Hội nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)

Một phần của tài liệu Toàn cầu hóa với vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam (Trang 29 - 30)

II. Thực trạng hội nhập kinh tế của Việt Nam

3. Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

3.1.4. Hội nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)

Tháng 12/1994, Việt Nam đã gửi đơn xin gia nhập hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT), tiền thân của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Năm 1995 Việt Nam chính thức đề nghị gia nhập WTO. WTO là tổ chức thương mại quốc tế mang tính chất toàn cầu có mục đích cơ bản là: thương lượng để thiết lập các luật lệ chung đảm bảo thông thoáng cho thương mại cũng như cho các lĩnh vực hợp tác kinh tế quốc tế khác, và một môi trường kinh doanh có thể dự đoán được, theo dõi việc thực hiện cam kết của các thành viên, đảm bảo tính công khai về thương mại và các luật lệ về hợp tác quốc tế WTO, cho phép có sự phân biệt đối xử giữa các nước thành viên và không phải là thành viên. Việc thực hiện các cam kết mang tính ràng buộc pháp lý và nếu vi phạm có thể bị trả đũa. Các thành viên kém phát triển và đang phát triển được hưởng một số ưu đãi nhưng mức độ và thời gian hưởng ưu đãi trong từng lĩnh vực tuỳ thuộc vào kết quả đàm phán của từng nước với WTO. Việt Nam đã tiến hành nhiều phiên họp với nhóm cộng tác viên về Việt Nam gia nhập WTO, tập trung vào việc minh bạch hoá, thương mại – dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư. Trong thời gian qua, một số thành viên của WTO như: EU, Mĩ, Thuỵ Sĩ...đã bắt đầu gửi đề nghị về đàm phán mở cửa thị trường cho Việt Nam. Tháng 8/2000 ta đã kí hiệp định thương mại với Hoa Kỳ: sẽ

tạo điều kiện thuận lợi cho việc nước ta gia nhập WTO.7/11/2006 Việt Nam đã được chấp nhận là thành viên của tổ chức này.

 tác động hữu hình biểu hiện sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, sau năm 2007 gia nhập WTO, đến năm 2008, xuất khẩu đã gia tăng đáng kể, tuy nhiên đến năm 2009 lại bị âm 9% do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới.

 Tác động vô hình là nhận thức của người dân Việt Nam về việc gia nhập WTO ngày càng tốt hơn. Về thể chế cũng đã được cải thiện rõ rệt trong các năm gần đây. Cụ thể, sức ép hội nhập đã khiến Việt Nam có bước đột phá khi đặt mục tiêu giảm tối thiểu 30% thủ tục hành chính hiện hành. Đồng thời, phân biệt rõ hơn thể chế thị trường và kinh tế thế giới để từ đó doanh nghiệp Việt Nam biết xoay xở và thích ứng tốt hơn.

Một phần của tài liệu Toàn cầu hóa với vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w