Sử dụng Gapminder để tiến hành GDBĐKH theo quan điểm của GDPTBV trong dạy học Địa lý 11 THPT

Một phần của tài liệu Sử dụng Gapminder như một công cụ hữu hiệu để GDBĐKH trong dạy học Địa lý 11 THPT (Trang 26 - 29)

GDPTBV trong dạy học Địa lý 11 THPT

4.1. Khả năng sử dụng gapmider để tiến hành giáo dục BĐKH cho học sinh trong Địa Lý lớp 11 cho học sinh trong Địa Lý lớp 11

“Giáo dục phát triển bền vững là một phương tiện quan trọng nhằm xây dựng một hành lang toàn cầu ứng phó với biến đổi khí hậu. Chúng ta thấy rằng, khi người tiêu dùng và công dân có ý thức trách nhiệm thì hành động cụ thể của họ có thể đóng góp vào việc giải quyết các thách thức như biến đổi khí hậu. "ông Mark Richmond, Giám đốc Điều phối về giáo dục của Liên Hợp Quốc nói.

Tại sao là đối tượng học sinh lớp 11? Vì Gap minh họa một cách sống động toàn cảnh sự phát triển của các quốc gia và thế giới, rất phù hợp với nội dung chương trình Địa lý 11 là học về các quốc gia và vùng lãnh thổ (Chương trình 10 là đại cương về Trái Đất và các vấn đề kinh tế

xã hội và chương trình lớp 12 là học về Việt Nam). Cụ thể, chương trình Địa lý lớp 11 ban cơ bản có 2 phần:

A. Khái quát nền kinh tế và xã hội thế giới

Bài 1: Sự tương quan về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước.

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại Bài 2: Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế Bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu

Bài 4: Thực hành Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển

Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực

Tiết 1: Vấn đề của Châu Phi

Tiết 2: Vấn đề của Mĩ La Tinh

Tiết 3: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á B. Địa lý khu vực và quốc gia

Bài 6: Hợp chủng quốc Hoa Kì Bài 7: Liên minh Châu Âu Bài 8: Liên bang Nga Bài 9: Nhật Bản

Bài 10: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Bài 11: Khu vực Đông Nam Á

Bài 12 Ô – tray – lia

Trong SGK Địa Lý 11 nâng cao có bổ sung thêm 3 bài nữa là Cộng hòa Braxin, Cộng hòa Ấn Độ, và Ai Cập. Chương trình naang cao cũng bổ sung kiến thức nhiều hơn cho các nội dung trên so với chương trình cơ bản.

Các bài tìm hiểu về quốc gia đều có kết cấu chung là Tự nhiên dân cư xã hội và Kinh tế của quốc gia đó.

Như vậy, Gapminder với đơn vị thể hiện là quốc gia rất phù hợp với chương trình học về các vấn đề toàn cầu và vấn đề của từng nước riêng lẻ theo chương trình lớp 11.

4.1.1.Các địa chỉ được khuyến cáo sử dụng Gapminder để GDBĐKH trong chương trình lớp 11 THPT

- Các vấn đề toàn cầu: tập trung ở chương I

- Các vấn đề ở mỗi quốc gia: tập trung vào hoạt động kinh tế - xã hội.

4.1.2.Đối tượng học sinh nào thích hợp với bài học sử dụng Gapminder?

Như đã trình bày ở trên Gapminder là công cụ tuyệt vời để mô hình hóa số liệu thống kê. Tuy nhiên, không dễ dàng để mọi đối tượng học sinh có thể sử dụng như đối với các loại biểu đồ, bản đồ hay các loại công cụ khác đã được sử dụng trong nhà trường. Gapminder giảm nhẹ tính khô khan của số liệu nhưng không hề giảm nhẹ nội dung. Bản thân trong các biểu đồ Gap đã ghi lại những diễn biến liên tục và phức tạp theo thời gian của nhiều đối tượng. Học sinh cần có phông nền kiến thức tốt để nhận ra những điểm đặc biệt trong quá trình phát triển của đối tượng.

Thêm vào đó, sử dụng Gap không có một cách thức chung giản đơn, tùy theo sự sáng tạo của người sử dụng có nhiều cách thức xem xét sự phát triển của một đối tượng nào đó. Bạn đang tìm hiểu về sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, so sánh Việt Nam với các nước trong khối CNXH để tìm những nét tương đồng là một cách, hoặc tìm so sánh với các nước trong khối ASEAN, hoặc so sánh với các nước láng giềng, hoặc so sánh với các nước có cùng xuất phát điểm... nó tùy thuộc rất nhiều vào việc bạn muốn nhấn mạnh với mọi người điều gì.

Mỗi loại công cụ cần có cách đối xử riêng để đạt hiệu quả cao nhất. Chúng tôi cho rằng, đối tượng học sinh lớp 11 THPT ở đồng bằng, thành thị đặc biệt là tại các trường chuyên là đối tượng phù hợp nhất.

Thứ nhất, học sinh lớp 11 phổ thông nói chung đã được trang bị những kiến thức Địa Lý mang tính nền tảng, quy luật. Khi vận dụng vào trường hợp của từng nước, các em có những công cụ lý thuyết để nhận ra các “ vấn đề” và tìm cách lý giải các vấn đề đó một cách đúng hướng. Điều này rất quan trọng bởi có thể Gapmider đã mô hình hóa số liệu nhưng các em chưa đủ năng lực để phát hiện vấn đề hoặc không có hướng giải quyết thì việc áp dụng Gap sẽ là không khả thi.

Thứ hai, nếu như tư duy học sinh lớp 10 là thời kỳ giao thoa giữa học sinh trung học và học sinh phổ thông, các em mới bắt đầu thay đổi cách

học từ chỗ phụ thuộc nhiều vào giáo viên sang độc lập suy nghĩ thì đến lớp 11 điều này đã được củng cố trở thành phương pháp học của đa số các em học. Đó là phương pháp tự học độc lập suy nghĩ – bước đi ban đầu của nghiên cứu tìm hiểu một vấn đề.

Thứ ba, học sinh phổ thông nói chung và học sinh lớp 11 nói riêng cũng là đối tượng có nhiều ước mơ hoài bão tốt đẹp và đang băn khoăn về vị trí vai trò của mình trong xã hội. Tác động vào nhận thức của các em các vấn đề mang tính toàn cầu cấp bách, thôi thúc trong các em nhiệt huyết hành động cho xã hội dễ đạt hiệu quả cao và lâu dài.

Thứ tư, tìm hiểu một vấn đề từ Gap cũng tốn nhiều thời gian đàu tư suy nghĩ để giải quyết nên nhìn chung áp dụng với các em học sinh chuyên thì điều kiện thời gian dành cho môn nhiều hơn, khả thi hơn.

Thứ năm, học sinh lớp 11 cũng đã tích lũy những kỹ năng cơ bản để có thể sử dụng công cụ này:

- Các thao tác tư duy so sánh, lập luận, giải thích, chứng minh… - Các kỹ năng về tin học cơ bản

- Vốn tiếng Anh

Lý do thứ nhất và thứ năm yêu cầu nhiều hơn cả ở đối với đối tượng sử dụng Gap. Bởi nền tảng kiến thức và kĩ năng cơ bản này nhìn chung không phải vùng miền nào nước ta cũng đáp ứng được. Các em học sinh ở khu vực đồng bằng thành thị nhìn chung nhạy bén hơn với các vấn đề toàn cầu, được tiếp xúc nhiều hơn với các phương tiên thông tin đại chúng, kĩ năng mềm cũng tốt hơn. Hiện nay Gap chưa có phiên bản Tiếng Việt nên các em cũng cần có một vốn tiếng Anh cơ bản để sử dụng tốt công cụ này.

Chính vì những đòi hỏi khi sử dụng công cụ trên, chúng tôi chỉ khuyến khích sử dụng Gap cho các em học sinh chuyên ở đồng bằng thành thị để đảm bảo có kết quả.

4.1.3.Cần sử dụng Gapminder trong điều kiện dạy học như thế nào?

Một phần của tài liệu Sử dụng Gapminder như một công cụ hữu hiệu để GDBĐKH trong dạy học Địa lý 11 THPT (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w