Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín tại ngân hàng nông nghiệp chi nhánh sóc trăng (Trang 57 - 72)

d. Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay

4.4 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng

DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG.

4.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng tích cực:

- Do tình hình sản kinh doanh trên địa bàn tỉnh ngày càng sôi động, doanh

số cho vay và doanh số thu nợ ở khu vực này đều tăng cho thấy nhu cầu vốn phục vụ sản xuất của các doanh nghiệp ngày càng nhiều, đồng thời do giá cả các mặt hàng tăng cao nên các doanh nghiệp có lời nhiều, sử dụng vốn vay có hiệu quả, đảm bảo trả nợ và lãi đúng hạn cho ngân hàng cho nên ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay do đó doanh số dư nợ tương đối cao.

- Nhiều doanh nghiệp có quy mô hoạt động tương đối lớn nên cần vốn nhiều hơn để sản xuất, mặt khác việc cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng khá thuận lợi, đa số các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn

đều có kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, đề ra phương hướng kinh doanh

nguyên liệu dồi dào như chế biến thủy sản xuất khẩu và làng nghề sản xuất sản phẩm truyền thống như bánh pía, lạp xưởng đã từng bước thâm nhập thị trường thế giới, cho nên các doanh nghiệp sử dụng vốn vay có lời cao. Vì thế ngân hàng đã đẩy mạnh tăng doanh số cho vay.

- Đối với những nông dân còn nợ ngân hàng, có thiện chí trả nợ nhưng vì

những nguyên nhân thất mùa thì ngân hàng cũng hỗ trợ đầu tư để bà con nông

dân có cơ hội làm ăn, trả nợ ngân hàng, tạo bước đột phá cho chuyển dịch kinh tế địa phương. Mặt khác do trong năm 2006 giá cả một số mặt hàng đặc biệt là giá lúa đã ổn định trở lại, điều đó đã khuyến khích người dân vay vốn nhiều hơn để mở rộng sản xuất.

- Với sự nỗ lực của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng kết hợp với ngành

thủy sản hướng dẫn bà con cải tạo ao nuôi đúng quy trình kỹ thuật, thả giống đúng lịch thời vụ đã làm cho số hộ nông dân nuôi tôm có lời cao nên người dân đã mở rộng đầu tư vào lĩnh vực này cho nên nhu cầu về vốn để mua thức ăn và các loại thuốc thú y thủy sản cũng tăng cao.

4.4.2. Các nhân tố làm hạn chế:

- Do giá cả biến động càng cao như giá các loại thức ăn, thuốc phòng dịch

bệnh tăng cao làm cho chi phí bỏ ra cho ngành chăn nuôi cao, mặt khác thì do

dịch bệnh lan tràn trên diện rộng làm cho giá thành của các sản phẩm bán ra thấp, nhiều nông dân bị lỗ không trảđược nợ vì vậy tốc độ cho vay của ngân hàng đã có xu hướng tăng chậm lại.

- Một số hộ sử dụng vốn sai mục đích do nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch dẫn đến thua lỗ trong sản xuất nên không đến trả nợ đúng hạn cho ngân hàng, làm cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng bị giảm sút cho nên ngân hàng đã hạn chế cho vay đối với các thành phần này. Bên cạnh đó do thị trường chế biến xuất khẩu thủy sản bịảnh hưởng từđó các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản phải giảm tiến độ xuất khẩu nên họ cũng hạn chếđi vay ngân hàng.

- Một nhân tố quan trọng làm hạn chế hoạt động tín dụng của ngân hàng là do có nhiều đối thủ cạnh tranh cùng hoạt động trên địa bàn. Vì thế đã làm cho sức cạnh tranh thu hút khách hàng ngày càng quyết liệt hơn. Điều đó cũng làm hạn chếđến hoạt động tín dụng của ngân hàng.

4.4. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN. 4.4.1. Thuận lợi:

- Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Sóc Trăng có trụ sở

đặt tại trung tâm tỉnh Sóc Trăng, có vị trị khá thuận lợi, là nơi tập trung dân cư đông đúc với nhiều loại hoạt động kinh tế phong phú. Chính vì thế thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch đồng thời cũng tạo cho ngân hàng nhiều mối quan hệ, nhiều mối giao dịch.

- Ngân hàng hiện đang có một đội ngũ cán bộ trẻ có tinh thần trách nhiệm

cao, nhiệt tình trong công tác và có nhiều kinh nghiệm trong công tác tín dụng.

- Hoạt động ngân hàng được sự quan tâm của cấp Ủy, chính quyền địa phương các cấp, sự phối hợp hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể.

- Được sự hỗ trợ về vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông

thôn Việt Nam.

- Được sự quán triệt mục tiêu kế hoạch, sựđoàn kết nhất trí của Ban lãnh

đạo, nhân viên, thường xuyên phát động các phong trào thi đua nhằm phát huy

khả năng lao động sáng tạo.

- Toàn tỉnh thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế cơ bản, tỷ lệ phát triển ở ba khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đạt đúng định hướng đề ra:

+ Sản xuất nông nghiệp: diện tích, năng suất và sản lượng lúa tăng so với

năm 2005.

+ Diện tích nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp được mở rộng, hạn chếđược rủi ro trong nuôi trồng.

- Khách hàng có uy tín và sản xuất có hiệu quả, trả nợ đúng hạn.

- Phối hợp chặt chẽ với sở nông nghiệp và phát triển nông thôn triển khai và đầu tư kịp thời về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, cây trồng và vật nuôi.

Đầu tưđúng mức cho doanh nghiệp theo mô hình khép kín từ khâu nguyên liệu

đến sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu... cũng là một trong những yếu tố nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng.

4.4.2. Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi thì những năm qua hoạt động của ngân hàng cũng có nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải khắc phục:

- Nhiều ngân hàng mọc lên cạnh tranh gay gắt.

- Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chậm, trong nông nghiệp còn nỗi lo đối phó với dịch bệnh, sản xuất công nghiệp chưa vững chắc, sản phẩm xuất khẩu chưa đa dạng.

- Tốc độ phát triển công nghiệp, khu công nghiệp chưa đạt kế hoạch, kéo theo tốc độ phát triển lĩnh vực thương mại và dịch vụ chậm và thấp.

- Thị trường xuất khẩu thủy sản, chế biến bị ảnh hưởng, năng lực cạnh tranh của một số sản phẩm còn hạn chế.

- Về hoạt động nuôi trồng trong lĩnh vực nông nghiệp: chăn nuôi bò có hiệu quả nhưng chưa được các cấp cơ sở quan tâm và phát triển.

- Giá cả một số hàng hóa biến động tăng, tác động đến các tầng lớp dân cư đặc biệt là giá xăng dầu, giá vàng...

- Năng lực cán bộ công chức chưa đáp ứng tốt yêu cầu, việc triển khai văn bản đến cơ sở còn chậm, ảnh hưởng đến hiệu suất và hiệu quả.

- Công tác xử lý, thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn và nợ tồn đọng của các

chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn phụ thuộc tiến triển

chậm, làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

- Cán bộ tín dụng chưa theo dõi kịp thời các khoản nợ đến hạn để có hướng xử lý thích hợp, việc chuyển trạng thái nợ trên cân đối chưa phản ánh đúng tính chất các khoản nợ quá hạn.

4.4.3. Định hướng phát triển: a. Các chỉ tiêu đề ra:

Qua kết quả hoạt động kinh doanh đã đạt được trong năm 2006, chi nhánh

Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Tỉnh Sóc Trăng định hướng

các chỉ tiêu phấn đấu như sau:

Tổng vốn huy động: tăng trưởng từ 22-25% so với năm 2006. Tổng dư nợ: tăng trưởng từ 15% so với năm 2005.

b. Những chương trình lớn thực hiện trong năm 2007:

- Triển khai, giao chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm, quý đến từng đơn vị ngân hàng nông nghiệp phụ thuộc, thường xuyên giám sát đôn đốc thực hiện các chỉ tiêu, bảo đảm cho thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu do Tổng Giám đốc giao

trong năm 2007.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn, mở rộng hoạt động kinh doanh đa dạng theo chức năng của Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp cấp I, thường xuyên hoàn thiện các giải pháp về chăm sóc khách hàng, qua đó thiết lập

mối quan hệ gắn bó bền vững giữa khách hàng với ngân hàng. Trong huy động

vốn, ngoài các thể thức, phương thức huy động của ngân hàng nông nghiệp cấp trên, nghiên cứu nắm bắt nhu cầu thị hiếu các đối tượng dân cưđể xây dựng và thực hiện thêm chương trình huy động riêng của Tỉnh.

- Thực hiện tốt công tác phân tích, phân loại nợ xấu, xử lý triệt để theo quy định của Trụ sở chính, tiến tới lành mạnh tài chính, củng cố năng lực và nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh.

- Tăng cường, nâng cao chất lượng kiểm tra kiểm toán để ngăn ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các rủi ro trong hoạt động, bảo đảm thực hiện thắng lợi các

mục tiêu kinh doanh của toàn Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN

TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TỈNH SÓC TRĂNG

5.1. GIẢI PHÁP VỀ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN:

5.1.1. Đánh giá về khả năng đáp ứng nhu cầu vốn vay cho khách hàng.

- Đối với doanh nghiệp nhà nước: Tổng số doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn là 7 doanh nghiệp với tổng dư nợ ngắn hạn là 36.929 triệu đồng. Số doanh

nghiệp đang có quan hệ tín dụng với ngân hàng nông nghiệp là 2 doanh nghiệp

với số dư nợ là 16.101 triệu đồng, chiểm tỷ trọng so với tổng dư nợ doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn là 43,6%. Số dư nợ thực tế của ngân hàng nông nghiệp đối với thành phần này là 12.588 triệu đồng, tức ngân hàng nông nghiệp đã đáp ứng

được 78,18% so với yêu cầu.

- Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Tổng số doanh nghiệp trên địa bàn là 1.350 doanh nghiệp với tổng dư nợ ngắn hạn trên địa bàn là 2.666.195 triệu đồng. Số doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng với ngân hàng nông nghiệp là 286 doanh nghiệp với số dư nợ là 564.966 triệu đồng, chiếm tỷ trọng so với tổng dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn là 21,19%. Số dư nợ thực tế của ngân hàng nông nghiệp đối với thành phần này là 497.376 triệu đồng, Ngân hàng đã đáp ứng được 88,03% so với yêu cầu.

- Đối với hợp tác xã: hiện nay có 3 hợp tác xã có quan hệ tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp với số dư nợ là 1.027 triệu đồng, ngân hàng đã đáp ứng 677 triệu đồng tức 65,92% so với yêu cầu.

- Đối với hộ sản xuất kinh doanh: số hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn là 180.150 hộ. Số hộ có dư nợ tại ngân hàng nông nghiệp là 47.179 hộ với số dư nợ là 1.778.118 triệu đồng, ngân hàng đã đáp ứng được 1.189.537 triệu đồng tức 66,89% so với yêu cầu.

5.1.2. Đánh giá về thị phần cho vay ngắn hạn của ngân hàng.

Bảng 10: THỊ PHẦN TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG ĐVT: triệu đồng 2004 2005 2006 Các tổ chức tín dụng Vốn tín dụng Tỷ trọng (%) Vốn tín dụng Tỷ trọng (%) Vốn tín dụng Tỷ trọng (%) NHNo & PTNT 1.619.175 63,98 1.777.319 56,64 2.536.025 60,21 NH Đầu tư 190.754 7,54 277.921 8,86 313.885 7,45 NH Ngoại thương 358.287 14,15 459.944 14,66 529.236 12,57 NH Công thương 140.864 5,57 161.993 5,16 193.818 4,61 NH phát triển nhà 154.741 6,12 302.769 9,65 385.814 9,16 NH Chính sách 66.896 2,64 157.672 5,03 252.706 6,00 (Nguồn: phòng tín dụng) Ghi chú: NH: ngân hàng

Qua bảng trên cho ta thấy thị phần đầu tư tín dụng của ngân hàng nông nghiệp tương đối cao so với những ngân hàng khác là bởi vì nền kinh tế tỉnh Sóc

Trăng chủ yếu là nông nghiệp và những khách hàng chủ yếu là những hộ nông

dân cho nên vốn tín dụng dầu tư của ngân hàng nông nghiệp chiếm đa số so với các ngân hàng khác. Tuy nhiên tỷ trọng vốn tín dụng qua các năm có sự thay đổi. Cụ thể năm 2004, tỷ trọng vốn tín dụng của ngân hàng nông nghiệp đạt 63,98% nhưng đến năm 2005 thì giảm xuống còn 56,64% và bước sang năm 2006 lại

tăng lên và đạt 60,21% là do vốn tín dụng qua từng năm của các ngân hàng khác

trên địa bàn tỉnh có sự tăng giảm khác nhau. Vì thế để đạt được tỷ trọng đầu tư

5.1.3. Giải pháp tăng trưởng tín dụng ngắn hạn.

Dựa trên thị phần cho vay như trên của ngân hàng nông nghiệp đối với các thành phần kinh tế, ngân hàng cần áp dụng một số giải pháp để tăng trưởng tín dụng như sau:

- Đa dạng hóa các đối tượng, phương thức, hình thức và khách hàng cho

vay, vềđối tượng đầu tư bao gồm tất cả các ngành nông nghiệp, thủy sản, thương mại, dịch vụ. Về phương thức cho vay tiếp tục phát huy ưu thế của phương thức hạn mức tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ và mở rộng phương thức cho vay lưu vụ đối với hộ. Về khách hàng cho vay ngoài việc giữ khách hàng truyền thống, cần tiếp cận những khách hàng mới có triển vọng phát triển trong tương lai. Đối với kinh tế tư nhân, ngân hàng không nên e dè, ngần ngại, phấn đấu không ngừng gia tăng dư nợ cho vay ngắn hạn cho khách hàng. Đặc biệt nên chú trọng kinh tế hộ gia đình sản xuất kinh doanh giỏi và hộ kinh tế trang trại kể cả

vùng sâu, vùng xa, tăng cường cho vay các dự án kinh doanh có hiệu quả. Đối

với các hộ nông dân nghèo vùng sâu, vẫn chưa tiếp cận nhiều dịch vụ của ngân hàng. Vì vậy ngân hàng cần mở rộng mạng lưới tín dụng xuống từng địa bàn. - Cấp tín dụng bao gồm các nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh ngân hàng, cho thuê tài chính, chiết khấu và các nghiệp vụ khác... Tuy nhiên hoạt động cho vay vốn hộ sản xuất vẫn chủ yếu là cho vay trực tiếp, các nghiệp vụ khác như nghiệp vụ chiết khấu, nghiệp vụ cho thuê tài chính... của kinh tế hộ vẫn chưa triển khai được. Điều đó cũng hạn chế việc đáp ứng nhu cầu vốn, hạn chế việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất. Vì thế ngân hàng nên mở rộng nghiệp vụ cho thuê tài chính đối với khu vực nông thôn, vì hiện nay nghiệp vụ này chỉ mới

tập trung ởđô thị và các khách hàng là doanh nghiệp mà khu vực nông thôn rộng

lớn với sốđông hộ sản xuất lại đang cần nhiều chủng loại máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp. Cho nên ngân hàng cần chú ý triển khai hình thức nghiệp vụ này có thể là dưới hình thức đại lý cho công ty cho thuê tài chính của Ngân hàng

nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

- Phân công cán bộ tín dụng có trình độ nghiệp vụ, kiến thức kinh tế và khả năng giao tiếp tốt, tiếp cận các doanh nghiệp mới thành lập, kinh doanh có

hiệu quả nhằm giới thiệu các sản phẩm của ngân hàng nông nghiệp đồng thời có chính sách ưu đãi về lãi suất và phí dịch vụ.

- Chú trọng mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn, đặc biệt là những doanh nghiệp đang sử dụng dịch vụ của ngân hàng nông nghiệp.

- Áp dụng phương thức cho vay phù hợp với từng loại khách hàng, xây dựng hạn mức tín dụng để doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả hơn.

- Tiếp tục hoàn thiện các quy định nghiệp vụ cho vay nhưđơn giản hóa hồ sơ thủ tục, giảm bớt các thông tin trùng lắp.

5.2. GIẢI PHÁP VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN:

5.2.1. Giải pháp về cấp tín dụng.

Qua kết quả phân tích trên ta thấy tỷ lệ nợ xấu vẫn còn khá cao và tập

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín tại ngân hàng nông nghiệp chi nhánh sóc trăng (Trang 57 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)