GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu dự thảo đề án tổ chức lại khai thác hải sản (Trang 31 - 33)

1. Về cơ chế, chính sách

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản qui phạm pháp luật về lĩnh vực khai thác hải sản. Tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

- Xây dựng chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho ngư dân ở bãi ngang, hải đảo; Chính sách hỗ trợ, phát triển các phương thức tổ chức chức sản xuất: đồng quản lý nghề cá qui mô nhỏ, tổ hợp tác, Hợp tác xã;

- Xây dựng chính sách hỗ trợ rủi ro cho ngư dân khi khai thác hải sản trên biển.

- Xây dựng chính sách phát triển khoa học công nghệ khai thác, đóng tàu cá, tàu dịch vụ hậu cần, cơ khí tàu cá và bảo quản sản phẩm khai thác sau thu hoạch trên tàu; Chính sách đóng tàu, thay máy mới;

- Xây dựng chính sách hỗ trợ cho con ngư dân, bộ đội phục viên học các trường cao đẳng, đại học liên quan đến lĩnh vực khai thác thủy sản; Cải thiện môi trường làm việc cho các lao động nghề biển thông qua việc xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn về lao động làm việc trên các tàu cá.

2. Giải pháp về tổ chức

Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy về quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản từ trung ương đến địa phương; nâng cao vai trò, vị thế của chính quyền các địa phương trong nhiệm vụ quản lý hoạt động khai thác ở vùng biển ven biển và vùng lộng

3. Về khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế

- Điều tra nguồn lợi, dự báo ngư trường khai thác: Đưa vấn đề điều tra đánh giá nguồn lợi hải sản trở thành nhiệm vụ thường niên, cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết về nguồn lợi hải sản, dự báo ngư trường phục vụ cho việc hoạch định chính sách và chỉ đạo sản xuất; áp dụng phương pháp tiên tiến, có độ chính xác cao để dự báo nguồn lợi.

- Hiện đại hóa đội tàu khai thác hải sản xa bờ: nghiên cứu, chuẩn hóa và chế tạo các mẫu tàu mới phù hợp với khai thác hải sản xa bờ, tiến tới thay thế tàu vỏ gỗ bằng vỏ thép, composite... ; cải tiến, hiện đại hóa các trang thiết bị phục vụ khai thác, thông tin hàng hải: máy thông tin liên lạc, máy đo sâu dò cá, máy tời, cẩu, máy thu lưới …để từng bước cơ giới hóa, hiện đại hóa các khâu trong quá trình khai thác.

32 - Tiếp tục nghiên cứu cải tiến ngư cụ, phương pháp khai thác để chuyển hướng khai thác theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm; cải tiến, chế tạo ngư cụ phù hợp để nâng cao hiệu quả khai thác; đẩy mạnh phát triển công nghiệp phụ trợ cho khai thác như: chế tạo dây, lưới, sợi, phao, chì... từng bước thay thế hàng ngoại nhập; đẩy mạnh công tác khuyến ngư trong khai thác hải sản xa bờ.

- Về bảo quản sản phẩm sau thu hoạch trên tàu cá: Áp dụng các công nghệ và thiết bị bảo quản tiên tiến trên tàu; tổ chức khai thác kết hợp dịch vụ trên biển; phát triển dịch vụ hậu cần tại các đảo, quần đảo như: Bạch Long Vĩ, Phú Quí, Côn Sơn, Trường Sa...

4. Về Hợp tác quốc tế

- Tranh thủ các nguồn tài trợ từ các tổ chức như: DANIDA, NORAD, AUS, FAO … để thực hiện được mục tiêu về quản lý nghề khai thác hải sản.

- Tích cực tham gia trở thành thành viên chính thức hoặc có hợp tác với các tổ chức quản lý nghề cá trong và ngoài khu vực (WCPFC, SEAFDEC, APFIC, FAO...) để thực hiện cam kết của Việt Nam trong việc tuân thủ các quy định quản lý nhằm mục tiêu phát triển bền vững nguồn lợi hải sản.

- Tăng cường hợp tác quốc tế đa phương, song phương với các tổ chức quản lý nghề cá khu vực nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, thông tin về khai thác.

- Tăng cường hợp tác quốc tế để đưa tàu cá đi khai thác hợp pháp ở ngoài vùng biển Việt Nam

5. Về đào tạo nguồn nhân lực

- Xây dựng văn bản qui định về tổ chức, biên chế cho hệ thống quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản từ trung ương đến địa phương.

- Tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ khoa học, cán bộ quản lý trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

- Đào tạo lao động nghề cá phù hợp với thực tế, khuyến khích con em ngư dân theo nghề khai thác hải sản; xây dựng và nhân rộng mô hình đào tạo nghề tại cộng đồng, khuyến khích lão ngư, những ngư dân có kinh nghiệm tham gia đào tạo, truyền nghề cho ngư dân, lao động trẻ.

6. Về đầu tư, tài chính

- Đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng nghề cá.

- Đóng mới các tàu phục vụ công tác điều tra nguồn lợi hải sản.

- Đầu tư xây dựng các trung tâm nghề cá lớn gắn với các ngư trường trọng điểm, cơ quan nghiên cứu, tổ chức đào tạo, đóng tàu …để thu hút các nguồn vốn FDI, ODA …

33 Nguồn vốn thực hiện Đề án được huy động từ: ngân sách nhà nước; các doanh nghiệp; hộ gia đình và cá nhân.

Trong đó:

Tổng kinh phí đầu tư cho các dự án ưu tiên từ nguồn ngân sách nhà nước:

5.916 tỷ đồng.

(Chi tiết xem bảng cân đối kinh phí cho Đề án)

Các nguồn vốn và cơ chế sử dụng thực hiện Đề án

a. Nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước b. Nguồn vốn tín dụng

c. Nguồn vốn nước ngoài

Cơ chế quản lý các nguồn kinh phí

a. Ngân sách Trung ương tập trung cho đầu tư b. Ngân sách địa phương đầu tư

c. Các nguồn khác, cơ chế thực hiện theo quy định của nguồn vốn

Một phần của tài liệu dự thảo đề án tổ chức lại khai thác hải sản (Trang 31 - 33)