Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề Câu 3: (10 điểm)

Một phần của tài liệu tổng hợp đề thi học sinh giỏi môn văn lớp 9 kèm đáp án năm 2014-2015 (Trang 45 - 47)

Câu 3: (10 điểm)

Vẻ đẹp và số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua các tác phẩm Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.

a.Yêu cầu về kỹ năng:

- Bài làm của học sinh có bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, nắm vững kỹ năng làm bài nghị luận văn học.

- Lập luận thuyết phục, văn viết có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; chữ viết cẩn thận.

b.Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau, song cần đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau:

* Vẻ đẹp của người phụ nữ:

- Đẹp về nhan sắc (Người phụ nữ trong Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương; Thúy Vân, Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du ).

- Đẹp về tài năng ( Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du)

- Đẹp về tâm hồn, phẩm chất: hiếu thảo, thủy chung son sắt, khao khát hạnh phúc... (Người phụ nữ trong Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương; Vũ Nương trong Chuyện người con gái

Nam Xương – Nguyễn Dữ; Thúy Kiều trong Truyện Kiều – Nguyễn Du; Kiều Nguyệt Nga

trong Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu). * Số phận của người phụ nữ:

- Long đong, chìm nổi; bị ép duyên, bắt đi cống cho giặc (Người phụ nữ trong Bánh trôi

nước – Hồ Xuân Hương; Kiều Nguyệt Nga trong Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình

Chiểu).

- Đau khổ, oan khuất( Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam xương – Nguyễn Dữ) - Tình yêu tan vỡ, nhân phẩm bị chà đạp (Thúy Kiều trong Truyện Kiều – Nguyễn Du...).

(Học sinh lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu trong các tác phẩm để làm rõ những nội dung trên).

* Nhận định, đánh giá:

- Người phụ nữ trong xã hội phong kiến là những con người tài hoa nhưng bạc mệnh, bị xã hội phong kiến vùi dập.

- Các tác giả trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ đồng thời cảm thông, xót xa cho thân phận của họ; lên án xã hội phong kiến bất công. . .

c. Biểu điểm cụ thể:

- Điểm 9 - 10: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, tỏ ra sắc sảo khi có những ý kiến riêng về vấn đề nêu ở đề bài, diễn đạt lưu loát, văn viết giàu cảm xúc, sáng tạo.

- Điểm 7 - 8: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, diễn đạt khá tốt, văn viết mạch lạc, trong sáng, còn một vài sai sót về ngữ pháp, chính tả.

- Điểm 5 - 6: Hiểu và nắm được yêu cầu của đề, bố cục mạch lạc, văn viết có cảm xúc, còn một vài sai sót về diễn đạt, trình bày.

- Điểm 3 -4: Hiểu và nắm được yêu cầu của đề, bố cục mạch lạc, song trình bày chưa có sức thuyết phục, còn một số sai sót về chính tả, diễn đạt, trình bày.

- Điểm 2: Hiểu đề song nội dung còn sơ sài, giải quyết vấn đề còn lúng túng, không xoáy được trọng tâm, diễn đạt lủng củng.

- Điểm 1 : Không nắm vững yêu cầu của đề, bài làm sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt, trình bày.

- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề, diễn đạt kém hoặc bỏ giấy trắng.

SỞ

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTHANH HOÁ THANH HOÁ

KỲ THI VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN LAM SƠNNĂM HỌC 2014 - 2015 NĂM HỌC 2014 - 2015

Môn NGỮ VĂN

(Dùng chung cho tất cả thí sinh)

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề thi gồm 01trang Ngày thi: 17 tháng 6 năm 2014

Câu 1: (2,0 điểm)

Cho đoạn thơ sau:

Gần miền có một mụ nào,

Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh. Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”,

Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”. (Truyện Kiều - Nguyễn Du)

a. Tìm các từ Hán Việt trong đoạn thơ trên. Nêu ý nghĩa của việc sử dụng các từ Hán Việt đó.

b. Lời nói của Mã Giám Sinh đã vi phạm những phương châm hội thoại nào? Sự vi phạm những phương châm hội thoại ấy hé mở những điều gì về tính cách của nhân vật?

Câu 2: (3,0 điểm)

Viết bài văn ngắn (khoảng 200 từ) bày tỏ suy nghĩ của em về câu tục ngữ Nga:

Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.

(Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục, 2006)

Câu 3: (5,0 điểm)

Nghĩ về Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, có ý kiến:

Sự độc đáo trong việc sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu góp phần tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm.

Em có đồng ý với nhận xét trên? Hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ.

Một phần của tài liệu tổng hợp đề thi học sinh giỏi môn văn lớp 9 kèm đáp án năm 2014-2015 (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w