Điều 18: Điều khoản cuối cùng
18.1 Theo giải thích của Hiệp định này, các nước không được thực hiện các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Thành viên khác trừ phi các biện pháp này tuân thủ theo các quy định của GATT 1994.
18.2 Các nước không được có các bảo lưu đối với các quy định của Hiệp định này nếu không được sự đồng ý chấp thuận của các Thành viên khác.
18.3 Theo quy định trong các đoạn 3.1 và 3.2, các quy định của Hiệp định này sẽ được áp dụng trong quá trình điều tra và rà soát các biện pháp đang áp dụng trong thời điểm hiện tại được bắt đầu theo đúng các đơn đề nghị đã được gửi kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực đối với Thành viên đó.
18.3.1 Đối với việc tính toán biên độ bán phá giá trong các thủ tục hoàn trả theo khoản 3 Điều 9, các nguyên tắc sử dụng trong lần xác định hay lần rà soát trường hợp bán phá giá gần nhất sẽ được áp dụng.
18.3.2 Để phục vụ cho khoản 3 Điều 11, các biện pháp chống bán phá giá hiện có sẽ được coi là áp dụng vào thời điểm không muộn hơn ngày Hiệp định WTO có hiệu lực đối với Thành viên, trừ trường hợp pháp luật trong nước của Thành viên có hiệu lực vào thời điểm đó đã đưa ra điều khoản tương tự như đã được quy định trong khoản đó.
18.4 Các Thành viên sẽ thực hiện các bước cần thiết, chung hay theo các trường hợp cụ thể, để đảm bảo sự phù hợp của các pháp luật, qui định và các thủ tục hành chính của nước này theo các quy định trong Hiệp định khi áp dụng đối với các Thành viên, không muộn hơn thời điểm Hiệp định WTO có hiệu lực đối với Thành viên đó.
18.5 Các Thành viên sẽ thông báo cho Uỷ ban về các thay đổi về pháp luật và qui định của mình có liên quan tới Hiệp định này và về việc thực hiện các luật lệ và quy định đó.
18.6 Uỷ ban sẽ rà soát hàng năm quá trình triển khai, áp dụng và thực hiện Hiệp định này đặc biệt là việc thực hiện các mục tiêu chính. Uỷ ban sẽ thông
báo hàng năm cho Hội đồng Thương mại Hàng hóa tiến triển thực hiện Hiệp định trong từng kỳ rà soát.
PHẦN III: VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ BÁN PHÁ GIÁ. I.Tình hình về các vụ kiện bán phá giá đối với Việt Nam:
1. Khái quát chung:
Ngày nay, đứng trước thách thức về cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường nội địa, các quốc gia đã tăng cường sử dụng các công cụ bảo hộ ngày càng tinh vi thông qua các biện pháp bảo đảm thương mại công bằng của WTO, trong đó có thuế chống bán phá giá.Vì vậy, các vụ kiện bán giá xảy ra trên thế giới ngày càng tăng về số lượng chủ thể tham gia và ngày càng mở rộng phạm vi hàng hoá áp dụng.
Theo số liệu của Ban Thư ký WTO, từ năm 1995 đến hết năm 2004 trên thế giới đả tiến hành 2647 cuộc điều tra về chống bán phá giá, đứng đầu danh sách là Ấn độ (399 vụ) Hoa Kỳ (354 vụ) và EU (303 vụ). Trong số 97 nước bị kiện, các nước đứng đầu là Trung Quốc (386 vụ) Hàn Quốc (94 vụ) Hoa Kỳ (146 vụ)... Đối với Việt Nam tính đến tháng 3/2006 đã phải đối phó với 21 vụ kiện chống bán phá giá, trong đó có 13 vụ Việt Nam phải chịu thuế chống bán phá giá. EU là nước khởi kiện Việt Nam nhiều nhất (8 vụ) với mức thuế cao nhất lên đến 93% đối với mặt hàng Oxyde kẽm. Điều đáng chú ý là số lượng các cuộc điều tra chống bán phá giá tăng mạnh trong thời gian gần đây. Nếu trong giai đoạn 1994-2001, Việt Nam chỉ chịu 1-2 vụ kiện/năm thì đến năm 2004 phải đối phó với 7 vụ kiện liên tiếp liên quan đến nhiều mặt hàng công nghiệp xuất khẩu. Ở thời kỳ trước, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam bị áp dụng thuế chống bán phá giá chưa phải là những mặt hàng chiến lược, vì vậy ảnh hưởng chưa lớn đến kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Nhưng từ vụ kiện cá tra, cá ba sa năm 2002 đến nay có thể thấy không chỉ một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam: thuỷ sản, giày dép... mà cả những mặt hàng xuất khẩu có số lượng chưa lớn nhưng mới thâm nhập thị trường đều có thể trở thành đối tượng của kiện bán phá giá do phương thức tính gộp tổng lượng hàng hoá liên quan từ nhiều nguồn nhập khẩu (không được quá 7%) của nước khởi kiện như: khoá Inôx (EU) săm lốp xe đap, xe máy (Thổ Nhĩ Kỳ), đèn huỳnh quang (Ai Cập)...
Dự báo, các vụ kiện bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sẻ còn tiếp tục xảy ra không chỉ từ các nước phát triển mà còn từ các nước đang
phát triển. Đối với các mặt hàng có mức tăng trưởng xuất khẩu cao vào một số thị trường cũng sẽ có nguy cơ đối đầu với các vụ kiện bán phá giá trong thời gian tới.
2. Việt Nam bán phá giá vào một số thị trường lớn:
a, Thị trường Hoa Kỳ:
Quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ từ cuối những năm 80, đầu những năm 90 đã dẫn đến việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước vào tháng 7-1995. Từ đó đến nay, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ tiến triển đáng khích lệ. Các mối quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư từng bước được mở ra. Kim ngạch thương mại hai chiều có bước tiến, năm 1999 đạt xấp xỉ một tỷ USD. Hoa Kỳ hiện đứng thứ tám trong số các nước có quan hệ ngoại thương với Việt Nam, đứng thứ chín trong danh sách những nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Trong những năm gần đây Việt Nam xuất khẩu một lượng lớn hàng hoá vào thị trường Mỹ bao gồm chủ yếu là nông sản phẩm, đồ gỗ, nội thất, dệt may, da giày,...Hoa Kỳ là một thị trường lớn nhưng hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam vào Hoa Kỳ cũng gặp không ít những khó khăn trở ngại từ người khách hàng khó tính là cường quốc số một thế giới về kinh tế này. Chúng ta phải chịu nhiều rào cản từ chính sách chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với một số loại hàng hoá như: cá tra, cá basa, giấy lụa, lò xo không bọc,...
Vụ kiện cá catfish:
Ngày 28 tháng 6 năm 2002, hiệp hội chủ trại nuôi cá da trơn Mỹ (CFA) đã đê đơn kiện một số doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Việt Nam lên Bộ Thương mại Mỹ (DOC) là các sản phẩm cá tra và basa philê đông lạnh được bán thấp hơn giá trị hợp lý tại thị trường Mỹ, gây thiệt hại vật chất cho sản xuất nội địa.
Trong đơn kiện, CFA đưa ra hai đề xuất áp dụng thuế chống bán phá giá để DOC xem xét. Nếu Việt Nam được xác định không phải là một nước theo nền kinh tế thị trường thì mức thuế suất chống phá giá áp dụng sẽ là 190%, nếu Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường thì mức thuế suất áp dụng chống phá giá là 144%. Ngày 17/06/2003, Bộ thương mại Mỹ DOC đã ra kết luận cuối cùng về vụ kiện cá tra cá basa cho rằng Việt Nam đã bán phá giá sản phẩm cá tra cá basa đông lạnh vào thị trường Mỹ và áp dụng mức thuế suất chống bán phá giá dao động từ 36,84 đến 63,88%. Cụ thể đối với các doanh nghiệp như sau: Agifish
44,76% , Cataco 45,55%, Nam Việt 52,9%, Vĩnh Hoàn 36,84%, các công ty khác trong vụ kiện 44,66%, các công ty không tham gia vụ kiện 63,88%.
Từ ngày 1/7/2008, DOC đã đưa ra thông báo về việc tiến hành điều tra rà