Liễu Tôn Nguyên(3)

Một phần của tài liệu CỔ HỌC TINH HOA (Trang 41 - 42)

Li bàn:

Bài này có ý nói: Ởđời có lắm người, lắm sự, lúc mới biết cho là lạ, thì còn ưa, còn sợ,

đến lúc đã biết rõ rồi thì lại khinh thường, chẳng coi vào đâu nữa: Nhác trông ngỡ tượng tô vàng,

Nhìn ra mới biết chẫu chàng ngày mưa.

Nhưng bài này lại có ý chê người khờ dại không biết giữ thân cho kín đáo, để đến nỗi người ta dòm được tâm thuật của mình mà làm hại mình, như con lừa bị con hổ hại vậy. Những nhà làm văn vẫn thường hay dùng hai chữ “Kiềm lô” (lừa đất Kiềm) để chỉ những người tài nghệ kém cỏi, không có gì lạ.

---

(1) Kiềm: nước Sở thời Chiến Quốc, tức là huyện Nguyên Lăng, tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) bây giờ.

(2) Hiếu sự: hay bày việc, sinh việc.

(3) Tên tự là Tử Hậu, tinh nhanh tuyệt vời, văn chương nổi tiếng, đỗ Tiến sĩ, làm quan Thứ sử, là một bậc danh nhân đời nhà Đường.

Vẽ gì khó ...

...Chép cho hệt khó bao nhiêu thì bày vu vơ lại dễ bấy nhiêu. Nên ta chớ nhầm, thấy kẻ

làm kỳ quái khác thiên hạ đã vội coi thánh tướng lắm. Ta phải trọng những người quý thực tế, biết làm hết bổn phận mình hàng ngày. Nhiều khi ởđám bình dân mộc mạc quê mùa, mà có bao nhiêu người trung, hiếu, tiết nghĩa, dũng cảm, hào hiệp, hơn là hạng tục học, vẽ ma, vẽ quỷ… loè đời mà kỳ thực tự tư, tự lợi, có hại không thể nói hết được. Có người thợ , vẽ cho vua nước Tề mấy bức tranh.

Vua hỏi: “Vẽ cái gì khó?” Thưa: “Vẽ chó, vẽ ngựa khó”. - Vẽ cái gì dễ?

- Vẽ ma, vẽ quỉ dễ. - Sao lại thế?

“Chó ngựa ai cũng trông thấy, vẽ mà không giống thì người ta chê cười, cho nên khó vẽ. Ma quỉ là giống vô hình, không ai trông thấy, tuỳ ý muốn vẽ thế nào cũng được, không sợ

ai bẻ, cho nên dễ vẽ”.

Người nào bỏ những công việc thiết thực bình thường, chỉ chăm làm những công việc kì dị, quái gở để loè thiên hạ, thì cũng chẳng khác nào như người thợ chỉ vẽ ma, vẻ quỉ, nghĩa là tránh cái khó mà làm cái dễ vậy.

Li bàn:

Trong bài nói chó, ngựa, mà thực bao rộng cả những vật hữu hình, mắt có thể trông thấy; chỉ nói ma quỷ, mà thực bao rộng cả những vật vô hình trí não tưởng tượng ra. Một đằng vẽ vật hữu hình là chép lại, một đằng vẽ vật vô hình là bày ra; ai chẳng cho chép dễ hơn bày. Nhưng xét thực, chép cho hệt khó bao nhiêu thì bày vu vơ lại dễ bấy nhiêu. Nên ta chớ nhầm, thấy kẻ làm kỳ quái khác thiên hạ đã vội coi thánh tướng lắm. Ta phải trọng những người quý thực tế, biết làm hết bổn phận mình hàng ngày. Nhiều khi ở đám bình dân mộc mạc quê mùa, mà có bao nhiêu người trung, hiếu, tiết nghĩa, dũng cảm, hào hiệp, hơn là hạng tục học, vẽ ma, vẽ quỷ… loè đời mà kỳ thực tự tư, tự lợi, có hại không thể nói hết được.

Một phần của tài liệu CỔ HỌC TINH HOA (Trang 41 - 42)