thuộc:
1.Trường Nghiệp vụ thuế.
2.Tạp chí Thuế.
1.Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ;
2.Phòng Kê khai và kế toán thuế;
3.Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế;
4.Một số Phòng kiểm tra
giám sát
kê khai thuế;
5.Một số Phòng Thanh tra; 6.Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán;
7.Phòng Quản lý thuế Thu nhập cá nhân;
8.Phòng Kiểm tra nội bộ; 9.Phòng Tổ chức cán bộ; 10.Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ (có cả ấn chỉ). + Có số thu trên 300 tỷ/năm trở lên
1.Đội Tuyên truyền và hỗ trợ Người nộp thuế;
2.Đội Kê khai, kế toán thuế và tin học;
3.Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế;
4.Đội Kiểm tra thuế 5.Đội Quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác; 6.Đội Quản lý Thuế thu nhập cá nhân;
7.Đội Nghiệp vụ - dự toán (gồm cả chức năng pháp chế);
8.Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Quản trị-Ấn chỉ
9. Đội kiểm tra nội bộ 10.Một số Đội thuế liên xã, phường.
+ Có số thu dưới 300 tỷ/năm trở lên : không có Đội Kiểm tra nội bộ
Ban lãnh đạo
Cơ cấu bộ máy tổ chức của ngành thuế
Cơ cấu tổ chức được chuyển sang mô hình quản lý thuế theo chức năng là chủ yếu. Theo đó, kiện toàn và thành lập mới các bộ phận quản lý thuế theo chức năng. Đồng thời, thành lập mới các bộ phận thuộc các chức năng hỗ trợ quản lý thuế như tư vấn pháp chế, kiểm tra giám sát nội bộ,…
I./ Cơ cấu tổ chức Cơ quan Tổng cục Thuế
- Bộ máy giúp việc Tổng cục trưởng gồm có:
1. Ban Hỗ trợ Người nộp thuế;
2. Ban Kê khai và kế toán thuế;
3. Ban Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế;
4. Ban Thanh tra;
5. Ban Pháp chế;
6. Ban Tuyên truyền - Thi đua;
7. Ban Cải cách và hiện đại hoá; 8. Ban Chính sách thuế;
9. Ban Kiểm tra nội bộ;
10. Ban Dự toán thu thuế;
11. Ban Quản lý thuế Thu nhập cá nhân; 12. Ban Hợp tác quốc tế;
13. Ban Tổ chức cán bộ; 14. Ban Tài vụ - quản trị; 15. Văn phòng;
16. Cục ứng dụng Công nghệ thông tin.
17. Đại diện Tổng cục Thuế tại thành phố Hồ Chí Minh;
- Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc:
1. Trường Nghiệp vụ thuế.
II./ Cơ cấu tổ chức của Cục Thuế
Bộ máy của Cục thuế được tổ chức chủ yếu theo mô hình chức năng. Tổ chức bộ máy Cục Thuế được kiện toàn như sau:
Mô hình tổ chức của Cục thuế như sau:
1. Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ;
2. Phòng Kê khai và kế toán thuế;
3. Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế;
4. Một số Phòng kiểm tra giám sát (tuỳ theo quy mô, số kê khai thuế; lượng ĐTNTcủa 5. Một số Phòng Thanh tra; từng tỉnh, thành phố)
6. Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán;
7. Phòng Quản lý thuế Thu nhập cá nhân; 8. Phòng Kiểm tra nội bộ;
9. Phòng Tổ chức cán bộ;
10. Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ (có cả ấn chỉ).
III./ Cơ cấu tổ chức của Chi Cục Thuế
Bộ máy quản lý thuế cấp Chi cục được tổ chức lại theo mô hình chức năng thống nhất trong toàn quốc.
Bộ máy quản lý thuế ở Chi cục thuế gồm 9 loại Đội quản lý là:
1. Đội Tuyên truyền và hỗ trợ Người nộp thuế; 2. Đội Kê khai, kế toán thuế và tin học;
3. Đội Quản lý nợ và cưỡng chế thu nợ thuế;
4. Đội Kiểm tra (nơi trọng điểm thu thuế thì có nhiều Đội kiểm tra và có thể tổ chức riêng đội kiểm tra, giám sát kê khai thuế và Đội Kiểm tra nội bộ riêng);
5. Đội Quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác; 6. Đội Quản lý Thuế thu nhập cá nhân;
7. Đội Nghiệp vụ - dự toán (gồm cả chức năng pháp chế);
8. Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Quản trị (gồm cả chức năng quản lý ấn chỉ);
9. Một số Đội thuế liên xã, phường.
Trên đây là mô hình áp dụng chung cho các Chi cục Thuế. Tuy nhiên, do đặc điểm kinh tế - xã hội giữa các Chi cục khác nhau, có các Chi cục lớn như Chi cục quản lý thuế các quận nội thành thuộc thành phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có số thu tương đương các Cục thuế ở đồng bằng, miền núi thì có thể tăng thêm số lượng đội cho phù hợp; ngược lại, một số
Chi cục thuế ở miền núi, đồng bằng, đối tượng quản lý không nhiều thì có thể lồng ghép một số chức năng, nhiệm vụ, để thành lập, song vẫn phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và bảo đảm tính thống nhất của toàn hệ thống.
Sơ đồ: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ THUẾ THEO CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG THUẾ VIỆT NAM
Về vị trí và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý Thuế các cấp
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Thuế các cấp được Nhà nước qui định tại các văn bản pháp qui. Theo qui định tại các văn bản pháp qui hiện hành1 thì cơ quan Thuế các cấp đều có chung chức năng cơ bản là quản lý thu thuế và thu khác vào ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, ở mỗi cấp khác nhau, chức năng, nhiệm vụ cụ thể của cơ quan Thuế được qui định khác nhau.
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế;
- Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế để bảo đảm thu đủ số tiền thuế do người nộp thuế chây ỳ chưa nộp ngân sách nhà nước.
- Thực hiện việc gia hạn hồ sơ khai thuế; thẩm định để trình cấp có thẩm quyền xoá tiền nợ thuế, tiền phạt theo quy định.
1./ Tổng cục Thuế
-Vị trí và chức năng : là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đốI vớI các khỏan thu nộI địa, bao gồm : thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN theo quy định của pháp luật.
-Nhiệm vụ và quyền hạn :
+ Tham gia nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, và văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thuế theo phân cấp của Bộ Tài chính. Hướng dẫn thực hiện trong phạm vi cả nước;
+ Nghiên cứu, xây dựng các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế; hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực các quy trình, biện pháp nghiệp vụ, quản lý biên chế, kinh phí bảo đảm thống nhất trong toàn ngành thuế.
+ Chỉ đạo cơ quan Thuế các cấp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật thuế, trực tiếp tổ chức thanh tra thuế đối với những người nộp thuế lớn, có phạm vi kinh doanh đa dạng, phức tạp, liên quan đến nhiều địa phương hoặc quốc tế.
2./ Cục Thuế
-Vị trí và chức năng : Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Cục thuế) tổ chức trực thuộc Tổng cục thuế, có chức năng tổ chức thực hiện thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật.
-Nhiệm vụ và quyền hạn :
1 Quyết định số 76/2007/QĐ-TTg ngày 28/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ qui định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài Chính.
+ Hướng dẫn, chỉ đạo các Chi cục thuế thực hiện các chức năng quản lý thuế trên địa bàn.
+Trực tiếp quản lý thuế đối với các doanh nghiệp lớn và vừa, có phạm vi kinh doanh liên quan đến nhiều quận huyện, tỉnh, thành phố; các doanh nghiệp thuộc diện phải hoàn thuế GTGT; quản lý những nguồn thu lớn, quan trọng, gồm các sắc thuế: Thuế giá trị gia tăng, Thuế tiêu thu đặc biệt, Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế Thu nhập cá nhân theo phương pháp khấu trừ tại nguồn, các khoản phí, lệ phí của các tổ chức, doanh nghiệp thuộc tỉnh, thành phố quản lý. Thực hiện chức năng thanh tra đối với tất cả các doanh nghiệp trên địa bản tỉnh, thành phố trực thuộc TW.
2./Chi Cục Thuế
-Vị trí và chức năng : Chi Cục thuế đặt tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là đơn vị trực thuộc Cục thuế, có chức năng tổ chức thực hiện thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật.
-Nhiệm vụ và quyền hạn :
Trực tiếp quản lý thuế đối với các tổ chức, cá nhân nộp thuế còn lại, đó là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, các đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân (không qua khấu trừ tại nguồn), các khoản thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế nhà đất, các loại phí, lệ phí phát sinh trên địa bàn quận, huyện, thị xã... và các sắc thuế mới sẽ ban hành trong giai đoạn 2008-2010 theo chương trình cải cách của Nhà nước. Chi cục Thuế thực hiện tất cả các chức năng quản lý thuế trừ nhiệm vụ thanh tra thuế.
Quyền hạn :
+ Được áp dụng các biện pháp mạnh trong thanh tra thuế đối với trường hợp có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế. Đó là các biện pháp:
+ Thu thập thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế (được ghi âm, ghi hình công khai);
+ Tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế;
+ Khám nơi cất dấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
Trách nhiệm :
- Giám định tư pháp về thuế theo quy định của pháp luật;
- Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.
+ Cơ quan Tổng cục Thuế có chức năng quản lý Nhà nước đối với các khoản thu nội địa, bao gồm: thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN. Đồng thời, cũng có nhiệm vụ chỉ đạo toàn diện việc thực hiện công tác quản lý thu thuế và thu khác thống nhất trong cả nước; đề xuất các qui trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế phù hợp và chỉ đạo thực hiện trong toàn ngành. Ngoài ra, còn có nhiệm vụ tham gia với Bộ Tài chính trong công tác xây dựng chính sách thuế. Hiện nay, Tổng cục Thuế không có chức năng trực tiếp thu thuế.
+ Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã có nhiệm vụ cơ bản là quản lý và trực tiếp thu các khoản thuế, phí và thu khác vào NSNN.
Vì vậy, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thuế ở cấp Trung ương và cấp địa phương về cơ bản là thống nhất, nhưng có những điểm khác nhau, phù hợp và phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện nhiệm vụ của từng cấp.
Ví dụ: Tổng cục Thuế thực hiện chức năng giúp Bộ Tài chính nghiên cứu xây dựng chính sách thuế, chức năng hợp tác quốc tế về thuế vì vậy tại cơ quan Tổng cục Thuế phải thành lập Ban chính sách, Ban Hợp tác quốc tế. Nhưng tại Cục Thuế, Chi cục Thuế lại không tổ chức các phòng này vì Cục Thuế, Chi cục Thuế không có chức năng trực tiếp xây dựng chính sách thuế và hợp tác quốc tế.
- Khi chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Thuế thay đổi để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý thuế thì đến một mức độ nhất định tổ chức bộ máy cũng phải thay đổi nhằm thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý thuế.
V./Tin học : TH văn phòng
VI./Ngoại ngữ: Cố gắng ôn (Chứng chỉ A đối với cán sự; chứng chỉ B đối với chuyên viên và