Bác Hồ sống mãi – một cách nhìn truyền thống mà sáng tạo độc đáo trong

Một phần của tài liệu hình tượng bác hồ trong thơ tố hữu (Trang 39 - 50)

1. Cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tố Hữu

2.3.Bác Hồ sống mãi – một cách nhìn truyền thống mà sáng tạo độc đáo trong

nhau, bổ sung cho nhau làm cho hình tượng Bác vừa đồ sộ và chói lọi, vừa thân thuộc và bình dị lạ thường. Lần này viết về Bác, lịch sử thơ ca còn đặt cho Tố Hữu một nhiệm vụ khó khăn. Đó là viết về sự ra đi mãi mãi của lãnh tụ.

2.3. Bác Hồ sống mãi – một cách nhìn truyền thống mà sáng tạo độc đáo trong thơ Tố Hữu trong thơ Tố Hữu

Chủ đề tình yêu, cuộc sống và cả cái chết là chủ đề vĩnh cửu của nghệ thuật nói chung và nghệ thuật thơ ca nói riêng. Nhưng nếu viết về cái chết mà để cho tâm trạng con người trĩu xuống, để cho người ta nghĩ đến điều không thể tránh khỏi là một việc làm vô ích, hơn nữa là một việc làm có hại. Các nhà hiện thực xã hội chủ nghĩa nổi tiếng đã giải quyết được khó khăn này. Khi viết về sự ra đi của Lê - nin, Mai-a-cốp-xky đã ý thức được sâu sắc nỗi đau buồn khôn xiết của nhân dân Liên Xô và nhân dân lao động thế giới trước sự ra đi đột ngột của người lãnh tụ vĩ đại. Vậy mà giữa bao nhiêu điều ngổn ngang, thổn thức của tâm trạng, nhà thơ vẫn làm nổi bật được sức sống vĩnh cửu của vị lãnh tụ Lê - nin. Trong trường ca V.I. Lê - nin điều đó đã rõ. Ở bài thơ khác sau khi Lê - nin mất, bài thơ Cômxômôn-xkai, Mai-a-cốp-xky viết:

"…Lê - nin và cái chết Đó là những danh từ thù địch

Lê - nin và sự sống Là đồng chí của chúng ta." [1]

Các đồng chí lãnh đạo Cu Ba gọi cái chết của chủ tịch Hồ Chí Minh là mầm của sự sống. Bà Phơ-răng-xoa Đơ-Cô-le-dơ, một nữ ký giả người Pháp, trong những vần thơ dâng Người, bà đã định nghĩa cái chết của Người: "là mặt trời xác định lý tưởng Người, là chân trời của dân tộc". [1]

Trong Theo chân Bác, Tố Hữu đã làm nổi bật điều này: Bác vẫn sống mãi với non sông đất nước ta, với sự nghiệp vĩ đại và lý tưởng chói ngời của chúng ta.

Tố Hữu cũng không muốn trực tiếp nói đến cái chết bởi toàn bộ sự nghiệp và lý tưởng chói ngời của Bác vẫn còn đây. Câu nói "Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta" không phải là khẩu hiệu mà là lời thề, lời hứa của nhân dân ta trước anh linh của Bác.

Bác mất rồi, Tố Hữu và cả dân tộc:

"Cứ nghĩ: hồn thơm đang tái sinh Ngôi sao ấy lặn, hóa bình minh Cơn mưa vừa tạnh. Ba Đình nắng

Bác đứng trên kia vẫy gọi mình." [5, 460]

Tiếp theo là nhiều cách nói khác "Người bận chuyến đi xa", "Người yên giấc mộng say". Bác không chết, Bác không đi vào cõi hư vô và Người ra đi là "vào cuộc trường sinh, nhẹ cánh bay"…

Xác định phải biểu hiện cho được sức sống vĩnh cửu của Bác, nhà thơ còn tâm tình với những người thân về nơi ở hôm qua của Bác và như để nói rằng bóng hình Bác vẫn sớm hôm thấp thoáng cùng ta:

"Anh dắt em vào cõi Bác xưa

Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa Có hồ nước lặng soi tăm cá

Có bưởi thơm cam, mát bóng dừa" [5, 457]

Những đoạn thơ kế tiếp như là lời nhắn nhủ khuyên bảo của nhà thơ đối với mọi sinh vật, cỏ cây và thiên nhiên quanh Bác:

"Con cá rô ơi, chớ có buồn, Chiều chiều Bác vẫn gọi rô luôn Dừa ơi, cứ nở hoa đơm trái

Hồ Sĩ Vịnh đã nhận xét: "lần đầu tiên trong lịch sử thơ ca hiện đại ở nước ta, xuất hiện thể loại anh hùng ca trữ tình viết về cái chết của vị lãnh tụ kính yêu." [11, 78]. Có người cho rằng: Theo chân Bác chỉ có nhiều đoạn hay, chứ nhìn chung nghệ thuật của trường ca không cao hơn, chưa điêu luyện bằng Sáng tháng Năm hay Bác ơi, điều đó cần được bàn thêm. Sáng tháng Năm đánh dấu một mốc thành công quan trọng về nghệ thuật viết về Bác. Bác ơi là một lời thổn thức trước cái chết của người Cha và người Thầy cách mạng Việt Nam. Nhưng cả hai bài thơ đều không có một quy mô bố cục đồ sộ gần năm trăm câu thơ của thể trường ca như Theo chân Bác. Nếu không có sự say mê dõi theo hành trình lý tưởng của Bác, nếu không có tình cảm chân thật và trong suốt như pha lê và sự thiêu đốt bên trong của con tim thì Tố Hữu không thể nào khái quát nổi tiểu sử của con người vĩ đại hay đúng hơn là lịch sử vĩ đại của một anh hùng bằng hình tượng nghệ thuật.

Hình tượng Bác Hồ là đề tài luôn có mặt trên mọi chặng đường thơ Tố Hữu, được Tố Hữu biểu hiện ở nhiều mặt khác nhau. Đó là một con người có lòng yêu nước thương dân nồng nàn, suốt đời Bác luôn lo cho dân cho nước vì độc lập dân tộc Người quyết hi sinh tất cả, ra đi đấu tranh để bảo vệ cho Tổ quốc, cho độc lập dân tộc:

"Thiêng liêng thay, tiếng gọi của Bác Hồ: Vì độc lập, tự do, toàn dân ta quyết thắng! Tự hào thay, khi Nguyễn Viết Xuân hô

Ngẩng đầu lên, nhằm thẳng quân thù mà bắn!" [5, 438] Lòng yêu nước đó còn thể hiện tinh thần cách mạng, lý tưởng cách mạng của Bác luôn luôn nhất quán và kiên định nhưng lại không cứng nhắc. Bởi tác phong đó rất gần gũi với quần chúng, gần gũi với nhân dân. Tình cảm đó hòa quyện với nhau như máu thịt, đồng thời tình cảm đó cũng được Tố Hữu thể hiện một cách chân thật đời thường:

"Xin lắng nghe... Phút giao thừa đang chuyển Bác Hồ gọi. Ấy là mùa xuân đến…" [5, 443]

Tình cảm ấy còn thể hiện ở phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng. Tuy Bác mất đi nhưng những phẩm chất ấy vẫn không thể nào phai mờ trong mỗi chúng ta:

"Ôi, buổi trưa nay, tuyệt trần nắng đẹp Bác Hồ ơi! Toàn thắng về ta. Chúng con đến, xanh ngời ánh thép Thành phố tên Người lộng lẫy cờ hoa. Cho chúng con giữa Vui này được khóc

Hôn mỗi đứa em, ôm mỗi mẹ già Như lòng Bác, mỗi khi Bác đọc Đồng bào miền Nam, mắt kính bỗng nhòa

Chúng con sẽ gấp trăm lần mạnh Đứng gác biển trời tươi mát màu lam

Bởi có Bác, từ nơi đây ra đi tìm

Đường kách mệnh Cho chúng con nay được trở về, vĩnh viễn

Việt Nam!" [5, 544]

Chúng ta thấy tình cảm đó thật thiêng liêng cao quý. Tuy Bác mất nhưng dường như hình tượng ấy vẫn đời đời sống mãi trong mỗi chúng ta: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

"Không, Bác vẫn đời đời hiển hiện

Người vẫn hằng dìu dắt chúng con đây!" [5, 553]

Tình cảm của Bác luôn gắn bó sâu nặng với nhân dân , vớ i đất nước, cũng như đất nước này luôn nă ̣ng ân tình đối với Bác . Đó là một tình cảm như suốt đời ẩn hiê ̣n trong tâm trí của mỗi người dân Viê ̣t Nam:

"Vì sao? Trái đất nặng ân tình Nhắc mãi tên người: Hồ Chí Minh

Như một niềm tin, như dũng khí

Như lòng nhân nghĩa, đức hy sinh" [5, 479]

Hay chúng ta bắt gă ̣p hình ảnh ấy la ̣i hiê ̣n lên với một phẩm chất tinh th ần: "Nước độc lập, tự do, dân no ấm học hành

Một đời Bác, chỉ lòng ham muốn ấy Có lẽ hôm nay, giữa giấc yên lành

Ngườ i vẫn nghĩ... Như Người hằng sống vậy." [5, 559] Cả cuộc đời Bác hy sinh tất cả để đấu tranh bảo vệ nền độc lập cho dân tô ̣c, cho đồng bào ai cũng c ó cơm ăn áo mă ̣c , ai cũng được học hành . Lý tưởng ấy của Bác không chỉ lo cho dân tộc mình mà còn là tinh thần đoàn kết quốc tế cao cả đấu tranh cho nhân dân nô lê ̣ khắp thế giới

"Ngọn lửa tình yêu lớn Việt - Xô Biển Đông rạng rỡ, sáng cơ đồ Ta nhìn ngọn lửa, cay mi mắt

Lại nhớ Lê - nin, nhớ Bác Hồ" [5, 587]

Ngoài những phẩm chất đạo đức và tinh thần cách mạng ấy , Bác còn có mô ̣t tâm hồn yêu thơ , yêu thiên nhiên. Trong tâm trí của Bác lúc nào cũng muốn mình là một con người Việt Nam bình thườn g như bao con người Viê ̣t Nam khác. Có phải chăng ? Đây cũng chính là tâm tư nguyê ̣n vọng của Bác muốn đươ ̣c sống cùng với nhân dân, gần gũi với quần chúng hơn? Hình tượng Bác Hồ vẫn hiê ̣n lên trong thơ Tố Hữu cho tới cuối đời , mặc dù Bác đã mất nhưng hình tươ ̣ng ấy vẫn sống mãi và không thể nào phai mờ. Người ta cứ tưởng Bác như đi xa và luôn luôn có Bác hành quân bên ca ̣nh:

"Bác đi xa

Mà chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn có Bác hành quân" [5, 608] Hay:

"Năm 2000 ơi! Người là ai đó?

Tôi vẫn nghe lời Bác gọi thanh niên:" [5, 626]

Không những thế mà trong con người Bác đã có sự hòa quyê ̣n giữa tình yêu thiên nhiên và con người:

"Và một hôm nào... sáng tháng Năm Rừng mơ ríu rít. Bác về thăm

Dấu hương Người quyê ̣n sương Hương Tích

Ngân tiếng chuông đồng, vọng tiếng Tâm..." [5, 675] Ta thấy thiên nhiên ở đây dường như không phải là một sự vâ ̣t bình thường nữa, mà thiên nhiên ở đây là một cơ thể sống cũng biết yêu thương và quý trọng những con người như thế nào . Đợi chờ mòn mỏi để đón Bác về thăm , khi Bác đi rồi mà cứ ngỡ như đang ngồi đó:

"Hai mươi sáu năm rồi, vắng Bác Người đi ... mà cứ ngỡ bây giờ Bác đang ngồi đọc thầm trên gác

Bên ngọn đèn con, nghĩ tứ thơ" [5, 520]

Qua đây chúng ta thấy hình tượng Bác Hồ luôn là đề tài xuyên suốt nhất quán, vĩnh viễn trong suốt chặng đường thơ Tố Hữu . Tiếp xúc hì nh tượng Bác , càng tăng thêm lòng kính yêu đối với Bác , hiểu đươ ̣c những nét cơ bản trong tài năng của nhà thơ ý thức xã hội, ý thức dân tộc , con đường đi của đất nước và mỗi người chúng ta đều soi thấy bóng mình trong đó.

2.4. Nghệ thuâ ̣t thể hiê ̣n hình tƣợng Bác Hồ trong thơ Tố Hƣ̃u

Vấn đề quan niệ m nghê ̣ thuâ ̣t về con người thực chất là vấn đề tính năng đô ̣ng của chủ thể nghê ̣ thuâ ̣t trong viê ̣c phản ánh hiê ̣n thực , lí giải con người bằng các phương tiện nghệ thuật.

Trên cái nền thơ ca cách ma ̣ng vô sản , Tố Hữu đã thể hiê ̣n nổi bâ ̣t , nhất quán một quan niệm nghệ thuật về con người chính trị Việt Nam trong thơ ông – con người giác ngộ quyền lợi giai cấp , dân tộc, tự giác trên con đường đấu tranh, vững tin ở tương lai , lý tưởng. Tố Hữu đã thể hiê ̣n hình tượng Bác Hồ trong thơ mình với một tài năng kiệt xuất thành công với đỉnh cao của nghệ thuật viết về Bác. Hình tượng ấy không p hải là một tập hợp số học , các hình ảnh đơn thuần mà là một hình tượng nghệ thuật.

Tố Hữu đã thể hiê ̣n hình tượng Bác trong thơ với nhiều nghê ̣ thuâ ̣t khác nhau: khi thì miêu tả trực tiếp (hoạt đô ̣ng, phong thái, cử chỉ , nét mặt ...) của Bác, khi thì gián tiếp qua cảm nhâ ̣n , tấm lòng của nhân dân , chiến sĩ trong

nước và ba ̣n bè quốc tế đối với Bác , khi thì bằng nhâ ̣n thức trí tuê ̣ và tình cảm của chính nhà thơ .

Như đã nói trên, thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị , con người trong thơ ấy căn bản là con người chính trị . Do đó viê ̣c thể hiê ̣n Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam , vị anh hùng giải phóng dân tộc và là vị Cha già của dân tô ̣c, Danh nhân văn hóa thế giới thành một chỉnh thể hình tượng là điều dễ hiểu đối với thi nghiê ̣p Tố Hữu.

Hình tượng lãnh tụ Bác Hồ được Tố Hữu xây dựng từ nhiều g óc đô ̣ khác nhau : tác giả quan sát , cảm nhận trực tiếp , phản ánh Bác Hồ qua tấm lòng, niềm tin c ủa dân đối với Bác , qua sự ngưỡng mộ , đánh giá của b ạn bè quốc tế đối với Người. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bằng những câu thơ chân thâ ̣t , mộc ma ̣c , Tố Hữu đã tả trực diện B ác Hồ qua tiếp xúc , cho người đọc thấy đối với quần chúng Bác hết sức gần gũi thân thương:

"Bác Hồ đó, là lòng ta yên tĩnh Ôi người cha đôi mắt me ̣ hiền sao!

... Người là cha, là Bác, là anh

Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ" [5, 251]

Bác là một v ị lãnh tụ của đất nước , nhưng tấm lòng Bác luôn gần gũi với quần chúng, với nhân dân . Tố Hữu dường như đã cảm nhâ ̣n được điều đó , lần đầu tiên trong thơ ca cách mạng Việt Nam, Tố Hữu đã dùng từ "Bác" để gọi "Cụ Hồ" là Cha, là Bác, là Anh. Tình yêu thương đó tưởng chừng như không gì sánh bằng của nhà thơ đối với Bác , cũng như tình cảm thân thương của Bác đối với nhân dân . Tình cảm đó dường như đã in sâu trong tâm trí của nhà thơ . Đây không phải là sự cảm nhận củ a Tố Hữu đối với Bác nữa mà đây chính là hình tươ ̣ng Bác có mặt trong suốt chặng đường thơ của ông:

"Giọng của Người không phải sấm trên cao Thấm từng tiếng ấm vào lòng mong ước Con nghe Bác, tưởng nghe lời non nước Tiếng ngà y xưa và cả tiếng mai sau" [5, 251]

Đây không chỉ là tình yêu thương của Bác đối với nhân dân mà ở đây còn là tấm lòng tin yêu, thương mến của nhân dân đối với Bác:

"Mình về với Bác đường xuôi

Thưa giùm Viê ̣t Bắc không nguôi nhớ Người Nhớ ông cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường!" [5, 272]

Qua đây ta thấy đươ ̣c tình cảm của nhân dân đối với Bác như thế nào ? Phải chăng đây chính là lời ăn tiếng nói của nhân dân đối với Bác , những lời nói ấy rất chân thật và mộc mạc , gần gũi với những hình ảnh "áo nâu túi vải " vừa nói lên sự hòa quyê ̣n với quần chúng la ̣i vừa góp phần biểu hiê ̣n cái cốt cách giản dị của Bác . Đây cũng chính là biê ̣n pháp nghê ̣ thuâ ̣ t dùng từ ngữ của Tố Hữu .

Tố Hữu không sử du ̣ng các biê ̣n pháp cường điê ̣u , cách điệu nói quá hay biê ̣n pháp nhân hóa , mà sử dụng các biện pháp so sánh , ẩn dụ, hoán dụ, để cho chúng ta thấy được rõ hơn về hình tượng Bác Hồ:

"Bác ngồi đó lớn mênh mông

Trời xanh, biển rộng, ruộng đông nước non ...Người rực rỡ một mặt trời cách mạng

Mà đế quốc là loài rơi hốt hoảng ...Hồn biển lớ n đón muôn lời thủ thỉ

Lắng từ ng câu, từng ý chưa thành"[5, 250]

Đúng vâ ̣y, Tố Hữu trong khi thể hiê ̣n hình tượng lãnh tu ̣ không bao giờ thần thánh hóa Bác một cách ngoa du ̣. Tố Hữu đã sử du ̣ng những từ ngữ rất gần gũi với quần chúng cũng như là làng cảnh Viê ̣t Nam:

"Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị

Mầu quê hương bền bỉ đậm đà" [5, 252]

Nghê ̣ thuâ ̣t viết về Bác trong thơ Tố Hữu rất gần với cảnh thiên nhiên và con người ở đây dường như đã hòa quyê ̣n vào nhau:

"Anh dắt em vào cõi Bác xưa Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa

Có hồ nước lặng soi tăm cá Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa

Có rào dâm bụt đỏ hoa quê Nhớ cổng nhà xưa Bác trở về

Có bốn mùa rau tươi tốt lá

Như những ngày cháo be ̣ măng tre..." [5, 320] Chúng ta lại bắt gặp hình ảnh:

"Bác Hồ khẽ vuốt chòm râu mát

Gió sớm đưa hương ngát cả rừng" [5, 325]

Cảnh thiên nhiên ở đây rất gần gũi gắn bó với con người nó chan chứa ân tình giữa con người với cảnh sắc thiên nhiên.

Hình ảnh Bác Hồ trong thơ Tố Hữu nói riêng là một biểu hiện sinh động.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu hình tượng bác hồ trong thơ tố hữu (Trang 39 - 50)