ALEXIS DE TOCQUEVILLE VÀ SỰ TRẦM TƯ VỀ NỀN DÂN TRỊ 31

Một phần của tài liệu Nền dân trí mỹ (Trang 25 - 27)

 

 

Boston, Philadelphia và Baltimore. Rồi cả hai xuôi về Pittsburgh, qua Ohio  đến tận Cincinnati, Louisville, Memphis. Đáp tàu thủy trên sông Mississippi  đến New Orleans. Từ đó hai ông quay về, đi ngang qua Washington (có gặp  tổng thống Jackson) và trở lại New York. Hai ông không chỉ thực hiện sứ  mệnh chính thức là tham quan nhiều trại giam mà còn lưu tâm quan sát và  tập hợp tư liệu về xã hội Mỹ. Ý định từ đầu là tìm hiểu chi tiết và khoa học  về société américaine (xã hội Mỹ) “mà ai cũng nói nhưng chẳng ai biết”  (Toàn tập, bản Beaumont, V, tr. 414). Cả hai  định viết chung, nhưng rồi  Beaumont tập trung vào vấn đề chế độ nô lệ (tiểu thuyết: Marie ou l’esclavage 

aux  États‐Unies/Marie  hay  tình  trạng  nô  lệ  ở  Mỹ).  Về  lại  Âu  châu,  Tocqueville tham khảo thêm nhiều tư liệu, hầu như là “một chuyến du hành  thứ hai về tinh thần”1 trước khi công bố tập I.  

Mục đích của tập I (1835) là “cho thấy điều gì đã tạo nên một nước dân  chủ trong thời đại ngày nay của chúng ta”, được minh họa bằng “bức tranh  chính xác” về “thái độ tinh thần của con người” (Toàn tập, V, tr. 427) nhằm  biện minh cho nền dân trị trước công luận đang phân hóa ở châu Âu để biết  “ta nên hy vọng hoặc nên lo ngại  điều gì nơi nền dân trị” (tập I, tr. 26).  Trong thư gửi cho J. S. Mill, 6.18352, Tocqueville không che giấu tham vọng  làm “nhà dân chủ  đích thực  để mang lại cho nhân dân sự trưởng thành  chính trị cần thiết hầu tự cai trị chính mình”. “Sứ mệnh giáo dục về nền dân  trị” (“mission to educate democracy”) của Tocqueville dựa trên sự xác tín  rằng: “cũng như người Mỹ, người Âu châu sớm muộn cũng sẽ  đạt tới sự  bình  đẳng hầu như hoàn toàn” (tập I, tr.25). Trong khi những người cùng  thời với ông hướng tầm mắt sang nước Anh để tìm giải pháp cho bước quá  độ tiến lên xã hội hiện đại của nước Pháp, thì vị bá tước vùng Normandie lại  nhìn sang bên kia bờ Đại Tây Dương. Ông nhìn thấy gì?   Trước khi đi vào trình bày các định chế và tập tục ở Mỹ được ông tận mắt  chứng kiến, ông dành hai chương đầu tiên để nhấn mạnh đến “hình thái bên  ngoài” và “tình hình xuất phát” đặc thù của nước Mỹ. Luận điểm cơ bản của  ông: những người dân di cư Âu châu đã tìm được một lục địa mới còn “hoang  vu” và “hầu như một chiếc nôi còn trống rỗng cho một nước lớn”. Nhớ đến  học thuyết về tư hữu của Locke, ông cho thấy người da  đỏ bản địa chỉ mới  “cư trú” chứ chưa “chiếm hữu” vì chưa biết “khai phá” nó. Nói cách khác,  những người di dân văn minh từ cựu thế giới bắt gặp một tình hình hy hữu 

      

1 Xem: G. W. Pierson: Le second voyage de Tocqueville en Amérique, trong: Livre du centenaire 1960, tr. 71‐85, dẫn theo K. Herb, O. Hidalgo: A. Tocqueville, Frankfurt, New York, 2005, tr. 44.   1960, tr. 71‐85, dẫn theo K. Herb, O. Hidalgo: A. Tocqueville, Frankfurt, New York, 2005, tr. 44.  

cho phép họ “xây dựng xã hội trên các cơ sở hoàn toàn mới”. Tình hình xuất  phát này còn thuận lợi hơn cho việc phát triển một nền dân trị “tự nhiên” nhờ  yếu tố tín ngưỡng Thanh giáo nhấn mạnh đến trách nhiệm riêng của chủ thể  lẫn tinh thần “khế  ước xã hội” thừa hưởng  ở quê nhà.  Đi vào chi tiết,  Tocqueville phân tích sâu các yếu tố chủ yếu sau đây của nền dân trị Mỹ: 

a) Trật tự xã hội của nước Mỹ mang “tính dân chủ cao độ”:  

‐ Các dị biệt giữa miền bắc “tư sản” và miền nam “quý tộc” được thủ tiêu  nhờ luật thừa kế hiện đại. Do việc xóa bỏ chế độ trưởng nam nên đất đai được  chia nhỏ, ngăn ngừa vĩnh viễn sự phục hồi của chế độ quý tộc về ruộng đất.  

‐ Thương nghiệp và tài chính phát triển mang lại sự thịnh vượng với  “vòng chu chuyển tài sản có tốc độ nhanh không thể tưởng tượng được”.  

‐ Trình  độ văn minh của người di cư gốc châu Âu dễ dàng tạo nên sự  bình đẳng về tinh thần. Sự bình đẳng về tài sản và tinh thần dẫn đến sự bình  đẳng về chính trị. Tóm lại, hoàn cảnh, nguồn gốc, trình độ văn hóa và nhất  là tập tục đã giúp cho việc thiết lập nền dân trị mà không cần diễn ra tiến  trình cách mạng bạo lực như ở châu Âu. Do đó, cách mạng 1776 thực chất là  để giải phóng khỏi “ách áp bức của mẫu quốc” hơn là của xã hội phong  kiến. Giới địa chủ ở miền Nam và giới tư sản ở miền Bắc cùng sát cánh đấu  tranh cho sự độc lập chính trị. Nguyên tắc của nền dân trị là sự bình đẳng  của những điều kiện được thực hiện một cách hòa bình, tự nhiên, không dẫn  đến các xung đột nội bộ.  b) Chủ quyền của nhân dân  ‐ là “tín điều” xuất phát cho “mọi nghiên cứu về luật pháp chính trị của  nước Mỹ”. Quyền lực không được dẫn xuất từ một nguồn gốc nào nằm bên  ngoài xã hội cả; nền dân trị ấy thoát khỏi mọi “khái niệm giả” vốn được các  hệ thống phản dân chủ khác ngụy trang. “Nhân dân làm chủ thế giới chính  trị cũng giống như Thượng  đế làm chủ vũ trụ. Nhân dân là nguồn gốc và  mục tiêu của mọi thứ; mọi thứ xuất phát từ nhân dân và trở về lại với nhân  dân”.  

‐ Tocqueville đặc biệt tán thưởng sự pha trộn khéo léo giữa dân chủ trực  tiếp và dân chủ đại diện. Trong khi ở Pháp còn tranh cãi gay gắt nên chọn sự  tự do chính trị kiểu cổ  đại hoặc sự tự do riêng tư kiểu hiện  đại, thì  ở Mỹ,  người ta đã hợp nhất một cách tài tình: “Khi thì nghị hội làm luật giống như  ở Athènes, khi thì các dân biểu được bầu tiến hành việc này dưới sự giám  sát gần như trực tiếp của nhân dân”. Sự mô tả của Tocqueville về chủ quyền  của nhân dân  đã dự  đoán trước thông  điệp Gettysburg nổi tiếng của 

Trích sách Nền dân trị Mỹ, Alexis de Toqueville, tái bản lần thứ I năm 2008 Bản tiếng Việt © 2006 NXB Tri thức và Phạm Toàn

Một phần của tài liệu Nền dân trí mỹ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)