Mô hình

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực nghiên cứu chính sách để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của việt nam thời kỳ 2001-2010 (Trang 62 - 64)

II. ĐÁNH GIÁ ĐỊNH LƯỢNG TÁC ĐỘNG TRÀN

2.2.1. Mô hình

Trước hết nhóm nghiên cứu tiến hành kiểm định các yếu tố tác động tới năng suất của các doanh nghiệp thông qua mô hình được thực hiện trên cơ sở lý thuyết đã mô tả ở

Chương Hai, mô hình có dạng như sau:

) , det , , , , _ , , ,

(cuongdovon quimo trinhdo F hd Dtinh Dsohuu Dluongthuc D may Ddientu f

nangsuat =

Trong mô hình này, biến phụ thuộc nangsuat là đại lượng đo năng suất lao động của doanh nghiệp được tính bằng giá trị gia tăng/lao động. Biến trinhdo thể hiện chất lượng của lao động trong doanh nghiệp, đo bằng tỷ lệ lao động có bằng cao đẳng và trung cấp dạy nghề trở lên so với số lao động còn lại trong doanh nghiệp. Biến này được hy vọng là sẽ có dấu dương và đóng góp vào tăng năng suất lao động của doanh nghiệp. Biến quimo

biểu thị cho quy mô doanh nghiệp trong ngành, đo bằngtỷ lệ doanh thu của doanh nghiệp trong tổng doanh thu của phân ngành 4 số. Ngoài ra, biến quimo còn thể hiện mức độđộc quyền của doanh nghiệp trong ngành và mức độ này có thể được kiểm định được qua mô hình. Giả thuyết ởđây là doanh nghiệp có tỷ trọng doanh thu của trong ngành lớn sẽ có lợi thế về quy mô và vì vậy sẽ có năng suất cao hơn. Nói cách khác biến quimo có quan hệ

động của doanh nghiệp, được tính bằng vốn cố định bình quân trên 1 lao động63. Biến này cũng được coi là đại lượng đo tài sản vốn vật chất mà doanh nghiệp tạo ra trong quá trình

đầu tư và vì vậy ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động theo quan hệ thuận chiều. Toàn bộ các biến còn lại là biến giả, trong đó các biến Dluongthuc, Ddetmay

Ddientu đã được sử dụng ở các phần phân tích định lượng ở Chương Ba nhằm kiểm soát

ảnh hưởng của từng phân ngành tới năng suất chung của khu vực doanh nghiệp trong mẫu số liệu chéo. Biến giảDtinh có giá trị là 1 nếu doanh nghiệp có trụ sở chính tại các tỉnh có mật độđầu tư nước ngoài cao và nhận giá trị 0 nếu thuộc các vùng khác. Các tỉnh này bao gồm Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và các tỉnh xung quanh các trung tâm công nghiệp lớn (bao gồm Hưng yên, Hải dương, Hải phòng, Hà Tây, Quang Ninh, Bà rịa Vũng tàu, Đồng Nai và Bình Dương)64. Biến Dtinh được đưa vào nhằm hai mục đích: (1) kiểm soát ảnh hưởng của thay đổi về vùng kinh tế và (2) kiểm soát ảnh hưởng của mức độ tập trung FDI lẫn tập trung họat động công nghiệp. Ngoài ra, để kiểm soát các yếu tố đặc thù của từng phân ngành nhỏ, 22 biến giả thể hiện các nhóm ngành 2 số có tên từnganh1 đến

nganh22 cũng được đưa vào mô hình.

Biến giả Dsohuu thể hiện hình thức sở hữu của doanh nghiệp FDI, đã được sử dụng trong phân tích ở Chương Ba. Tuy nhiên, trong mô hình này, biến Dsohuu được sử dụng

để kiểm định và so sánh ảnh hưởng của hình thức sở hữu khác nhau tới năng suất lao động của doanh nghiệp theo ba trường hợp. Trường hợp thứ nhất, biến Dsohuu sẽ biểu thị cho loại hình sở hữu nước ngoài của doanh nghiệp, nhận giá trị 1 nếu là doanh nghiệp FDI (liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài) và nhận giá trị 0 nếu thuộc doanh nghiệp trong nước. Trong mô hình này, biến Dsohuu kiểm soát ảnh hưởng của doanh nghiệp FDI (không kể liên doanh hay 100% vốn nước ngoài) tới năng suất lao động của doanh nghiệp nói chung. Trường hợp thứ hai, biến Dsohuu sẽ là chiphoi1 và nhận giá trị 1 nếu doanh nghiệp nước ngoài là liên doanh nhằm kiểm soát ảnh hưởng của hình thức sở hữu này tới

63 Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng biến cuongdovon là biến nội sinh trong mô hình trên vì năng suất lao động cũng có tác động ngược lại tới mức độ tích lũy và vì vậy ảnh hưởng tới tỷ lệ sử dụng vốn/lao động. Tuy nhiên trong nghiên cứu này biến cuongdovon được sử dụng như một biến ngoại sinh do sử dụng số liệu chéo và tại một thời điểm nhất định. Biến cuongdovon có thể là nội sinh đối với phân tích sử dụng số liệu chuỗi thời gian

64 Việc xác định các tỉnh này hoàn toàn dựa vào số liệu đã có trong cuộc điều tra này mà không dựa vào phân vùng kinh tế trọng điểm của các báo cáo khác. Theo tính toán từ kết quảđiều tra doanh nghiệp các tỉnh nêu tên chiếm tới 80% vốn FDI đầu tư vào Việt Nam trong năm 2001.

NSLĐ. Trường hợp thứ ba, biến Dsohuu sẽ là chiphoi2 và nhận giá trị 1 nếu doanh nghiệp nước ngoài là doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài, nhằm kiểm soát ảnh hưởng của hình thức sở hữu này tới NSLĐ. Cả hai biến chiphoi1chiphoi2 sẽ được đưa vào thay cho biến Dsohuu trong mô hình thứ hai. Ngoài ra, hai biến này còn nhằm kiểm định giả thuyết cho rằng các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do được tự chủ hơn không phụ thuộc vào các bên đối tác của nước chủ nhà nên họat động hiệu quả hơn. Các doanh nghiệp này thường mang đến công nghệ tiên tiến hơn do kiểm soát được dây chuyền công nghệ, vì vậy năng suất lao động thường cao hơn so với các liên doanh65.

Mô hình được ước lượng cho tất cả các doanh nghiệp sau đó chạy riêng cho từng ngành trong 3 phân ngành nêu trên. Hiện tượng phương sai không đồng đều được khắc phục bằng cách sử dụng sai sốđiều chỉnh.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực nghiên cứu chính sách để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của việt nam thời kỳ 2001-2010 (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)