3. Sâu cắn lá ngô
3.2. loài Leucania loreyi Dup,họ ngài đêm: Noctuidae, Bộ cánh vảy
Lepidoptera
3.2.1 Triệu chứng gây hại
Hàng năm sâu cắn lá ngô gây tác hại quan trọng đối với cây ngô trong vụ đông xuân ở các tỉnh thuộc đồng bằng và trung du Bắc Bộ, có nhiều năm sâu đã phát sinh thành dịch đã làm cho cả cánh đồng bị mất trắng như ở các bãi ngô ven sông thuộc các huyện Gia Lâm - Hà Nội, Văn Giang - Khoái Châu – Hưng Yên, Phú Xuyên & Thường Tín - Hà Tây năm 1982.
Đây là loài sâu ăn lá, cho nên đã ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động quang hợp và tích luỹ các chất dinh dưỡng của cây ngô đặc biệt là khi cây ngô còn non mà bị gây hại nặng thì cây không thể sinh trưởng phát triển được.
Triệu chứng gây hại: Sâu non tuổi nhỏăn lá non hay lá cả bông cờ còn sâu non tuổi lớn thường gặm khuyết phiến lá có khi chỉ còn trơ lại gân chính, khi cây ngô trỗ cờ sâu non có thể chui vào bắp ăn hạt non, ăn râu ngô làm tỷ lệ kết hạt ở bắp giảm đi.
3.2.2. Quy luật phát sinh, phát triển
Ngài (trưởng thành) thường hoạt động về ban đêm, còn ban ngày thì ẩn nấp ở trong bẹ lá ngô, ở các bờ cỏ xung quanh ruộng. Ngài có xu tính với ánh sáng đèn yếu nhưng lại bị hấp dẫn bởi mùi vị chua ngọt và có tính ăn thêm, thường sau khi vũ hoá trưởng thành tìm hoa để hút mật. Ngài đẻ trứng thành từng ổ xếp liền nhau ở trên các lá non, trên bẹ lá, trên cờ hoặc râu ngô. trung bình mỗi trưởng thành cái có thểđẻđược 200 – 300 quả trứng, có trưởng thành cái đẻ tới 1000 quả trứng.
Sâu non từ khi nở cho đến khi hoá nhộng thường không dời khỏi cây ngô, nhưng khi sâu phát sinh thành dịch thì nó có thể bò từ ruộng này sang ruộng khác để gây hại (vì thiếu thức ăn). Sâu non hoạt động mạnh về ban đêm còn ban ngày thì ẩn nấp ở trong nõn ngô, trong bẹ lá hoặc chui xuống các khe hở của ruộng ở gần gốc cây.
Sâu non đẫy sức hoá nhộng ở trong đất ởđộ sâu 2 – 5 cm khi cây ngô còn nhỏ (khi nó có dưới 10 lá) hoặc hoá nhộng ở trên cây trong các bẹ lá, lá bi hoặc
ở trong bắp khi cây ngô đã lớn. Sâu non có 6 tuổi.
Quá trình phát triển cá thể của sâu cắn lá ngô trải qua 4 giai đoạn, thời gian phát dục các giai đoạn của sâu có liên quan chặt chẽ với điều kiện sinh sống.
Quy luật phát sinh gây hại của sâu cắn lá ngô trên đồng ruộng có liên quan chặt chẽ với các điều kiện sinh thái.
+ Điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm: Sâu phá hại chủ yếu ở ngô vụ đông xuân từ tháng 12 cho đến tháng 3 năm sau và nặng nhất là vào tháng 1 và tháng 2, đặc biệt là trong những năm mà ngô vụđông xuân có mưa phùn nhiều thì sâu thường phát sinh với số lượng lớn và gây hại nặng. Vụ ngô hè thu sâu cắn lá ngô phát sinh ít và gây hại nhẹ vì khi đó điều kiện thời tiết khô hanh nên không thích hợp cho sâu sinh trưởng và phát dục.
+ Điều kiện địa thế: Sâu thường phát sinh với số lượng lớn và gây hại nặng
ở những ruộng ngô ven sông, các bãi đất bồi phù xa.
+ Chân đất và độẩm đất: Sâu sống cả ở trong đất và trên cây ngô cho nên chân đất và độẩm đất có ảnh hưởng trực tiếp tới pha sâu non và nhộng của sâu cắn lá ngô. Đất quá khô hay quá ẩm sẽ là cho sâu non bị chết nhiều, nhộng
không vũ hoá được. Sâu sinh trưởng và phát triển thích hợp trên các chân đất cát pha, thịt nhe nhất là trên các chân đất phù xa ven sông.
+ Thiên địch:
Ký sinh: Cả hai loài sâu cắn lá ngô trên thường bị giống ong đen kén trắng (Apateles sp.) ký sinh, trong đó điển hình nhất là loài Apanteles ruficrusđây là loài ong ký sinh có tính chuyên hoá hẹp và được coi như là yếu tố gây chết chủ
yếu trong tự nhiên của 2 loài sâu cắn lá ngô, ong đen kén trắng thường bắt gặp nhiều trong các tháng từ tháng 10 cho đến tháng 4 năm sau. Ngoài ra còn có các loài ong ký sinh thuộc họ ong đùi to – Chalcidae ký sinh trên nhộng, ruồi họ – Tachinidae ký sinh trên sâu non và nhộng, các loài ong này thường bắt gặp trong các tháng 2 và tháng 3.
Vi sinh vật gây bệnh: Một số loài nấm trắng thuộc bộ Entomophthorales, các loài nấm gây bệnh này thường bắt gặp trong các thời kỳ có độẩm không khí cao vào tháng 4 – tháng 4.
Hàng năm sâu cắn lá ngô có thể phát sinh 7 – 8 lứa, chúng thường gây hại trên các trà ngô đông xuân gieo muộn trong tháng 12 (lúc này cây ngô còn non mới có 5-6 lá).
3.2.3. Biện pháp quản lý
Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại trong ruộng và xung quanh bờđể cắt
đứt nơi cư trú và nguồn thức ăn của trưởng thành và của sâu non khi mà cây trồng chính đã thu hoạch và chúng sẽ cư trú ở đó đợi đến vụ ngô tiếp theo để
tiếp tục gây hại nếu như chúng ta không thực hiện tốt công tác vệ sinh đồng ruộng.
Nơi nào bị hại nặng thì cần có chế độ luân canh với các cây trồng khác không phải là ký chủ phụ của sâu cắn lá ngô và tốt nhất là luân canh với cây lúa nước.
Sử dụng bả độc chua ngọt để thu bắt trưởng thành nhất là trong vụ ngô
đông xuân từ tháng 12 – tháng 2 năm sau.
Xác định thời vụ gieo trồng thích hợp để tránh giai đoạn cây ngô có 5- 8 lá rơi vào các tháng 1 – tháng 2 (khi mà điều kiện thời tiết khá thuận lợi cho sâu phát sinh phát triển).
Vào sáng sớm hoặc chiều tối sâu non thường hoạt động mạnh do đó chúng ta có thểđi thu bắt sâu non vào khoảng thời gian này.
Sử dụng thuốc trừ sâu để khống chế mật độ khi sâu cắn lá ngô phát sinh với số