PHẦN III: KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn kể chuyện âm nhạc (Trang 27 - 29)

3.1. Tổng kết:

- Từ đó thông qua bộ môn âm nhạc ở trường tiểu học chủ yếu là thông qua phân môn âm nhạc thường thức để phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc, nâng cao thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh, đồng thời góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm tích cực, góp phần đào tạo có chất lượng, những người lao động mới, phát triển toàn diện.

- Hình thành cho học sinh cơ sở ban đầu thật tốt đẹp, cần thiết thiết cho sự phát triển lâu dài về tình cảm, trí tuệ và thể chất. Đây là quá trình tác động có tổ chức và định hướng chặt chẽ, liên tục, và cụ thể

- Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo bằng cách thực hiện đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy học tập. Thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học theo hướng tích cực, khắc phục lối dạy truyền thống “ thầy giảng, trò ghi”, bằng phương pháp tự học, tự nghiên cứu, đồng thời ứng dụng tin học và các phương pháp truyền thông hiện đại trong giảng dạy, theo tôi là những việc cần và nên làm ngay.

- Tuy nhiên điều này đòi hỏi người giáo viên phải có cái “ tâm” đối với nghề nghiệp, đối với học sinh, có nhiệt huyết, chịu khó học hỏi để có thêm kiến thức kỹ năng chuyên môn ở một số lĩnh vực liên quan, nhằm phục vụ tốt cho công việc giảng dạy.

- Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ trong việc dạy phân môn kể chuyện – nghe nhạc mà bản thân tôi đã áp dụng và có hiệu quả, nâng cao chất lượng rõ rệt. Nhằm nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh trở thành con người có ích cho xã hội. Rất mong sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để tôi có một giờ dạy học phân môn kể chuyện – nghe nhạc một cách hiệu quả.

3.2. Kiến nghị:

- Vì đây là một môn học mang tính đặc trưng riêng nên cần trang bị thêm một số tranh ảnh, tài liệu phục vụ môn học để vệc dạy và học ngày càng hiệu quả hơn.

Người viết đề tài

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn kể chuyện âm nhạc (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w