CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu đánh giá Hàm lượng kim loại nặng Cu, Pb, Zn trong nước (Trang 28 - 30)

Bài báo cáo cho thấy thực trạng tồn lưu và ô nhiễm một số kim loại nặng (Cu, Pb, Zn) trong nước,trầm tích sông Cầu Bây và đất nông nghiệp xã Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội.

- Kết quả phân tích cho thấy, chất lượng nước sông Cầu Bây đã và đang bị ô nhiễm do kim loại nặng, không đáp ứng tiêu chuẩn cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Hàm lượng kim loại Cu đã vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, tại tất cả các điểm lấy mẫu, hàm lượng Cu đều vượt quá tiêu chuẩn A2 trong tiêu chuẩn chất lượng nước mặt QCVN 08- 2008/ BTNMT. Với kim loại Pb, hàm lượng tồn lưu tại các điểm lấy mẫu khá cao, đều vượt mức tiêu chuẩn cho phép. Đặc biệt, mẫu 1 có hàm lượng đạt 0.042 mg/l cao hơn QCVN 0.022 mg/l, mẫu 4 có hàm lượng thấp nhất là 0.021 mg/l cũng cao hơn QCVN 0.01 mg/l. Với kim loại Zn, mặc dù hàm lượng còn khá thấp, thấp hơn so với tiêu chuẩn cho phép tuy nhiên vẫn cần các biện pháp quan trắc để phát hiện, giảm thiểu sớm hiện tượng ô nhiễm

- Quá trình sử dụng nước sông Cầu Bây làm nước tưới cho nông nghiệp cũng đã tích lũy một lượng lớn hàm lượng KLN trong đất nông nghiệp xã Kiêu Kỵ. Đất ở khu vực lấy mẫu đang có dấu hiệu bị ô nhiễm KLN. Hàm lượng Cu, Pb, Zn đo được chưa vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với hàm lượng kim loại trong đất - QCVN 03:2008/BTNMT (50 mg/kg). Tuy nhiên, so sánh với ngưỡng sinh thái LEL, hàm lượng kim loại Cu, Zn đã vượt ngưỡng sinh thái, tức là gây ảnh hưởng ở mức thấp nhất đến hệ sinh thái đất, sinh vật, đó có thể cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng sâu bệnh, năng suất thấp cho cây trồng trên đất nông nghiệp này.

- Hàm lượng kim loại nặng trong trầm tích sông Cầu Bây lại có dấu hiệu ô nhiễm hơn đất nông nghiệp. Nguyên nhân là do trầm tích là nguồn tiếp nhận trực tiếp sự ô nhiễm trong nước sông còn đất thì tiếp nhận gián tiếp, trong đất có các quá trình sinh lý hóa cũng như đất nông nghiệp nghiên cứu là tại cuối nguồn sông nên hàm lượng các chất ô nhiễm giảm theo không gian. Các thông số kim loại nặng Cu, Pb tại các điểm lấy mẫu

đều chưa vượt quá QCVN nhưng có hàm lượng tồn lưu khá cao. Riêng có kim loại Zn vượt quá QCVN rất nhiều lần. Khi so sánh hàm lượng các kim loại với ngưỡng sinh thái LEL thì hàm lượng tất cả các kim loại tại các điểm lấy mẫu đều vượt quá ngưỡng nhiều lần, đặc biệt là kim loại Zn với hàm lượng cao nhất tại mẫu M3 là 3600mg/kg, mẫu thấp nhất là 490mg/kg là mẫu M1.

- Nhóm nghiên cứu cũng đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm thiết thực. Để xử lý triệt để ô nhiễm cũng như kiểm soát ô nhiễm hiệu quả cần phải áp dụng tổng hợp tất cả các biện pháp về quản lý cũng như kỹ thuật. Cần nghiên cứu, tiến hành quan trắc tại các điểm xả thải chính bằng thiết bị quan trắc tự động nhằm phát hiện kịp thời vi phạm cũng như có các chính sách, pháp luật cụ thể để xử lý nghiêm minh các vi phạm môi trường lưu vực sông Cầu Bây.

Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy, tình hình ô nhiễm kim loại nặng tại sông Cầu Bây và đất nông nghiệp xã Kiêu Kỵ còn chưa nghiêm trọng nhưng cũng đang thể hiện những dấu hiệu của sự ô nhiễm. Qua kết quả nghiên cứu cần tiến hành các biện pháp xử lý, quản lý nguồn thải bằng chính sách, chế tài phù hợp nhằm hạn chế sự gia tăng ô nhiễm, trả lại chất lượng nước sông, trầm tích sông và đất nông nghiệp như ban đầu.

Một phần của tài liệu đánh giá Hàm lượng kim loại nặng Cu, Pb, Zn trong nước (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w