

Nếu là tranh Clip Art thì cũng làm tương tự những chọn lệnh: Insert> Picture> Clip Art

Thực tế khi thiết kế ta có thể đặt nhiều ảnh chồng lên nhau, khi trình chiếu các ảnh sẽ xuất hiện lần lượt.

+ Đối với âm thanh, video:

Tại slide muốn chèn âm thanh, video ta thực hiện lệnh: Insert> Movies and Sounds/ Movie From File (nếu là file hình), Insert/ Movies and Sounds/ Sound From File (nếu là file tiếng). Xuất hiện một hộp thoại, giáo viên chọn tệp muốn đưa vào bài và chọn OK. Khi đó trên slide sẽ xuất hiện biểu tượng hình ảnh tượng trưng của tệp đó.

Có nhiều trường hợp, giáo viên chèn 1 file video vào trò chơi hoặc bài giảng thường không chạy được. Xảy ra hiện tượng như vậy là do ở mỗi máy tính phần mềm hỗ trợ đọc file video trong PP có thể khác nhau. Có thể giải quyết tình huống này bằng một cách khác, đảm bảo tất cả các file đã đọc được ở Windows Media Player của máy tính đó đều có thể chạy được khi đưa vào bài giảng. Cách làm như sau:

Từ cửa sổ của PP, chọn slide cần chèn file video, vào menu Insert chọn

Object…xuất hiện cửa sổ Insert Object, chọn Windows Media Player/OK, xuất hiện cửa sổ của Windows Media Player ngay trên Slide đó.

Tiếp theo, nháy chuột phải vào cửa sổ của Windows Media Player, chọn Properties, xuất hiện cửa sổ Properties, nháy vào Custom rồi nháy vào biểu tượng (…) làm xuất hiện cửa sổ Windows Media Player Properties.

Nháy vào Browse để chọn file cần chèn, kết thúc nháy OK.

Cách làm này còn có ưu điểm là người sử dụng bài giảng có thể điều khiển bài giảng khi chạy file video như điều khiển chương trình Windows Media Player khi chạy độc lập. Có thể dừng, tắt hoặc nhảy đến điểm bất kì của file.

-

Sử dụng màu sắc và font nền cho các slide

Sau khi tạo được các đối tượng thì việc chọn màu sắc cho các đối tượng và phông nền cho các slide cũng là một việc hết sức quan trọng.

+ Nền của slide

Trong PP đã lập sẵn rất nhiều phông nền mẫu, người sử dụng có thể tùy ý lựa chọn phông nền phù hợp với trò chơi, phù hợp với các đối tượng trên slide.

Từ vùng trống của slide hiện thời, giáo viên nhấn chuột phải, chọn

Slides Design, xuất hiện một danh sách các phông nền có sẵn, chỉ cần dùng

Một phần của tài liệu luận văn đại học sư phạm hà nội ngành mầm non Thiết kế trò chơi bằng phần mềm PowerPoint và một số biện pháp sử dụng nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi (Trang 25 - 95)