Các chỉ tiêu nghiên cứu can thiệp

Một phần của tài liệu đặc điểm dịch tễ học bệnh hen phế quản ở trẻ em 13-14 tuổi và hiệu quả can thiệp bằng giáo dục sức khỏe ở hai quận của hà nội (Trang 45 - 47)

+ Nhóm chỉ tiêu nghiên cứu tình trạng bệnh hen

Tỉ lệ trẻ có triệu chứng ban ngày của bệnh: có triệu chứng ban ngày nếu kết quả của câu 2 trắc nghiệm KSH ≤4 điểm. Khơng có triệu chứng ban ngày nếu kết quả câu 2 trắc nghiệm KSH = 5 điểm

Tỉ lệ trẻ có triệu chứng ban đêm: có triệu chứng ban đêm của bệnh nếu kết quả của câu 3 trắc nghiệm KSH ≤4 điểm. Khơng có triệu chứng ban đêm nếu kết quả câu 3 trắc nghiệm KSH = 5 điểm

Tỉ lệ trẻ đạt kiểm soát hen: dựa vào tổng điểm 5 câu của trắc nghiệm KSH để chia mức kiểm soát hen thành 2 mức độ: hen được kiểm soát tốt nếu điểm trắc nghiệm kiểm soát hen >19 điểm, hen chưa được kiểm soát tốt nếu điểm trắc nghiệm kiểm soát hen ≤ 19 điểm.

+ Chỉ tiêu nghiên cứu tình trạng nghỉ học vì hen

Tỉ lệ trẻ có nghỉ học vì hen: có nghỉ học nếu kết quả của câu 1trắc nghiệm KSH ≤4 điểm. Không nghỉ học nếu kết quả câu 1 trắc nghiệm KSH = 5 điểm

46

+ Nhóm chỉ tiêu nghiên cứu kiến thức về bệnh hen Tỉ lệ trẻ có hiểu biết về bệnh hen

Tỉ lệ trẻ có hiểu biết về cách chữa hen

Tỉ lệ trẻ có kiến thức tốt về bệnh hen: dựa vào tổng điểm 20 câu trả lời về bệnh hen và cách chữa hen để chia 2 mức độ hiểu biết: kiến thức tốt nếu tổng điểm kiến thức ≥16 điểm; kiến thức chưa tốt nếu tổng điểm kiến thức <16 điểm.

+ Nhóm chỉ tiêu nghiên cứu chất lượng cuộc sống: Tổng điểm chất lượng cuộc sống từng lĩnh vực và chung cả 3 lĩnh vực: theo kết quả của mẫu phiếu phỏng vấn chất lượng cuộc sống.

Hiệu quả của can thiệp được đánh giá bằng sự thay đổi về tỉ lệ trẻ có triệu chứng bệnh, tỉ lệ trẻ phải nghỉ học vì hen, tỉ lệ mức kiến thức tốt, điểm kiểm soát hen, điểm chất lượng cuộc sống thời điểm sau can thiệp so với trước can thiệp và so với nhóm chứng.

- Cơng cụ thu thập số liệu

+ Mẫu phiếu phỏng vấn kiến thức được xây dựng trên tài liệu quản lí hen của GINA [60] gồm 20 câu hỏi về bệnh hen và cách chữa hen. Trẻ trả lời bằng cách chọn 1 ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi. Việc xây dựng tài liệu được tác giả trực tiếp thực hiện sau đó gửi tới các chuyên gia để xin ý kiến phản biện trước khi sử dụng vào nghiên cứu.

+ Trắc nghiệm kiểm soát hen bản tiếng Việt dùng cho người >12 tuổi gồm 5 câu hỏi, mỗi câu hỏi được đánh giá theo thang điểm 5 (từ 1 đến 5). Trắc nghiệm này đã được các bác sĩ tiến hành nghiên cứu trước đó ở Việt Nam [10], [24]

+ Mẫu phiếu phỏng vấn CLCS được xây dựng dựa trên bộ câu hỏi phỏng vấn CLCS cho người trên 12 tuổi của tác giả Juniper [74]. Để xây dựng mẫu phiếu phỏng vấn CLCS tác giả liên hệ bằng thư điện tử với giáo sư Juniper,

47

sau khi nhận được thư đồng ý và bản mẫu phiếu CLCS bằng tiếng Việt từ giáo sư Juniper, tác giả đã chỉnh sửa từ ngữ trong mẫu phiếu cho phù hợp và dễ hiểu với trẻ lứa tuổi 12 đến 15 tuổi của địa điểm nghiên cứu và chỉ sử dụng 23 câu hỏi về 3 lĩnh vực hạn chế hoạt động, triệu chứng và cảm xúc. Mẫu phiếu đã được thử nghiệm trước đó [6]. Các câu hỏi trong mẫu phiếu bao gồm:

Lĩnh vực hạn chế hoạt động: 5 câu hỏi về sự hạn chế của trẻ khi tham gia các hoạt động thường ngày như khi chơi, khi chạy luyện tập, khi ngủ.

Lĩnh vực triệu chứng: 10 câu hỏi về sự xuất hiện các triệu chứng của bệnh hen như ho, thở khị khè, khó thở, nặng ngực…

Lĩnh vực cảm xúc: 8 câu hỏi để hỏi về cảm giác mệt mỏi, khó chịu, bực tức, khơng thoải mái, thất vọng, hoảng sợ vì bệnh hen.

Mỗi câu hỏi được đánh giá thang điểm 7 (mức 1 là bệnh hen rất nặng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh, mức 7 là khơng có triệu chứng của bệnh và bệnh hen hồn tồn khơng ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh).

Một phần của tài liệu đặc điểm dịch tễ học bệnh hen phế quản ở trẻ em 13-14 tuổi và hiệu quả can thiệp bằng giáo dục sức khỏe ở hai quận của hà nội (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)