- Nghe kể chuyện Kể chuyện nối tiếp
4.Sử dụng bộ công cụ.
4.1. Sử dụng bộ công cụ để theo dõi sự phát
triển của trẻ thường xuyên.
- Để có thể sử dụng Bộ chuẩn PTTENT theo dõi
sự phát triển thường xuyên của trẻ, GV cần nắm được các phương pháp đánh giá từng chỉ số và chủ yếu thông qua các hoạt động thường ngày cùng với trẻ
- GV có thể kết hợp cùng với gia đình giáo dục
các cháu một cách phù hợp để dần dần các cháu có thể đạt được mục tiêu của giáo dục mầm non, nghĩa là đạt được 120 chỉ số phát triển phù hợp với độ tuổi.
Để đánh giá sự phát triển của trẻ cuối kì dựa trên
Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, chúng ta cần có một Bảng liệt kê các chỉ số cần đánh giá ở trẻ 5 tuổi.
1- Xác định một nhóm chuyên gia xây dựng Bảng
liệt kê. Đó là những người am hiểu về trẻ 5 tuổi (có thể là những người nghiên cứu về trẻ mẫu giáo, các nhà quản lí ngành học mầm non, giáo viên có kinh nghiệm dạy trẻ 5 tuổi...)
2- Từ 120 chỉ số của Bộ chuẩn phát triển trẻ 5
tuổi, nhóm chuyên gia chọn ra khoảng 30 - 40 chỉ số bảo đảm 4 nguyên tắc đã nêu trên;
3- Với mỗi chỉ số được lựa chọn, cần xác định:
+ Phương pháp đánh giá (có thể lựa chọn một hay
một số các phương pháp đánh giá sự phát triển của trẻ nêu trong phần phụ lục);
+ Cách thức đánh giá (Ví dụ: nếu dùng phương
pháp phỏng vấn thì sẽ phỏng vấn ai? Với câu hỏi cụ thể như thế nào? ở đâu?, nếu dùng phương pháp kiểm tra trực tiếp thì bài tập kiểm tra là gì?);
+ Mức độ đánh giá (Ví dụ: đánh giá theo 2 mức độ:
có/không; đánh giá theo 3 mức độ: có/thỉnh thoảng/không....)
4- Xác định các dụng cụ, phương tiện cần thiết để
thực hiện việc đánh giá với các chỉ số đã được lựa chọn vào Bảng liệt kê.
5- Đưa Bảng liệt kê với cách thức đánh giá cụ
thể từng chỉ số cho một nhóm (khoảng 3-5) giáo viên có kinh nghiệm và yêu cầu họ cho biết:
cách đánh giá của những chỉ số nào là chưa rõ ràng hay chưa thích hợp.
6- Nhóm chuyên gia tiến hành thử nghiệm Bảng
liệt kê trên một nhóm trẻ 5 tuổi (khoảng 30 trẻ) để xác định các chỉ số phù hợp