Những thiếu sót cần tránh:

Một phần của tài liệu Bàn về việc tự học thông qua việc ôn tập chương (Trang 25 - 26)

 Ôn tập một cách vụng về và đơn điệu.

 Ôn tập mang tính chất nhồi nhét kiến thức.

 Không biết lựa chọn phần chính phần bàn chất của SGK để ôn tập.

 Thiếu kinh nghiệm trong việc phân bổ thời gian.

 Khi chọn vấn đề ôn tập thường ít chú ý đến:

Mức độ giá trị của vấn đề, mức độ liên hệ giữa vấn đề ôn tập và vấn đề nghiên cứu.

Mức độ khó khăn mà học sinh gặp phải khi thu nhận vấn đề.

 Sự cần thiết phải mở rộng và đi sâu vào những khái niệm cơ bản của SGK để có điều kiện tổng quát và hệ thống kiến thức

 Thiếu suy nghĩ để vạch hệ thống các câu hỏi, bài tập cho việc ôn tập hay ôn tập thiếu hệ thống.

 Sử dụng phương pháp trực quan không đầy đủ. (phải đọc thêm)

 Thiếu kinh nghiệm trong việc sử dụng các hình thức ôn tập, trong việc kết hợp và luân phiên các hình thức đó.

 Chưa quan tâm thật rõ về các vấn đề: cần tập trung sự chú ý của học sinh vào chỗ nào, theo trình tự nào và khi nào thì tiến hành ôn tập một cách hợp lý và hiệu quả.

 Việc ôn tập thiên về ghi nhớ mà không hiểu và quán triệt đầy đủ phần kiến kiến thức cũ, dẫn đến học sinh chỉ hiểu một cách hời hợt phải ghi nhớ quá nhiều vấn đề.

 Đôi khi việc ôn tập được tiến hành hoàn toàn bằng những bài tập thuộc nhiều loại khác nhau mà những bài tập như vậy không thay thế cho việc ôn tập có hệ thống.

2.2. Đề xuất và nội dung phương pháp

Với những cơ sở lý luận trên chúng tôi xin đưa ra phương pháp dạy ôn tập chương trên tinh thần giúp học sinh tự học, bước đầu hình thành năng lực tự học tự nghiên cứu suốt đời cho học sinh. Tinh thần của phương pháp như sau:

 Với mỗi chương giáo viên cần chọn ra một hoặc hai đề tài với nội dung trọng tâm đảm bảo các mục tiêu của chương trình theo bộ giáo dục quy định (về cơ bản lấy mục tiêu trong sách giáo viên của nhà xuất bản giáo dục).

 Với mỗi đề tài giáo viên cần đưa ra được khung hướng dẫn có thể coi như hình thức của “tựa thuật giải”, tùy thuộc vào đối tượng học sinh mà người thầy đưa ra “tựa thuật giải” chi tiết hay chỉ là những bước hướng dẫn định hướng cho học sinh.

 Ngoài sự hướng dẫn định hướng cho mỗi đề tài, giáo viên còn có định hướng chung cho cả lớp về việc hoàn thành công việc được giao.

Mẫu hướng dẫn chung cho các đề tài 1. Mở đầu

- Giới thiệu những vấn đề liên quan đến đề tài.

- Lý do thực hiện đề tài.

Một phần của tài liệu Bàn về việc tự học thông qua việc ôn tập chương (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w