Đặc điểm chung và các yếu tố liên quan của đối tƣợng nghiên

Một phần của tài liệu mô tả đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm của bệnh nhân đái tháo đường được điều trị tại khoa a2 bệnh viện trung ương quân đội 108 (Trang 31 - 54)

- Đối tượng của 2 nhóm đa số là nam chiếm tới 58,78 % , còn lại 40,12 % là nữ. Thông thường bệnh nhân nữ có tỷ lệ đái tháo đường cao hơn nam, có lẽ do nữ ở giai đoạn tuổi trẻ ít vận động hơn nam, đồng thời khi trong lứa tuổi sinh đẻ, với điều kiện kinh tế , xã hội ngày càng cải thiện, phụ nữ được quan tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản nhiều hơn, vì vậy thường béo, dẫn đến kháng insulin khi đến tuổi trung niên và xuất hiện đái tháo đường. Các nghiên cứu về ĐTĐ của nhiều tác giả khác cũng có tỷ lệ nữ cao hơn nam. Nghiên cứu của Mai Thế Trạch (2003) thấy tỷ lệ đái tháo đường ở thành thị cao hơn ở nông thôn (11% so với 7,8% p< 0,05) đồng thời tỷ lệ nữ cao hơn nam (55,11% so với 44,89% nữ)[13]. Đỗ Trung Quântrung quân (2007) cũng đưa ra tỷ lệ đái tháo đường ở nữ cao hơn nam (nữ 61,34 so với nam 38,66%, p< 0,001) [9]. Thái Hồng Quang, Châu Trần Phương Tuyến (2009) nghiên cứu ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 gặp 64.1% là nữ, nam 35,9% [11].

- Đái tháo đường thường xuất hiện ở lứa tuổi trung niên, nhất là đái tháo đương type 2, đây là một bệnh nội tiết, rối loạn chuyển hóa, khi đến lứa tuổi trên 40, cơ thể bắt đầu xuất hiện các rối loạn, đặc biệt về lipid máu, huyết áp, dinh dướng, dẫn đến vòng bệnh lý chuyển hóa và rối loạn dung nạp Glucose, nếu không có các chế độ tiết chế, vận động và dự phòng thì đái tháo đường sẽ xuất hiện. Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có có lứa tuổi khá cao, thấp nhất là 36 cao nhất là 94, tuổi trung bình là 63,6 9,3, lứa tuổi trên 60 gặp nhiều nhất chiếm tới 61,2%. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Huy Cường (2005) ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là 50,3 7,8 tuổi, nhưng thấp hơn

Formatted: 111, Left, None, Line spacing:

single, Widow/Orphan control

Formatted: 222, Left, Indent: First line: 0",

Line spacing: single, Widow/Orphan control

Formatted: Vietnamese

Formatted: Vietnamese

Formatted: Vietnamese

nghiên cứu của Thái Hồng Quang, Đinh Minh Tân, Châu Trần Phương Tuyến (2004) là 68,37 11,34 tuổi. Nhiều nghiên cứu vẫn cho các báo cáo bệnh nhân mắc ĐT.Đ ở độ tuổi trẻ dưới 40 [3].

- Về sự phân bố nhóm tuổi: Chúng tôi thấy số lượng bệnh nhân trên 60 tuổi chiếm số lượng nhiều nhất chiếm 62,21%, Nhiều nghiên cũng có nhận xét tương tự, ĐTĐ týp 2 tăng tỷ lệ thuận với lứa tuổi, chính vì vậy đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu gặp ở bệnh nhân trên 60 tuổi cũng phù hợp với nhiều tác giả đã nghiên cứu trước đó.

- Về các chỉ số nhân trắc: theo kết quả nghiên cứu NHANES III trên bệnh nhân THA cho thấy có 18,2% đối với nam và 16,5% đối với nữ có BMI > 25 [11]. Bệnh nhân có vòng bụng trên 90 của nam và trên 85 của nữ là một đấu hiệu không tốt, đây là một chỉ số có ý nghĩa tiên lượng độc lập với các nguy cơ tim mạch và đột quỵ não, đặc biệt là ở bệnh nhân đái tháo đường mà có tăng huyết áp. Nhiều nghiên cứu về tim mạch cho thấy ở bệnh nhân đái tháo đường có tăng huyết áp thì huyết áp cần phải đưa xuống thấp hơn 130/90 mmHg, và đặc biệt là phải giảm cân như nghiên cứu của Phạm Nguyễn Vinh (2006) [16]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chỉ số vòng bụng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu khá cao 96,7 5,9. cùng với các số đo trên thì chỉ số khối cơ thể (BMI) trung bình là 22,97 3,06; trong đó tỷ lệ có BMI < 18,5 chiếm rất thấp (4,33 %), đa số bệnh nhân có BMI ở mức từ 18,5 đến 23 có 83 bệnh nhân chiếm 50,30%; tỷ lệ bệnh nhân có BMI từ 23 đến 24,9 tức là có thừa cân 23,3 %. Tỷ lệ bệnh nhân béo phì có BMI >25 cũng khá cao chiếm tới 20,21%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy tỉ lệ bệnh nhân có BMI < 25 ở nhóm ĐTĐ týp 2 đều thấp hơn so với nghiên cứu NHANES III, điều này cho thấy đặc điểm nhân trắc của người Việt Nam nhỏ bé hơn và ít thừa cân béo phì hơn người nước ngoài. Nghiên cứu của Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khê (2007) cho thấy chỉ số BMI ở mức bình thường là 71,6%, béo phì là 28,4% cao hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi [15].

- Ở người bị tiểu đường, tỷ lệ bệnh nhân bị THA cao gấp đôi so với

Formatted: Vietnamese

Formatted: Vietnamese

người không bị tiểu đường. Khi có cả THA và tiểu đường sẽ làm tăng gấp đôi biến chứng mạch máu lớn và nhỏ, làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong so với bệnh nhân THA đơn thuần. Vì vậy, nếu bị bệnh tiểu đường cần điều trị tốt bệnh này sẽ góp phần khống chế được bệnh THA kèm theo, ở nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ tăng huyết áp và tăng lipid chiếm 40,6% và 75,5 % đây là một vấn đề quan trọng vì nó liên quan đến các biến chứng lớn ở bệnh nhân đái tháo đường như đột quỵ não, nhồi máu cơ tim cấp .v.v., nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứuuaus của các tác giả trong và ngoài nước [6], [8].

- Thời gian mắc bệnh đái tháo đường là một vấn đề được quan tâm của ngành Y, càng ngày điều kiện chăm sóc sức khỏe, cũng như lợi ích của việc tuyên truyền, truyền thông đến từng người dân, vì vậy bệnh nhân đã có ý thức hơn trong việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, phát hiện sớm các bệnh lý mà tử trước thường là khi đến viện đã ở giai đoạn muộn. Nghiên cứu của chúng tôi, nhóm bệnh nhân đái tháo đường được phát hiện dưới 1 năm chiếm tỷ lệ khá cao (40,61%), tử 1 đến 5 năm 32,12%, còn lại là trên 5 năm. Đây cũng là một tín hiệu tốt thể hiện sự quan tâm của bệnh nhân đến bệnh lý của mình, đồng thời những bệnh nhân đã mắc bệnh kéo dài đã có thể tự điều trị ngoại trú tại nhà, chỉ khi nào có biến chứng nặng mới cần vào điều trị. Nghiên cứu của chúng tôi các chỉ số có khác biệt so với nghiên cứu của một số tác giả trước đó, có lẽ do yếu tố thời gian. Nghiên cứu của Thái Hồng Quang và cộng sự tại bệnh viện 103 (1994), tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh trên 5 năm nhập viện chiếm tới 84% [11].

- Kết quả xét nghiệm máu cho thấy, các kết quả xét nghiệm về huyết học thường là bình thường, trừ một và trường hợp có bội nhiễm hoặc lao phổi, nhưng với sự phát triển của ngành dược, các loại thuốc kiểm soát đường máu tốt nên ít xẩy ra những nhiễm trùng cơ hội lớn như lao phổi hoặc viêm tắc tĩnh mạch chi.

- Kết quả xét nghiệm sinh hóa máu tập trung vào các chỉ tiêu đánh giá đường máu, lipid máu và chức năng thận. Nói chung mức độ tăng đường máu và HbA1C ở nhóm bệnh nhân nội trú không có ý nghĩa đánh giá vì chỉ khi

tăng đường máu và không kiểm soát được đường máu thì bệnh nhân mới phải nhập viện. Tuy nhiên với mức đường máu trung bình của nhóm bệnh nhân là 9,25  3,45 là không cao, vì bệnh nhân thường đã cố gắng kiểm soát đường tại nhà, và mức HbA1C 7,99  1,84 cũng phù hợp với tình hình bệnh nhân đái tháo đường trong thời điểm này. Rối loạn lipid máu ờ bệnh nhân đái tháo đường tạo thành hội chứng chuyển hóa, ở bệnh nhân có tăng lipid máu trước thường gây ra tình trạng kháng insulin, khi đảo tụy sản xuất ra insulin , về mặt số lượng, chất lượng các phân tử insulin ban đầu thường đủ và đôi khi còn cao hơn mức bình thường. Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả như Thái Hống Quang, Mai Thế trạch, Nguyễn Văn Bình xác nhận ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 khi định lượng insulin máu đa số là cao hơn mức bình thường, nhưng do nguyên nhân các phân tử insulin có biến đổi không thể thực hiện tác dụng chuyển hóa đường, mặt khác nếu có bình thường thì phân tử insulin cũng khó vào trong nội bào để thực hiện chức năng chuyển hóa đường do tác động của tăng lipid máu dẫn đến trơ các resaptor nhận cảm insulin máu, chính vì thế khi bệnh nhân đái tháo đường có biểu hiện của tăng lipid máu là một yếu tố nguy cơ của kháng thuốc, do đó chế độ ăn giảm chất béo là bắt buộc ở mỗi bệnh nhân đái tháo đường. Chức năng thận ở bệnh nhân đái tháo đường là kết quả của biến chứng, biến chứng thận là một biến chứng nặng nề, đầu tiên là tổn thương vi mao mạch thận do đái tháo đường, xuất hiện Microalbumin niệu, sau đó bệnh nhân đái ra protein và cuối cùng dẫn đến suy thận. Đây là một quá trình khó có thể đảo ngược, các thầy thuốc chỉ có thể kiểm soát tốc độ tổn thương thận bằng kiểm soát đường máu và tăng huyết áp, khi có suy thận thì bệnh nhân bước sang giai đoạn bệnh lý kết hợp vô cùng khoa khăn và tốn kém về kinh tế cũng như ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần. Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Trương Thị Tuyết (2006) về suy thận ở bệnh nhân đái tháo đường có tăng huyết áp chiếm tỷ lệ khá cao (21,33%) [14].

Formatted: Vietnamese Formatted: Vietnamese

4.2.2. Đánh giá, theo dõi hiệu quả chăm sóc biến chứng và kiểm soát đƣờng máu ở ngƣời bệnh đái tháo đƣờng

- Theo dõi, tư vấn, đánh giá hiệu quả kiểm soát đường máu và các biến chứng là công việc chính, hàng ngày, thường xuyên của y tá điều dưỡng.

- Về kiểm soát đường máu ở bệnh nhân đái tháo đường có hai chỉ số được chúng tôi quan tâm là glucose máu lúc đói và tỷ lệ HbA1c. Dựa vào chỉ số này chúng tôi tìm mối liên quan đến tổn thương cơ quan đích. Kết quả nghiên cứu cho thấy nồng độ glucose máu lúc đói trung bình của nhóm THA có ĐTĐ type 2 là 9,25  3,45 mmol/l, tỷ lệ HbA1c là 7,99  1,84 %, thấp hơn so với nghiên cứu của Thái Hồng Quang (2001) và Tạ Văn Bình (2006) glucose máu là 9,8 2,8 mmol/lvà HbA1c là 9,17 2,2 % điều này chứng tỏ kết quả kiểm soát glucose máu và HbA1c ở đối tượng nghiên cứu của chúng tôi tốt hơn so với các tác giả trên [1],[10].

- Tỉ lệ bệnh nhân được kiểm soát tốt glucose máu chiếm 29,09% cao hơn so với tiêu chuẩn kiểm soát bằng HbA1c (16,97%). Tỷ lệ kiểm soát glucose máu đạt chấp nhận khá cao 33,94% , trong khi đó mức độ kiểm soát kém theo tiêu chuẩn HbA1c còn thấp hơn nhiều (18,97%), có tới 36,97% bệnh nhân kiểm soát đường máu kém và 64,24% bệnh nhân kiểm soát HbA1C kém. Điều này cho thấy cần phải quan tâm hơn nữa đến việc điều trị ĐTĐ týpe 2. Để đánh giá kiểm soát điều trị ĐTĐ người ta chủ yếu dựa vào HbA1c ,vì đây là yếu tố tĩnh, cho ta biết kết quả glucose máu quân bình trong vòng 3 tháng , trong khi đó glucose máu lúc đói là yếu tố động, phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoại cảnh như thời gian xét nghiệm máu. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như kết quả của nhiều tác giả khác.

- Mục tiêu chung của chế độ ăn là đưa mức đường huyết về càng gần bình thường càng tốt, bảo vệ tim mạch, kiểm soát huyết áp, chống lại các loại chất béo có hại cho tim mạch, giữ cân nặng ở mức hợp lý, ngăn chặn hay làm chậm xuất hiện các biến chứng của đái tháo đường, tuy nhiên không thể có một chế độ ăn áp dụng chung cho mọi người mà cần phải xây dựng một chế

Formatted: Vietnamese

Formatted: Vietnamese

Formatted: Vietnamese

Formatted: Vietnamese

độ ăn thích hợp cho từng cá nhân. Chế độ ăn riêng cho từng cá nhân phụ thuộc vào các yếu tố sau: mức cân nặng, giới tính, nghề nghiệp (mức độ lao động nhẹ, trung bình, nặng), thói quen và sở thích.

- Chế độ ăn của từng người phải tuân theo một quy tắc chung như sau: Lượng carbohydart (chất bột) và chất béo đơn chưa bão hòa (ví dụ dầu ô liu, dầu hướng dương…) chiếm từ 60 – 70% năng lượng. Nên dùng các loại carbohydrat hấp thu chậm. Thành phần chất béo nên gia giảm tùy theo tình trạng cân nặng của bệnh nhân (để giảm cân nặng và duy trì cân nặng thích hợp). Hạn chế các loại chất béo bão hòa (mỡ động vật) và các loại chất béo đã qua chế biến (margarin, các loại dầu ăn có nguồn gốc hóa học hay đã qua chiên xào rồi dùng lại).

- Chất đạm chiếm khoảng 15 – 20% nhu cầu năng lượng. Nên dùng các loại đạm có nguồn gốc thực vật, các loại đậu, đậu hủ. Đối với đạm động vật thì nên ưu tiên ăn cá. Không nên dùng trực tiếp những loại thức ăn có thành phần đường hấp thu nhanh. Khi cần bổ sung chất đường, nên chọn các loại trái cây nhưng lượng trái cây cũng phải vừa đủ, không nên lạm dụng. Nên ăn theo đúng bữa trong ngày (sáng, trưa, chiều). Tránh tối đa việc ăn khuya vì rất dễ làm đường huyết buổi sáng tăng (trừ trường hợp phải tiêm insulin buổi tối). Dựa trên những yêu cầu và quy định trên, chúng tôi đã tư vấn cho bệnh nhân chế độ ăn hợp lý cho từng người bệnh, kết quả tỷ lệ bệnh nhân thích ăn chất béo, ăn nhiều glucid và ăn nhiều thịt giảm có ý nghĩa thống kê (47,1; 80,6; 64,7% so với 33,3; 36,3; 46,6 % với p từ <0,05 đến 0,0001). Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả khảo sát của hội Nội tiết và đái tháo đường thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ bệnh nhân cải thiện đúng chế độ ăn ở các bệnh viện cho bệnh nhân đái tháo đường đều có ý nghĩa thống kê [5].

- Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng việc luyện tập thường xuyên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều trị và ngăn chặn các biến chứng của bệnh tiểu đường. Thể dục có những ảnh hưởng tích cực nhất định đối với quá trình chuyển hóa glucose trong máu cũng như khả năng hoạt động của insulin trong cơ thể.Ngoài ra, việc luyện tập thể dục đều đặn

có thể giúp chúng ta giảm chứng béo phì, ngăn chặn các bệnh về tim mạch, chứng tăng mỡ trong máu và cao huyết áp. Khuyên bệnh nhân bỏ thuốc lá, đây là thói quen không tốt, độc hại, thuốc là gây nên nhiều bệnh lý của phổi, tim, mỡ máu, những căn bệnh đó ảnh hưởng không nhỏ đến đái tháo đường. Thói quen kiểm tra huyết áp hàng ngày cũng là một thoái quen cần thiết bệnh nhân đái tháo đường phải luyện tập, vì như đã nói ở phần trên huyết áp tăng ở bệnh nhân đái tháo đường tăng tỷ lệ đột quỵ não và nhồi máu cơ tim lên có ý nghĩa thống kê rõ [6], [16]. Tuy thế nghiên cứu của chúng tôi, sau khi tư vấn, số bệnh nhân từ bỏ thuốc là giảm rất ít, không có ý nghĩa thống kê, còn số bệnh nhân tăng tập thể dục, vệ sinh răng miệng, đo huyết áp thường xuyên tăng rõ (93,9; 100;100% so với 53,3; 76,9; 87,8%), nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả khác.

- Chăm sóc các biến chứng như các vết loét bàn chân, nhiễm trùng da, tê bì chi cũng là một nhiệm vụ rất cần thiết của điều dưỡng viên. Đái tháo đường là một bệnh lý hay bị nhiễm trùng cơ hội, bởi vì tất cả các loại vi khuẩn đều rất ưa đường, vì vậy khi đường máu cao những cơ quan như răng miệng, phổi, da đều có thể nhiễm khuẩn rất nhanh.

- Khi mắc đái tháo đường, biến chứng tổn thương vị mạch xuất hiện rất sớm, khi đó việc nuôi dưỡng, đặc biệt là nuôi dưỡng thần kinh ngoại vi bị giảm sút, dẫn đến viên thần kinh ngoại vi do đái tháo đường.

Kết quả nghiên cứu về chăm sóc tê bì do viêm dây thần kinh có hiệu quả rõ (40,6% giảm xuống còn 7,8% với p< 0,001), đồng thời chăm sóc vết trợt loét và nhiễm trùng hô hấp cũng đạt hiệu quả rất tốt (21,2%so với 4,2%; 67,2% so với 26,6%, với p< 0,001).

Một phần của tài liệu mô tả đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm của bệnh nhân đái tháo đường được điều trị tại khoa a2 bệnh viện trung ương quân đội 108 (Trang 31 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)