Văn hóa, giáo dục, y tế: phục hội và phát triển.

Một phần của tài liệu Trọng tâm kiến thức LS12 Vn (Trang 61 - 63)

2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần II , vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương : làm nghĩa vụ hậu phương :

a. Âm mưuvà thủ đoạn của Mỹ :

- Ngày 6/4/1972, Mỹ ném bom một số nơi thuộc khu IV cũ.

- Ngày 16-4, chính thức tiến hành chiến tranh không quân phá hoại miến Bắc lần II, sau đó phong tỏa cảng Hải Phòng, các cửa sông, luồng lạch, vùng biển miền Bắc. − Phá tiềm lực kinh tế - quốc phòng, phá công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc. − Ngăn chặn chi viện từ bên ngoaì vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.

− Uy hiếp tinh thần, làm lung lay quyết tâm chống Mỹ của nhân dân Việt Nam. - Cứu nguy cho chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”

b. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần II , vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương : làm nghĩa vụ hậu phương :

− Nhờ được chuẩn bị trước và với tư thế sẵn sàng chiến đấu, miền Bắc tiếp tục chuyển sang kinh tế thời chiến, đảm bảo liên tục sản xuất và giao thông thông suốt .

− Từ 14/12/1972, sau 2 tháng ngưng ném bom để hỗ trợ cho mưu đồ chính trị và ngoại giao mới, Nixon mở cuộc tập kích bắn phá dữ dội Hà Nội, Hải Phòng bằng B52 trong 12 ngày đêm (từ 18/12/1972 đến 29/12/1972) nhằm giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta ký hiệp định có lợi cho Mỹ.

- Quân dân miền Bắc đánh bại cuộc tập kích của Mỹ, làm nên trận : “Điện Biên Phủ trên không”. Ta hạ 81 máy bay (34 chiếc B52, 5 chiếc F111), bắt sống 43 phi

công Mỹ .

- Tính chung trong chiến tranh phá hoại lần II, ta hạ 735 máy bay (61 B52, 10 F111), 125 tàu chiến, loại khỏi vòng chiến hàng trăm phi công.

- Buộc Mỹ phải tuyên bố ngưng các hoạt động chống phá miền Bắc (15-01-1973) và ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

3. Miền Bắc chi viện miền Nam .

- Đảm bảo tiếp nhận hàng viện trợ từ bên ngoài và chi viện theo yêu cầu của tiền tuyến miền Nam, cả Lào và Campuchia.

− 1969−1971: hàng chục vạn thanh niên nhập ngũ 60% vào miền Nam, Lào, Campuchia. Năm 1972, 22 vạn thanh niên nhập ngũ vào chiến trường Đông Dương. − Viện trợ khối lượng vật chất tăng 1,6 lần trước kia (1972 : tăng 1,7 lần so với 1971).

V.

HIỆP ĐỊNH PARIS VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH LẬP LẠI HÒA BÌNH Ở VIỆT NAM . NAM .

1. Hoàn cảnh.

- Sau Mậu Thân 1968 Gion xơn tuyên bố ngưng ném bom ở miền Bắc và nối lại đàm phán với Việt Nam .

- 13/5/1968 cuộc đàm phán chính thức diễn ra tại Pa ri giữa hai bên là Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa và Hoa Kỳ .

- Từ 25/1/1969, gồm 4 bên là Việt Nam dân chủ cộng hòa + Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa .

- Sau nhiều cuộc tiếp xúc, lập trường hai bên rất khác nhau, mâu thuẫn nhau : Việt Nam đòi Mỹ và đồng minh rút quân khỏi miền Nam Việt Nam , đòi tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản và quyền tự quyết của nhân dân Việt Nam. Ngược lại, Mỹ đòi miền Bắc rút quân và từ chối ký dự thảo Hiệp định dù đã thỏa thuận (10.1972).

- Tháng 12/1972, Mỹ mở cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B52 vào Hà Nội và Hải Phòng trong 12 ngày đêm. Việt Nam đập tan cuộc tập kích bằng không quân của Mỹ, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”, buộc Mỹ phải trở lại ký Hiệp định Paris.

- Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được ký kết giữa 4 Bộ trưởng đại diện các Chính phủ tham dự hội nghị.

2. Nội dung của Hiệp định Paris .

- Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

- Hai bên ngừng bắn ở miền Nam lúc 24 giờ ngày 27/01/1973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động chống phá miền Bắc Việt Nam.

- Hoa Kỳ rút hết quân viễn chinh và quân đồng minh, phá hết các căn cứ quân sự Mỹ, cam kết không tiếp tục can thiệp vào nội bộ của miền Nam Việt Nam.

- Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do. − Các bên công nhận thực tế miền Nam Việt Nam có 2 chính quyền, 2 quân đội, 2 vùng kiểm soát và 3 lực lượng chính trị.

− Hai bên ngừng bắn, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt.

- Hoa Kỳ cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi với Việt Nam.

3. Ý nghĩa lịch sử :

− Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao, là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta trên cả 2 miền đất nước.

− Mở ra bước ngoặt mới cho cách mạng Việt Nam, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Bài 23

KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC, GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973 – 1975) GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973 – 1975)

Một phần của tài liệu Trọng tâm kiến thức LS12 Vn (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w