Phân kênh trong mô hình mạng (Channel Assignment)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản trị hệ thống mạng không dây diện rộng và áp dụng Nguyễn Duy Khánh. (Trang 38 - 40)

Kỹ thuật gán kênh, Phân kênh động

Hai điểm truy cập không dây liền kề trên cùng một kênh có thể gây ra một trong hai tín hiệu tranh chấp hoặc tín hiệu xung đột. Trong một xung đột, dữ liệu không nhận được điểm truy cập. Đây có thể là một vấn đề, Ví dụ khi một người nào đó đọc email trong một quán cafe ảnh hưởng đến hiệu suất của điểm phát sóng không dây của một đơn vị kinh doanh bên cạnh. Mặc dù đây là những mạng hoàn toàn riêng biệt. Một người nào đó gửi lưu lượng truy cập tới quán café trên kênh 1 có thể làm gián đoạn thông tin liên lạc trong một doanh nghiệp bằng cách sử dụng cùng một kênh. Đối với phân kênh động bộ điều khiển có thể tự động phân bổ kênh

cho các điểm truy cập để tránh xung đột và tăng cường năng lực và hiệu suất của mạng. Kênh được tái sử dụng để tránh lãng phí tần số phát sóng. Nói cách khác để hiệu quả hơn cho mạng không dây thì hai kênh giống nhau không nên đặt gần nhau mà nên đặt xa nhau để tránh xung đột. Phân kênh động của bộ điều khiển cũng rất hữu ích trong việc giảm thiểu nhiễu sóng giữa các điểm phát sóng. Ví dụ hai kênh chồng lấn trong dải tần 802.11b/g chẳng hạn như là 1 và 2 có thể không phải cả hai cùng một lúc sử dụng 11/54Mpbs được. Một cách hiệu quả bộ điều khiển gán lại các kênh, giữ cho các kênh lân cận tách biệt nhau, bộ điều khiển kiểm tra theo thời gian thực một loạt các đặc điểm tần số vô tuyền - Radio Frequency (RF) đẻ xử lý hiệu quả kênh.

Nhiệm vụ như sau:

Điểm truy cập nhận được năng lượng – Cường độ tín hiệu nhận được đo giữa các điểm truy cập và điểm truy cập láng giềng gần nó, kênh được tối ưu hóa cho năng lực mạng cao nhất.

Cách âm – cách âm có thể hạn chế chất lượng tín hiệu ở máy khách và điểm truy cập. Sự gia tăng cách âm có thể làm giảm kích thước tín hiệu và làm giảm khả năng truy cập của người dùng. Bằng cách tối ưu các kênh để tránh các nguồn cách âm, bộ điều khiển có thể tối ưu hóa các vùng phủ sóng trong khi duy trì khả năng của hệ thống. Nếu một kênh được cho là không sử dụng được với cách âm qúa mức, kênh đó có thể được tránh sử dụng.

802.11 Nhiễu – nhiễu là bất kỳ lưu lượng 802.11 nào đó không phải là thành phần của mạng không dây của tổ chức, bao gồm cả các điểm truy cập giả mạo và các mạng không dây lân cận. Các điểm truy cập liên tục quét tất các các kênh để tìm nguồn nhiễu, nếu số lượng 802.11 nhiễu vượt quá ngưỡng cấu hình (mặc định là 10%) thì các điểm truy cập gửi một cảnh báo đến bộ điều khiển. Bằng cách sử dụng các thuật toán Radio Resource Management (RRM) bộ điều khiển sau đó sẽ tự động sắp xếp các kênh để tăng hiệu năng hệ thống có nhiễu.

Sử dụng – Khi chức năng giám sát việc sử dụng được kích hoạt, nó sẽ tính toán khả năng có thể xem xét một số trường hợp. Một số điểm truy cập được triển khai theo cách có thể tải được nhiều lưu lượng hơn các điểm truy cập khác (VD: điểm truy cập ở hành lang so với ở khu kỹ thuật). Bộ điều khiển sau đó sẽ phân phối các kênh để hỗ trợ cho các điểm truy cập với hiệu năng cao hơn.

Tải – tải được xem xét khi thay đổi cấu trúc kênh để giảm thiểu tác động đến các truy cập của người dùng trong mạng không dây. Thông số này được theo dõi trên từng điểm truy cập và được tính toán để xác định xem các điểm truy cập đang hoạt động ở mức độ nào, giúp cho người dùng mới tránh được các điểm truy cập đang bị quá tải và kết nối sang một điểm truy cập khác. Tham số này bị vô hiệu hóa theo mặc định.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình quản trị hệ thống mạng không dây diện rộng và áp dụng Nguyễn Duy Khánh. (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)