- Vậy tại sao mầy luôn cao điểm hơn tao? Hả?
2- MÙA XUÂN NHO NHỎ ( Thanh Hả i)
CÂU HỎI GIAO LƯU (CÓ GỢI Ý)
1- Ở khổ 1 , hình ảnh của mùa xuân thiên nhiên được phác họa qua những tín hiệu nào ? ( hình ảnh , màu sắc , âm thanh ). Tín hiệu nào gây ấn tượng mạnh nhất ? Vì sao ?
2- Cách miêu tả ở K1 có gì đặc sắc ? Qua đó, em có cảm nhận gì về vẻ đẹp mùa xuân của thiên nhiên, về cảm xúc của tác giả ? (chi tiết thơ đưa tay hứng giọt âm thanh tiếng chim …; liên hệ thơ Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử)
3- Từ mùa xuân thiên nhiên , tác giả cảm nhận về mùa xuân đất nước qua những hình ảnh nào ở K2,3? Những hình ảnh ấy có ý nghĩa gì ?
Gợi : Quan hệ giữa mùa xuân và con người như thế nào ?
(quan hệ mật thiết : mùa xuân thổi sinh khí , khơi dậy sức sống con người – những con người mang lộc xuân , gieo tình xuân , góp vào xuân đất trời ….)
Gợi : Nhịp điệu mùa xuân của đất nước , của con người và cách mạng Việt Nam được thể hiện như thế nào?
Hãy phân tích hình ảnh đối xứng trong khổ 3 để thấy điều đó .
(đó là nhịp điệu lịch sử 4000 năm , là nhịp điệu thời đại Hồ Chí Minh )
4- Qua hình ảnh mùa xuân đất nước như thế , em có thể cảm nhận được cảm xúc nhà thơ ra sao ?
(hoàn cảnh tác giả trên giường bệnh , bối cảnh đất nước khó khăn – tâm hồn lạc quan , yêu đời , tấm lòng tri ân cuộc sống , bản lĩnh cách mạng sắt son …)
4- Tâm niệm của nhà thơ được thể hiện qua những từ ngữ , hình ảnh nào ở K4,5 ? Em có nhận xét gì về tác dụng của những từ ngữ , hình ảnh đó ? Đặc biệt đại từ “ta” có ý nghĩa gì ? (kết cấu chiếu ứng, nhịp điệu luyến láy, đại từ ta đa nghĩa ...)
5- Khổ 6 không chỉ thể hiện tâm niệm nhà thơ mà còn có vai trò , ý nghĩa gì trong cả bài thơ ? (sự phát triển của logic tình cảm trong mạch cảm xúc – tiếng hát ngợi ca , tình yêu quê hương , đất nước cất lên từ xúc cảm mùa xuân , từ tâm niệm chân thành về sự cống hiến …)
6- Em có đồng tình với quan niệm sống của Thanh Hải không ? Vì sao ? ( sống cống hiến – nhân sinh quan đẹp đẽ , cao cả)
7- Hãy liên hệ một số tác phẩm thơ văn khác cũng thể hiện lối sống cao đẹp như Thanh Hải ? ( liên hệ thơ Tố Hữu : Nếu là con chim , chiếc lá - Thì con chim phải hót , chiếc lá phải xanh - Lẽ nào vay mà không trả …Sống …; tấm gương cống hiến tận tâm, tận lực của Bác Hồ, anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa)
8- Hãy đọc thuộc/ đọc diễn cảm hoặc hát bài Mùa xuân nho nhỏ.
9- Hãy chọn bình một khổ thơ hoặc sáng tác một bài/đoạn thơ 5 chữ về chủ đề Sống đẹp.
10- Từ cuộc đời và bài thơ của Thanh Hải, em phác thảo Kế hoạch Sống đẹp cho mình cùng các bạn trong lớp vào dịp tháng 3 sắp tới– tháng Thanh niên năm 2013.
(Được Trung ương Đoàn phát động, Tháng Thanh niên năm 2013 đã chính thức khởi động ở nhiều địa phương trên cả nước với nhiều hoạt động thiết thực như:
Tri ân chiến sĩ Trường Sa, Tuổi trẻ tham gia xây dựng văn minh đô thị, Tham gia phòng chống tệ nạn xã hội, Giữ gìn trật tự an toàn giao thông, Giúp đỡ thanh niên hoàn lương, chậm tiến ...)
HOẠT ĐỘNG 5: (10’) Kiểm tra viết (Trình bày vào vở BT)
1- Chép theo trí nhớ một khổ thơ trong bài Mùa xuân nho nhỏ . (3đ) 2- Viết VB/ ĐV (ngắn gọn) phân tích khổ thơ ấy. (7đ)
HOẠT ĐỘNG 6: (5’)
Tổng kết tiết học –Dặn HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo
* Kết quả - Rút kinh nghiệm:
- Đối chiếu với Phiếu quan sát Học theo hợp đồng – Mô-đun Học theo hợp đồng của dự án Việt Bỉ, việc vận dụng đạt ở mức độ từ 4 trở lên cho từng tiêu chí.
NỘI DUNG QUAN SÁT MỨC ĐỘ
1 2 3 4 5
1. Xây dựng được không khí thoải mái, số lượng BT/nhiệm vụ, thời gian hợp lí.
x
2. Nội dung các nhiệm vụ bắt buộc đã đảm bảo HS cơ bản đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng.
x
kĩ năng, phân hóa được HS.
4. Phát triển một chuỗi các nhiệm vụ/BT có hệ thống đáp ứng được mục tiêu học tập.
x
5. Nhiệm vụ/BT gắn với thực tế và khuyến khích sự sáng tạo của HS.
x
6. Sắp xếp hợp lí, linh hoạt các hợp đồng để GV có thể dành nhiều thời gian hỗ trợ HS khi HS có nhu cầu.
x
7. Tăng cường sự tham gia tích cực của HS khi lựa chọn các nhiệm vụ.
x
8. Tăng cường sự tham gia tích cực của HS thông qua hệ thống tự sửa lỗi, ở các mức độ hỗ trợ phù hợp và thông qua khả năng sử dụng các phương tiện truyền thông đa dạng và các hình thức thể hiện và thực hiện đa dạng.
x
9. Tăng cường sự tham gia tích cực của HS trong quá trình đánh giá và vượt ra ngoài khuôn khổ kết quả thực hiện.
x
10. Sử dụng mọi cơ hội để giáo dục cá nhân và phát triển kĩ năng xã hội của HS khi tham gia các hợp đồng. HS làm việc độc lập và có hợp tác, hỗ trợ khi cần.
x
- Kết quả kiểm tra cuối tiết (GV thu vở BTđể đánh giá)
Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
9A3 (33)
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
3 9.1 9 27.3 20 60.6 1 3 0 0
- Đây là lớp ít HS K,G, nhiều HS thụ động, lười học nên phần câu hỏi giao lưu có thêm gợi ý đã giúp các em thêm tự tin, hào hứng tham gia; từ đó góp phần nâng cao hiệu quả tiếp thu kiến thức, kĩ năng theo mục tiêu bài học.
- HS hăng hái tham gia chương trình giao lưu. 1-2 HS/ nhóm lên trình bày câu hỏi với chất lượng tương đối tốt. Những nhóm khác chăm chú nghe và phản biện vì phản biện tốt (câu hỏi hay, rõ) sẽ được cộng điểm; phản biện những điều bạn đã nói được (do không chịu khó lắng nghe) sẽ bị trừ điểm; khâu trật tự cũng tương đối tốt
vì cá nhân nào ồn thì nhóm bị trừ điểm. Kể cả những HS thường ngày rất lười hoạt động nhưng trong tiết học này cũng tỏ ra tích cực tham gia (Nhật, Quốc ...).
- Thời lượng 2 tiết khiến cho các hoạt động được kết thúc khá trọn vẹn.Tuy nhiên với một vài HS thụ động (4HS), lười biếng thì GV vẫn phải yêu cầu về nhà tiếp tục hoàn thành việc ghi chép.