Phòng Marketing:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển cty chứngkhoán ở VN giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 64)

Chức năng chủ yếu là quan hệ với khách hàng của công ty, nhận lệnh từ khách hàng sau đó chuyển qua phòng giao dịch để thực hiện, nghiên cứu phát triển thị trường.

2.4.4. Phòng quản trị hành chính-tổng hợp: Có nhiệm vụ:

+ Duy trì cơ sở kinh doanh, văn phòng làm việc, trang thiết bị và đồ dùng văn phòng nói chung, cung cấp văn phòng phẩm, duy trì điện nước, nhà ăn..

+ Tổ chức gặp gỡ, làm việc với các cơ quan hữu quan, các tổ chức quốc tế, các tổ chức kinh doanh khác.

+ Ký kết và quản lý các hợp đồng tuyển dụng lao động, quản lý nhân sự...

2.4.5. Phòng đăng ký, lưu ký và lưu trữ thông tin:

Thực hiện các công việc liên quan đến lưu ký, đăng ký chứng khoán và lưu trữ thông tin về giao dịch chứng khoán, về tài khoản của khách hàng....

Trong trường hợp công ty chứng khoán được UBCKNN cấp phép hoạt động quản lý tài sản khách hàng, quản lý danh mục đầu tư, công ty chứng khoán có thể thành lập phòng quản lý tài sản.

Đối với các công ty chứng khoán nhỏ, cơ cấu phòng ban có gọn nhẹ hơn chỉ gồm một số phòng: Phòng giao dịch, phòng kế toán-hành chính tổng hợp, phòng lưu ký. Khi thị trường phát triển họ sẽ mở rộng các phòng theo hình thức chuyên sâu đối với từng chức năng cụ thể.

2.5. Tình hình thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh.

Một nét đặc trưng của công ty chứng khoán là thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng có ảnh hưởng lớn tới sản phẩm, dịch vụ, khả năng thu lợi nhuận của công ty chứng khoán. Việc triển khai các hoạt động của công ty chứng khoán chịu ảnh hưởng lớn của thị trường chứng khoán. Nên hoạt động của các công ty chứng khoán không thể tách rời hoạt động của thị trường chứng khoán. Do vậy, để nghiên cứu thực tiễn hoạt động của các công ty chứng khoán hiện nay ở Việt Nam trước hết phải nghiên cứu hoạt động trên thị trường chứng khoán.

2.5.1. Hoạt động của TTGDCK.

2.5.1.1. Giao dịch chứng khoán

Tính đến 31/01/2001 TTGDCK TP Hồ Chí Minh đã thực hiện được 76 phiên giao dịch với tổng khối lượng chứng khoán được giao dịch là: 4.481.200 cổ phiếu, 26.280 trái phiếu, đạt tổng giá trị 124.603 tỷ đồng. Giao dịch cổ phiếu chiếm 98% tổng giá trị giao dịch, giao dịch trái phiếu chiếm 2% tổng giá trị giao dịch.

- Tính theo từng loại cổ phiếu, giá trị giao dịch của REE là 24.516 tỷ đồng chiếm 19,6%; SAM là 76.313 tỷ đồng chiếm 61,2%; HAP là 20.142 tỷ đồng chiếm 16,1%; TMS là 833 triệu đồng chiếm 0,67%; LAF là 228 triệu đồng chiếm 0,18%.

- Khối lượng trái phiếu Chính phủ được giao dịch là 390 trái phiếu đạt trị giá 39,2 triệu đồng, chiếm 0,03%.

- Khối lượng trái phiếu Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam được giao dịch là 25.890 trái phiếu đạt trị giá 2,28 tỷ đồng chiếm 2%.

Bảng 2: Giá trị giao dịch của một số loại trái phiếu và cổ phiếu.

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chứng khoán Giá trị giao

dịch Tỷ trọng (%) REE 24516 19,68 SAM 76313 61,25 HAP 20142 16,17 TMS 833 0,67 LAF 228 0,18 Trái phiếu Chính phủ 39,2 0,03 Trái phiếu NHĐT và PT 2528 2,03 Tổng 124599,2 100

2.5.1.2. Tình hình giá giao dịch chứng khoán.

a. Giá cổ phiếu:

Diễn biến giá của 5 loại cổ phiếu:

Bảng 3: Giá của một số loại cổ phiếu.

(Đơn vị: VNĐ/Cổ phiếu) Cổ phiếu Ngày giao

dịch đầu tiên Giá trần

Giá cổ phiếu phiên giao dịch 31/01/2003 Tỷ lệ (%) REE 26/07/2000 16000 39400 146 SAM 28/07/2000 17000 39200 130 HAP 04/08/2000 16000 52000 225 TMS 04/08/2000 14000 40900 192 LAF 15/12/2000 17000 20800 22

Chỉ số VN-INDEX tăng liên tục qua các phiên giao dịch, đạt 245, 8 điểm vào phiên giao dịch ngày 31/01/ 2003.

- Kể từ tháng 10/2001 đến 31/01/2003, trái phiếu Chính phủ không có giao dịch nên giá không thay đổi, ở mức 100.800 đồng/trái phiếu.

- Giá của trái phiếu NHĐT và PT Việt Nam tăng từ 97.800 VNĐ/trái phiếu vào ngày giao dịch đầu tiên 15/11/2001 đã tăng lên đến 99.200 VNĐ/trái phiếu vào ngày giao dịch 29/12/2001 nhưng đến tháng 01/2003 thì giá trái phiếu chỉ còn 93.000 VNĐ/trái phiếu.

Giá chứng khoán có xu hướng tăng liên tục. Cổ phiếu của REE, SAM chỉ xuống giá trong vài ngày, sau đó lại có xu hướng tăng trở lại. Chỉ số VN-INDEX có xu hướng tăng đều, trung bình mỗi phiên giao dịch tăng 1,07%. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho TTCK khi chỉ mới hoạt động trong một thời gian ngắn.

2.5.1.3. Hoạt động lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán.

Quá trình thực hiện lưu ký chứng khoán đã phục vụ tốt cho giao dịch chứng khoán, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao dịch tại TTGDCK. Công chúng đầu tư đã bắt đầu quen với khái niệm lưu ký, ghi sổ thông qua TTGDCK và một số khái niệm mới trong quá trình thực hiện quyền của cổ đông thông qua TTGDCK. TTGDCK đã thực hiện đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ cho 9 loại chứng khoán niêm yết.

NHĐT và PT Việt Nam đã thực hiện được tốt vai trò Ngân hàng chỉ định thanh toán cho TTGDCK, góp phần bảo đảm thời gian thực hiện việc thanh toán bù trừ cho các giao dịch.

Đến nay, hầu hết các thành viên lưu ký nước ngoài chưa triển khai hoạt động do các nhà đầu tư nước ngoài chưa xúc tiến các thủ tục cần thiết để tham gia giao dịch chứng khoán.

Như vậy, sau 06 tháng đi và hoạt động có thể rút ra một số nhận định về TTCK:

Mặt được:

- Lần đầu tiên một TTCK ra đời và đi vào hoạt động, mặc dù quy mô thị trường còn rất nhỏ bé, vai trò, tác động đến nền kinh tế còn hạn chế, song hoạt động của TTCK Việt Nam đã đánh dấu một bước tiến mới quan trọng trong việc phát triển thị trường tài chính Việt Nam, thể hiện quyết tâm xây dựng thể chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

- Từ khi bắt đầu hoạt động đến nay thị trường đảm bảo mở cửa liên tục; công tác quản lý, tổ chức giao dịch tại TTGDCK đảm bảo an toàn, nghiêm túc. Hoạt động giao dịch phục vụ khách hàng của các công ty chứng khoán, hoạt động công bố thông tin của các công ty niêm yết bước đầu đã đi vào nề nếp, phấn đấu đưa hoạt động của thị trường theo hướng bảo đảm tính công khai, minh bạch.

- TTGDCK ra đời là bước thí điểm tập dượt ban đầu rất quan trọng. Trên cơ sở đó, kiến thức và kinh nghiệm quản lý, điều hành của UBCKNN, TTGDCK được nâng cao, kỹ năng giao dịch và kinh nghiệm của công ty chứng khoán và sự hiểu biết, làm quen với hình thức đầu tư mới của công chúng được tăng cường, qua đó, tạo ra nền móng để mở rộng, phát triển TTCK nhằm thu hút vốn đầu tư dài hạn qua hình thức phát hành chứng khoán và thực hiện việc phân bổ vốn đầu tư linh hoạt, hiệu quả qua giao dịch chứng khoán.

Mặt hạn chế:

- Việc giá cổ phiếu tăng là do lượng hàng hoá quá ít, cung quá nhỏ so với cầu. Mặt khác, khi cổ phần hoá cổ phiếu được định giá quá thấp so với giá trị thực trong khi các công ty lại trả cổ tức cao nên càng thu hút người đầu tư.

- Khối lượng hàng hoá niêm yết và giao dịch trên TTCK chưa nhiều, phạm vi hoạt động của thị trường còn hẹp (mới có 05 loại cổ phiếu được đăng ký để niêm yết) trong khi đó nhu cầu đầu tư cổ phiếu của công chúng lớn, tạo ra sự mất cân đối giữa cung và cầu. Mặc dù UBCKNN đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và trực tiếp làm việc với một số doanh nghiệp để hướng dẫn việc tham gia niêm yết nhưng kết quả đến nay vẫn rất hạn chế.

Nhiều doanh nghiệp chưa muốn tham gia niêm yết vì thực tế họ chưa có nhu cầu về vốn (một số còn được ngân sách nhà nước cấp hoặc được vay ưu đãi). Mặt khác, tâm lý họ còn ngại kiểm toán, công khai tài chính, công bố thông tin.

- Trái phiếu Chính phủ tuy đã được đưa vào niêm yết nhưng số lượng giao dịch rất thấp. Nguyên nhân chính là do lãi suất trái phiếu thấp hơn mặt bằng lãi suất hiện nay. Lãi suất hiện hành của Ngân hàng là 7%/năm, có ngân hàng là 8%/năm. Trong khi đó lãi suất trái phiếu Chính phủ chỉ có 6,5-6,6%/năm nên không hấp dẫn người đầu tư. Trái phiếu Chính phủ phát hành qua đấu thầu, bảo lãnh phát hành đều do các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm mua và nắm giữ. Các tổ chức này

đang trong tình trạng thừa vốn nên họ nắm giữ trái phiếu, không có nhu cầu bán lại và nếu có bán thì phải sau một thời gian dài.

Như vậy, qua thực tế hoạt động của TTCK trong 06 tháng có thể thấy TTCK Việt nam dưới mô hình TTGDCK đang ở trong những bước thử nghiệm ban đầu, điều này có tác động không nhỏ tới việc triển khai nghiệp vụ của các công ty chứng khoán.

2.5.2. Tình hình thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh của các công ty chứng khoán.

Hiện nay, có 07 công ty chứng khoán được cấp phép hoạt động. Qua 06 tháng hoạt động, nhìn chung các công ty chứng khoán tuân thủ Nghị định 48/19998/ NĐCP của Chính phủ, các quy định của UBCKNN và luật doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu phục vụ khách hàng.

a. Môi giới:

Hầu hết các công ty chứng khoán hiện nay mới tập trung trung triển khai hoạt động môi giới. Tính đến 01/2003, tổng số tài khoản của các nhà đầu tư mở để giao dịch tại các công ty chứng khoán là 3249, tăng 2 lần so với khối lượng tài khoản mở trong tháng 08/2001 (là tháng bắt đầu hoạt động của các công ty).

Tổng số chứng khoán lưu ký qua các công ty chứng khoán là 19.254.000 chứng khoán chiếm 60% trong tổng số 32 triệu chứng khoán đăng ký niêm yết. Một số công ty do điều kiện thuận lợi đã thu hút được khách hàng đến mở tài khoản và có tổng giá trị môi giới mua bán chứng khoán cho khách hàng khá cao. Từ đó doanh thu của các công ty này từ nguồn phí môi giới cũng cao hơn các công ty khác (trung bình trên 50 triệu VNĐ/ tháng), các công ty này bao gồm: Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt, Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn, công ty TNHH chứng khoán ACB. Các công ty khác như công ty cổ phần chứng khoán Đệ Nhất, Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long do mở chi nhánh hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh, chủ yếu nhận lệnh của khách hàng ở Bình Dương và Hà Nội nên giá trị mua bán chứng khoán và doanh thu từ phí môi giới mua bán chứng khoán là thấp (doanh thu từ phí môi giới chỉ đạt 10-15 triệu VNĐ/ tháng).

Ngoài nghiệp vụ môi giới, hầu hết các công ty chứng khoán (trừ 2 công ty chứng khoán Sài Gòn và Thăng Long không đăng kí hoạt động tự doanh) đều đã triển khai hoạt động tự doanh nhưng tỷ trọng vẫn còn thấp hơn nhiều so với hoạt động môi giới. Tuy nhiên, phần lớn các chứng khoán mà các công ty đầu tư đều mang lại lợi nhuận do giá cả cổ phiếu liên tục tăng.

c. Các hoạt động khác.

Các hoạt động khác như bảo lãnh phát hành, quản lí danh mục đầu tư đều chưa được triển khai. Riêng các hoạt động tư vấn đầu tư hiện nay mới chỉ mang tính chất hướng dẫn người đầu tư thực hiện đúng các thủ tục mua, bán chứng khoán chứ chưa thực sự tư vấn cho người đầu tư biết cách đầu tư vốn của họ một cách có hiệu quả. Do đó, các công ty chưa thu phí đối với hoạt động này.

Các công ty chứng khoán đang có kế hoạch mở thêm chi nhánh và tuyển nhân viên cho các bộ phận nghiệp vụ để mở rộng phạm vi phục vụ nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong thời gian qua quy mô của TTGDCK còn nhỏ bé, do đó doanh thu hoạt động của các công ty chứng khoán chưa bù đắp được chi phí cho các hoạt động giao dịch thường xuyên cũng như cho các chi phí ban đầu. Đến hết năm 2000 theo báo cáo sơ bộ, hầu hết các công ty chứng khoán đều bị lỗ.

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

3.1. Mục tiêu và phương hướng trong thời gian tới.

Qua nghiên cứu mô hình công ty chứng khoán các nước và thực tiễn hoạt động của các công ty chứng khoán ở Việt Nam thời gian qua chúng ta có thể rút ra một số bài học nhằm hoàn thiện các công ty chứng khoán ở các mặt: mô hình công ty; đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong các công ty chứng khoán và hệ thống tin học phục vụ giao dịch và triển khai các nghiệp vụ. Đồng thời, rút ra một số bài học nhằm mở rộng và phát triển các công ty chứng khoán trong thời gian tới.

Thứ nhất, về mô hình công ty. Qua mô hình của các nước ta có thể nhận thấy hầu như các thị trường từ phát triển đến các thị trường mới nổi đều kết hợp giữa hai mô hình ngân hàng đa năng một phần và mô hình công ty chuyên doanh chứng khoán. Sự tham gia của các ngân hàng thương mại vào hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ phát huy được các lợi thế về mạng lưới kinh doanh tiền tệ sẵn có, kinh nghiệm trong việc đánh giá các dự án đầu tư vv..nhằm giảm thiểu các rủi ro có thể xẩy ra. Tuy nhiên nếu chỉ có duy nhất ngân hàng thương mại hoạt động trên thị trường chứng khoán thì sẽ vấp phải hạn chế là khi thị trường chứng khoán xẩy ra biến động thì sẽ tác động tới hệ thống ngân hàng gây ra khủng hoảng trên thị trường tiền tệ. Do đó phải có sự tham gia của các công ty chuyên doanh chứng khoán nhằm khắc phục hạn chế trên. Như vậy, trong thời gian trước mắt chúng ta cần phải duy trì mô hình ngân hàng đa năng một phần và công ty chuyên doanh chứng khoán.

Thứ hai, về chế độ quản lí. Hiện nay trên thế giới tồn tại hai chế độ quản lí việc thành lập các công ty chứng khoán: đó là chế độ cấp phép thành lập và đăng kí thành lập. Chỉ một số nước có thị trường chứng khoán phát triển mới áp dụng chế độ đăng ký hoạt động và không đưa ra bất kỳ quy định nào về mức vốn pháp định tối thiểu. Tuy nhiên hầu hết các nước khác, ngay cả Nhật Bản là nước có thị trường chứng khoán phát triển ở mức độ cao, cũng áp dụng chế độ cấp phép hoạt động nhằm bảo vệ quyền lợi của công chúng đầu tư. Vì vậy, việc duy trì chế độ

cấp phép đồi với các công ty xin hoạt động kinh doanh chứng khoán ở Việt Nam là điều tất yếu và đặc biệt cần thiết.

Thứ ba, về hình thức pháp lý của các công ty chứng khoán. Điều bắt buộc chung là các tổ chức muốn kinh doanh chứng khoán phải là một công ty cổ phần hay một công ty TNHH nhằm bảo vệ lợi ích của khách hàng, tránh tình trạng thâu tóm, thao túng doanh nghiệp phục vụ lợi ích của một số người. Bên cạnh đó công ty cổ phần hay công ty TNHH tuân thủ chế độ thông tin báo cáo chặt chẽ hơn cũng như yêu cầu về quản lý cao hơn.

Thứ tư, về sự tham gia của nước ngoài. Trong thời gian trước mắt chúng ta cần hạn chế sự tham gia của các bên nước ngoài vào thành lập các tổ chức kinh doanh chứng khoán ở Việt Nam do một số nguyên nhân:

- Các công ty chứng khoán nước ngoài có bề dày kiến thức và kinh nghiệm trong kinh doanh chứng khoán nên sẽ tạo thành một chênh lệch rất xa, đặc biệt trong giai đoạn đầu của thị trường, với các công ty chứng khoán trong nước.

- Môi trường pháp lý ban đầu của ta chưa hoàn thiện; kiến thức, kinh nghiệm cũng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển cty chứngkhoán ở VN giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w