*.Trước khi áp dụng phương pháp: Kết quả khảo sát bài kiểm tra lần I
Lớp
Tổng số học sinh
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL T L ( % ) 12a2 43 2 4,7% 6 14% 25 58% 10 23% 0 0 12a7 42 1 2,4% 5 12% 27 64% 9 21% 0 0 12a9 45 2 4,4% 6 13,3% 28 62% 9 20% 0 0
*.Sau khi áp dụng phương pháp: Kết quả khảo sát bài kiểm tra lần II
Lớp
Tổng số học sinh
Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL T L ( % ) 12a2 43 5 11,7% 12 28% 22 51% 4 9% 0 0 12a7 42 3 7,1% 13 31% 23 54,8% 3 7% 0 0 12a9 45 4 8,9% 14 31% 24 53% 3 6.7% 0 0 * Nhận xét:
Sau thời gian áp dụng phương pháp mới, kết quả đạt được như sau: - Tỉ lệ học sinh giỏi và khá tăng lên rõ rệt
- Tỉ lệ học sinh trung bình vàyếu giảm xuống.
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
Qua một năm thực hiện đề tài SNKN “Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học
lịch sử ở trường THPT để chấm dứt việc đọc chép và nhìn chép theo chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo”tôi nhận thấy tiết học đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều so với
cách dạy truyền thống là đọc chép hoặc một tiết dạy chỉ sử dụng bằng bài giảng điện tử cho học sinh nhìn chép.
Xem phim mãi, thảo luận một cách thụ động máy móc, xem bài giảng điện tử mãi học sinh dần dần cũng không còn cảm hứng say mê học tập mà chỉ ngồi nghe thầy cô, bạn bè nói xong hết tiết học các em cũng chẳng còn nhớ bao nhiêu vì bản thân các em cũng ít được tham gia trực tiếp vào quá trình dạy học.
Sử dụng sơ đồ tư duy trong giờ dạy lịch sử sẽ bắt buộc tất cả 100% học sinh đều phải động não, sáng tạo và chỉ trong một tờ giấy các em có thể trình bày nội dung
của bài học. Học sinh sẽ tự khám phá và khi tạo được một tác phẩm đẹp, ý tưởng hoàn chỉnh được giáo viên và các bạn ngợi khen sẽ phấn khởi rất nhiều.
Các em khác cũng sẽ cố gắng tự hoàn thiện mình và mỗi học sinh có một tính cách, một ý tưởng rất khác nhau khi trình bày sơ đồ tư duy của mình nhưng điều quan trọng là các em biết cách tự ghi chép đầy đủ nội dung bài học để học ở nhà có thể trinh bày trước tập thể lớp và ghi nhớ lâu kiến thức bài học.
Hầu hết học sinh lớp 12 do tôi giảng dạy đều biết cách thực hiện tốt sơ đồ tư duy môn lịch sử. Nhiều em sử dụng thành thạo phần mềm mind – map và ứng dụng vào môn học khác. Lúc đầu các em vẽ sơ đồ tư duy chưa quen theo cách ghi ký tự ở từng nhánh, nhưng dần dần học sinh đã đạt yêu cầu tốt hơn. Đặc biệt học sinh lớp 12 chỉ cần 24 sơ đồ tư duy là tác phẩm do tự tay mình thiết lập nên các em có thể tự ôn tập thi tốt nghiệp thuận lợi hơn.