I.KẾT LUẬN:

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển mô hình du lịch cộng đồng trên địa bàn thôn mỹ sơn, xã duy phú, huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 25 - 28)

5. Đánh giá mức độ đầu tư dịch vụ:

I.KẾT LUẬN:

I.KẾT LUẬN:

Với thế mạnh về các yếu tố tự nhiên như: địa hình, khí hậu, cũng như các yếu tố về văn hóa, Mỹ Sơn đã hội tụ đầy đủ các yếu tố để phát triển du lịch cộng đồng. Chính vì vậy, trong những năm qua ngành du lịch Mỹ Sơn đã có những nỗ lực rất lớn nhằm từng bước phát triển du lịch một cách bài bản hoàn thiện cả về số lượng lẫn chất lượng.

Du lịch không những mang lại những hiệu quả về kinh tế, mà sự phát triển đó cũng đã đem lại sự hiệu quả về mặt xã hội, thể hiện qua sự tăng trưởng lực lượng lao động tham gia càng nhiều vào hoạt động kinh doanh du lịch. Đã góp phần tích cực vào hiệu quả kinh tế- xã hội của tỉnh, mang lại sự cải thiện thu nhập cho tầng lớp dân cư. Đồng thời qua giao tiếp du lịch đã giúp cho khách du lịch quốc tế và trong nước hiểu rõ hơn về đất nước con người Quảng Nam.

Tài nguyên du lịch của Mỹ Sơn tương đối phong phú, đa dạng, cho phép phát triển được các loại hình du lịch , chỉ cần đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư kinh doanh, khai thác đúng mức sẽ tạo ra được các sản phẩm du lịch hấp dẫn và có sức cạnh tranh. Tuy nhiên, thời gian qua những tài nguyên ấy chưa được khai thác hợp lý và một số còn ở dạng tiềm năng.

Cơ sở vật chất-kỹ thuật phục vụ du lịch như hệ thống các điểm du lịch, các điểm tham quan, vui chơi giải trí còn thiếu; hệ thống cơ sở lưu trú du lịch quy mô còn nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch trong tỉnh.

Hệ thống giao thông đường bộ cần được quan tâm nâng cấp hơn nữa, nhất là các điểm tuyến lộ đến các điểm du lịch.

Để ngành du lịch Quảng Nam phát triển bền vững, không tụt hậu với các tỉnh miền khác thì cần phải có chính sách ưu đãi hỗ trợ cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch. Quan tâm công tác giữ gìn tôn tạo các du tích lịch sử văn hóa, các tài nguyên nhân văn và bảo vệ môi trường sinh thái…

Tuy nhiên, có những cái chúng ta nhìn thấy, song còn nhiều điều chúng ta chưa khám phá và đánh giá nó một cách đầy đủ. Mặt khác, theo xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, việc đất nước ta tham gia hội nhập đem lại cho các

doanh nghiệp nhiều cơ hội kinh doanh để khẳng định mình. Nhưng bên cạnh đó cũng còn một số thách thức đe dọa đến nên kinh tế chung của đất nước mà đặc biệt là ngành du lịch dịch vụ. Cho nên, vấn đề khai thác nó như thế nào rất cần sự liên kết bản thân tổ chức du lịch trong vùng và như vậy vẫn chưa đủ mà còn là sự kết hợp một cách hữu cơ của nhiều ngành khác nhau mà văn hóa và du lịch là hai ngành có trách nhiệm chính, là đầu mối liên kết các ngành khác. Đó là một công việc đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ vì quyền lợi của mỗi ngành, của du khách, nhưng cao hơn hết là quyền lợi của đất nước.

II. KIẾN NGHỊ:

Sản phẩm du lịch là một sự sáng tạo được xây dựng bởi tiềm năng trí tuệ và sự năng động, nhạy bén của mỗi địa phương trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm trong và ngoài nước mà phát hiện ra những lợi thế riêng của địa phương mình. Và việc tổ chức thực hiên quy hoạch là điều rất cần thiết. Để quy hoạch được thực thi có hiệu quả, cần có sự chỉ đạo thường xuyên của tỉnh ủy, UBND tỉnh, và ban chỉ đạo phát triển du lịch của tỉnh, cùng với sự nỗ lực của ngành du lịch rất cần sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ban ngành chức năng của tỉnh. Từ đó tạo ra những sản phẩm hết sức độc đáo, có giá trị kinh tế và nghệ thuật cao nhưng vẫn mang dấu ấn của địa phương. Riêng ở thôn Mỹ Sơn, theo nhóm 2:

Đối với sở du lịch tỉnh Quảng Nam:

-Nâng cao nguồn thu từ du lịch và tạo nhiều công ăn việc làm cho các tầng lớp nhân dân, đồng thời xã hội hóa giáo dục du lịch cũng nhằm nâng cao tính cộng đồng dân cư, tham gia tích cực việc bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống và các giá trị nhân văn khác phục vụ nhu cầu phát triển du lịch.

-Nên mời những chuyên gia về đào tạo ( chuyên gia ngành ) kết hợp giảng dạy với các trường du lịch, nhằm trang bị cho người dân địa phương về mô hình du lịch cộng đồng cũng như vốn ngoại ngữ, đặc biệt là những ngoại ngữ vừa thiếu vừa yếu.

-Để thu hút khách nước ngoài, chúng ta nên thực hiện tốt các bước đón khách như đưa đón, vận chuyển, lưu trú tốt thì khách sẽ có cảm tình tốt.

Đối với ủy ban nhân dân xã Duy Phú:

- Tạo điều kiện thuận lợi cho mô hình du lịch cộng đồng phát triển.

các dự án, công trình thi công phục vụ du lịch để không làm hạn chế việc phát triển du lịch của mô hình.

- Xem xét và sửa chữa các con đường vào các khu du lịch vì chúng đã trở nên xấu. Bên cạnh sửa chữa đường bộ, chính quyền xã cũng nên có chủ trương kiểm tra các phương tiện giao thông thường xuyên hơn.

- Đầu tư, xây dựng các khu vui chơi giải trí tại các khu du lịch lớn như Thánh địa Mỹ Sơn, Cù lao Chàm… Để thực hiện việc này được nhanh chóng, chính quyền xã Duy Phú có thể kêu gọi các thành phần kinh tế trong xã tham gia với các ưu đãi hấp dẫn, cho họ một số quyền lợi tại điểm du lịch. Tin chắc rằng sẽ có nhiều doanh nghiệp muốn tham gia, qua đó giúp cho mô hình du lịch cộng đồng phát triển nhanh hơn.

- Hằng năm hay hằng quý tổ chức các kỳ thi tìm ý tưởng phát triển ý tưởng cho xã.

- Hỗ trợ vốn cho các đơn vị kinh doanh du lịch có điều kiện phát triển. Quy hoạch tập trung hay đề ra và thực hiện tốt chính sách phát triển du lịch tạo điều kiện cho mô hình du lịch cộng đồng phát triển phù hợp với xu hướng hiện tại.

- Cần giáo dục, nâng cao nhận thức để người dân hiểu được rằng họ cũng được thu lợi (trực tiếp hay gián tiếp) từ việc tham gia bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch, tránh tình trạng họ thờ ơ hoặc làm ăn chụp giựt khiến du khách có ấn tượng không tốt. Nâng cao kiến thức của người dân trng giao tiếp, phục vụ du khách, bảo vệ môi trường du lịch, giữ gìn bản sắc văn hóa.

Đối với người dân bản địa:

- Người dân bản địa phải có ý thức, trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch cho tỉnh, bảo vệ và giữ gìn môi trường tự nhiên nơi mình cư trú.

- Không làm tổn hại đến tài sản du lịch hay chạy theo đồng tiền mà làm mất đi bản sắc văn hóa vốn có, tạo ra những điều không hay, không thật nhằm kích thích tính tò mò của khách du lịch để kiếm lời.

- Thực hiện kinh doanh nên lấy chất lượng làm đầu. Chất lượng thể hiện ở sản phẩm trung thực, ở giá cả hợp lý. Có như vậy khách du lịch mới quay lại Quảng Nam thêm nhiều lần nữa.

- Còn đối với người dân không trực tiếp kinh doanh, tuy không có lợi nhuận từ du lịch nhưng cũng có ý thức, trách nhiệm về quyền lợi của địa phương cũng như của chính mình trong việc phát triển kinh tế du lịch. Mọi công chức, mọi người dân đều có ý thức về nguồn lợi mà du khách mang lại cho địa phương mình, đất nước mình. Nên nếu như trực tiếp tham gia làm du lịch, thì họ nên góp phần xây dựng, bảo vệ tài nguyên du lịch cho cộng đồng.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển mô hình du lịch cộng đồng trên địa bàn thôn mỹ sơn, xã duy phú, huyện duy xuyên, tỉnh quảng nam (Trang 25 - 28)