Nội dung 4: Chẩn đoán các thời điểm bón đạm cho mía qua sử

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quản lý dinh dưỡng theo vùng đặc thù (SSNM) trên cây mía đuờng (saccharum officinarum l ) tại vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 62 - 64)

MÍA QUA SỬ DỤNG BẢNG SO MÀU LÁ (LCC)

Mục đích: Bên cạnh đánh giá khả năng cung cấp dư ng chất từ đất, xác định thời điểm bón đạm đúng lúc cho cây mía đường nhằm nâng cao năng suất mía qua sử dụng công cụ bảng so màu lá (LCC).

3.4.1 Địa điểm và thời gian bố trí thí nghiệm

- Thí nghiệm được thực hiện ngoài đồng, tại xã Đại Ân 1, huyện Cù Lao Dung-Sóc Trăng và xã Vĩnh Vi n A, huyện Long Mỹ-Hậu Giang.

- Thời gian bố trí thí nghiệm: vụ mía tơ (từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 01 năm 2013).

3.4.2 Nguyên vật liệu

- Giống mía: K88-92 - Phân bón

+ Phân N: Urê (46% N)

+ Phân P: Super lân Long Thành (16% P2O5) + Phân K: Kali clorua (60% K2O)

- Bảng so màu lá 4 vạch của IRRI (Hình 3.3)

Hình 3.3: Bảng so màu lá 4 vạch của IRRI

- Dụng cụ thu thập mẫu mía

- Các thiết bị đo và tính toán sinh khối

3.4.3 Phƣơng pháp nghiên cứu

- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lần lặp lại, gồm 4 phương pháp bón đạm (PPB-1, PPB-2, PPB-2 và PPB-4). Phương pháp bón đạm được trình bày ở Bảng 3.5.

Bảng 3.5: Thời điểm bón N cho mía

Phương pháp bón Thời gian bón N (NSKT)

10-20 60 90 120 150

PPB-1 1/5 1/5 1/5 1/5 1/5

PPB-2 1/5 1/5 2/5 LCC LCC

PPB-3 1/5 1/5 LCC

PPB-4 Kiểm tra mỗi tuần, bón N khi LCC<2

Ghi chú: Các nghiệm thức phương pháp bón có sử dụng LCC để theo dõi tình trạng màu sắc lá chỉ tiến hành bón đạm khi LCC<2 với liều lượng 1/5N

Bón đạm với mức bón 300 kgN/ha, kết hợp với bón phân lân và kali với liều lượng 125 kgP2O5/ha và kali 200 kgK2O/ha. Phân lân được bón lót toàn bộ và kali được bón vào các thời k 60 và 150 NSKT với liều lượng 1/2K.

Hình 3.4: Sơ đồ bố trí thí nghiệm Nội dung 4

LCC = 2

LCC = 3

LCC = 4 LCC = 1

- Kỹ thuật canh tác:

+ Hom giống: sử dụng hom mía thân mua tại Trại giống Casuco. + Khoảng cách: Hàng x hàng là 1,1 m.

Hom x hom là 8 cm (3-4 mắt mầm) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Kích thước liếp: Chiều rộng liếp: 1,1 m; Chiều dài liếp: 6 m

+ Cách đặt hom: đặt 1 hàng nối tiếp, đặt nghiêng 450, lấp đất ngay sau khi trồng lúc bón phân.

+ Tưới nước 2-3 ngày/lần trong giai đoạn 1 tháng tuổi; thời gian sau tưới 1 tuần/ lần (nếu trời không mưa).

+ Làm c thường xuyên, chủ yếu bằng thủ công

- Cơ sở để ch n LCC<2 để bón phân đạm cho mía: Căn cứ vào quan sát thí nghiệm đồng ruộng được thực hiện ở nội dung 2: Mã vạch số 2 ở các lô trồng mía xuất hiện rất đồng đều và ổn định trong nhiều ngày, trong khi mã vạch số 3 hoặc 4 xuất hiện trong thời gian ngắn 3-4 ngày và sau đó chuyển qua LCC ở mã vạch thấp hơn, đồng thời màu lá mía trong cùng lô không đồng đều. Do đó mã vạch số 2 (LCC=2) được ch n là mã vạch mà khi so màu lá mía có giá trị trung bình LCC<2 thì tiến hành bón đạm cho mía.

- Phương pháp so màu lá trong ruộng mía

+ So màu vào cùng thời gian (vào sáng sớm hoặc chiều mát). Khi so, lưng của người so màu hướng về phía mặt trời để bóng của người đó che mát cho lá mía để không bị phản sáng so màu không chính xác. + Ch n ngẫu nhiên lá +3 ở 6 cây trong mỗi nghiệm thức. So màu bằng

cách đặt lá lên bảng LCC. Không được tách đôi và làm hư lá mía. Ghi nhận giá trị mã vạch của từng lá rồi tính trị số trung bình của 6 lá được so.

+ Nếu trị số trung bình ở mã vạch ≥2 (LCC≥2) thì không cần bón đạm nhưng khi giá trị LCC<2 là lúc thiếu đạm nên cần bón đạm ngay.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quản lý dinh dưỡng theo vùng đặc thù (SSNM) trên cây mía đuờng (saccharum officinarum l ) tại vùng đồng bằng sông cửu long (Trang 62 - 64)