Về ruộng đất bán lại cho con cháu

Một phần của tài liệu Chính sách ruộng đất thời Lê sơ (1428-1527) (Trang 32 - 34)

I Chính sách của nhà Lê sơ đối với ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước

3. Sự phát triển của chế độ tư hữu ruộng đất

3.1.2 Về ruộng đất bán lại cho con cháu

Chế đọ kế thừa ruộng đất nhất là kế thừa hương hoả từ thời lê sơ cũng đựoc quy định rất chặt chẽ. Trong thời Thiệu Hoà (1443 – 1454 ) Nhân Tông ban bố 14 điều luật về tư hữu ruộng đất thì trong đó có 8 điều dành cho việc kế thừa ruộng đất, theo Phan Huy Chú thì: “từ đó về sau các vụ tranh kiện về phân chia tài sản trong dân giân mới có tiêu chuẩn”. Trong luật Hồng Đức còn dành riêng 13 điều quy định việc kế thừa hương hoả. Theo những điều luật ban hành gồm những điểm lớn sau đây:

- Theo điều lệ chung, khi cha mẹ chết phải trích ra 1/20 tài sản ruộng đất để làm ruộng hương hoả, phần ruộng này được giao cho người con trai cả trông coi, cày cấy để lấy hoa lợi chi tiêu vào ngày giỗ tết. Trường hợp cha mẹ chết không kịp viết trúc thư các con cũng phải làm đúng theo lệ này. Nếu cha mẹ là trưởng tộc thì ruộng hương hoả được gộp vào của chủngồi mới được trích ra 1/20để làm ruộng hương hoả. Trong trường hợp ruộng ít, anh em đông thì nhà nước châm chước cho anh em được thoả thuận với nhau mà để ruộng hương hoả. Nếu không còn con trai cả thì phần ruộng hương hoả được

11

giao cho người con gái trưởng (Điều 390). Trường hợp con trai cả chết mà không có cháu trai thì phần ruộng hương hoả cũng giao cho người con gái kế tiếp. Tuy nhiên khi người con gái này chết thì ruộng hương hoả lại giao cho người con gái đầu của người con trai trưởng đã chết (Điều 396).

Điều đáng chú ý là người con trai cả hư hỏng hay bị phế tật, cha mẹ có thể giao phần ruộng hương hoả cho người con trai thứ, nhằm mục đích làm “sang tỏ sự bất tuyệt của dòng dõi” (Điều 391,392). Trường hợp con trai trưởng và cháu trai trưởngphiêu cư nơi khác, lâu ngày bỏ việc thờ cúng thì họ hàng cáo với quan ty, gioa ruộng hương hảo cho người trong họ trông nom, chờ khi những người trong đó trở về thì trả lại.

Sau 5 đời thờ cúng, theo quy định là đã Hết phục, hết tình số ruộng này được chuyển thành ruộng tế, người trong họ không được chia nhau thừa hưởng”12.

Nhà nước thừa nhận sự tồn tại của tục lên chia tài sản, việc phân chia đó không phân biệt con trai, con gái; đối với con của vợ lẽ, con nuôi thì phân chia không được quá chênh lệch. Trên thực tế chính sách của nhà nứơc đặt ra đối với các loại ruộng đất này chỉ là việc luật pháp hoá các tục lệ của nhân dân.

Như vậy có thể thấy rằng, nh à Lê s ơ tuy không được hưởng hoa lợi từ các loại ruộng đất tư này, song điều đó không có nghĩa là các vị vua nhà lê sơ không quan tâm đến tình trạng ruộng đất tư, mà ngược lại nhà nước đã đưa ra những luật lệ quy định cách rõ ràngo về việc mua bán ruộng đất, về ruộng hương hoả cùng với các cách phân chia. Từ đó có thể thấy rằng, nhà nước Lê sơ đang cố gắng đi sâu hơn nữa vào đời sống cụ thể của nông dân, đồng thời ngày càng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình đói với làng xã.

12

Một phần của tài liệu Chính sách ruộng đất thời Lê sơ (1428-1527) (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)