NHẮC LẠI VÀ BỔ SUNG CÁC KHÁI NIỆM VỀ HÀM SỐ

Một phần của tài liệu giao an hinh hoc 9 5cot (Trang 37 - 39)

II) Học sinh khoanh tròn vào câu trả lời đúng: (mỗi câu 1 điểm) 1/.Tính: A=

NHẮC LẠI VÀ BỔ SUNG CÁC KHÁI NIỆM VỀ HÀM SỐ

CÁC KHÁI NIỆM VỀ HÀM SỐ I/. Mục tiêu cần đạt:

Qua bài này, học sinh cần:

• Nắm vững các khái niệm về “hàm số “, “biến số”; hàm số có thể được cho bằng bảng, bằng công thức.

• Khi y là hàm số của x, thì có thể viết y=f(x), y=g(x), . . . Giá trị của hàm số y=f(x) tại x0, x1, . . . được kí hiệu là y=f(x0) , y=f(x1) , . . .

• Đồ thị của hàm sốy=f(x) là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x;f(x)) trên mặt phẳng tọa độ.

• Bước đầu nắm được khái niệm hàm số đồng biến trên R, nghịch biến trên R.

• Rèn luyện kĩ năng tính tốn thành thạo các giá trị của hàm số khi cho trước biến số; biết biểu diễn các cặp số (x;y) trên mặt phẳng tọa độ; biết vẽ thành thạo đồ thị của hàm số y=ax.

IIPhương tiện dạy học :

• Các khái niệm về hàm số đã học ở lớp 7, máy tính bỏ túi.

• Bảng phụ, phấn màu.

III/.Tiến trình hoạt động trên lớp:

Thời gian

Phương

tiện HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS NỘI DUNG GHI BẢNG

HĐ1:

Nhận xét bài kiểm tra -Giới thiệu chương hàm số

HĐ2: Khái niệm hàm số:

-Khi nào thì đại lượng y được gọi là hàm số của đại lượng thay đổi x?

-Em hiểu như thế nào về các kí hiệu y=f(x), y=g(x)?

-Các kí hiệu f(0), f(1), f(2), …, f(a) nói lên điều gì?

-Giáo viên đặc biệt chốt lại về khái niệm hàm số:

• Đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x.

• Với mỗi giá trị của x, ta luôn

-Học sinh phát biểu: Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x sao cho với mỗi giá trị của x, ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi hàm số của x, và x được gọi là biến số. Khi y là hàm số của x, ta có thể viết y=f(x), y=g(x).

Kí hiệu f(0) là giá trị của hàm số f tại x=0. Kí hiệu f(a) là giá trị của hàm số f tại x=a. ?1: Cho hàm số y=f(x)= 2 1 x+5. 1/.Khái niệm hàm số:

-Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x sao cho với mỗi giá trị của x, ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi hàm số của x, và x được gọi là biến số. -Hàm số có thể được cho bằng bảng hoặc bằng công thức, … -Khi hàm số được cho bằng công thức y=f(x), ta hiểu rằng biến số x chỉ lấy những giá trị mà tại đó f(x) xác định.

-Khi y là hàm số của x, ta có thể viết y=f(x), y=g(x), … -Khi x thay đổi mà y luôn nhận một giá trị không đổi thì hàm số y được gọi là hàm hằng.

xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y. -Yêu cầu học sinh làm ?1.

HĐ3: Đồ thị của hàm số:

-Yêu cầu học sinh làm ?2.

-Đồ thị của hàm số y=f(x) là như thế nào? HĐ4: Hàm số đồng biến, nghịch biến: -Yêu cầu học sinh làm ?3.

Nhận xét về tính tăng, giảm của dãy giá trị biến số và dãy giá trị tương ứng ứng của hàm số.

-Giáo viên chốt lại: Đưa ra bảng có ghi đầy đủ các giá trị của biến số và hàm số.

Nhận xét về tính tăng, giảm của các giá trị của x và các giá trị tương ứng ứng của y trong bảng. Khái niệm hàm số đồng biến, nghịch biến. HĐ5: -Làm các bài tập 1,2 trang 44, 45 Hướng dẫn học tập ở nhà: Biết được cách vẽ đồ thị của hàm số, thế nào là hàm số đồng biến, nghịch biến. Làm các bài tập 36 trang 45,46 . -Nhận xét lớp học -Dặn dò f(0)=5. f(1)=5 2 1 . f(3)=6 2 1 . f(-2)= 2 1 (-2)+5=4. f(-10)= 2 1 (-10)+5=0. ?2: -Học sinh nêu nhận xét xét về tính tăng, giảm của các giá trị của x và các giá trị tương ứng ứng của y.

HS làm bài tập

2/.Đồ thị của hàm số:

Tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x;f(x)) trên mặt phẳng tọa độ được gọi là đồ thị của hàm số y=f(x).

3/.Hàm số đồng biến, nghịch biến:

Cho hàm số y=f(x) xác định với mọi giá trị của x thuộc R:

-Nếu giá trị của biến x tăng lên mà giá trị tương ứng f(x) cũng tăng lên thì hàm số y=f(x) được gọi là hàm số đồng biến trên R (gọi tắt là hàm số đồng biến). - Nếu giá trị của biến x tăng lên mà giá trị tương ứng f(x) lại giảm đi thì hàm số y=f(x) được gọi là hàm số nghịch biến trên R (gọi tắt là hàm số nghịch biến).

Nếu x1<x2 mà f(x1)<f(x2) thì hàm số y=f(x) đồng biến trên R. Nếu x1<x2 mà f(x1)>f(x2) thì hàm số y=f(x) nghịch biến trên R.

bài tập 1,2

LUYỆN TẬP

I/. Mục tiêu cần đạt:

Qua bài này, học sinh cần:

• Rèn luyện kỹ năng tính giá trị của hàm số, kỹ năng vẽ đồ thị của hàm số, kỹ năng “đọc” đồ thị của hàm số.

• Củng cố các khái niệm “hàm số”, biến số”, “đồ thị của hàm số”, hàm số đồng biến trên R, hàm số nghịch biến trên R.

II/.Phương tiện dạy học :

• Ôn tập các kiến thức hàm số”, “đồ thị của hàm số”, hàm số đồng biến trên R, hàm số nghịch biến trên R, máy tính bỏ túi.

• Bảng phụ, phấn màu.

III/.Tiến trình hoạt động trên lớp:

1) Ổn định:

2)Kiểm tra bài cũ:

• Hãy nêu khái niệm hàm số. Cho VD về hàm số dưới dạng công thức.

• Sửa bài tập 3 trang 45. 3) Giảng bài mới:

Thời gian

Phương tiện

Một phần của tài liệu giao an hinh hoc 9 5cot (Trang 37 - 39)