1 – 5
Giải pháp về phát triển nguồn lực con người
Đầu tư vào con người để phát triển cộng đồng bền vững là một chiến lược lâu dài, cần phái có sự quan tâm nỗ lực của người dân và phía xã hội. Bởi người dân là chủ thể, đồng thời người dân cũng là sản phẩm của quá trình tham gia vào mạng lưới xã hội. Con người được sống và trưởng thành trong một môi trường giáo dục tốt sẽ trở thành con người phát triển theo chiều hướng tích cực. Nguồn vốn con người được củng cố thì khả năng lựa chọn hoạt động sinh kế sẽ phù hợp và hiệu quả hơn.
Phải làm thay đổi sâu sắc từ cách nhìn nhận của người dân về giáp dục, làm cho họ hiểu được tri thức chính là nguồn vốn làm thay đổi cuộc sống, góp phần nâng cao địa vị của họ trong xã hội.
Thay đổi nhận thức hành vi không chỉ về giáo dục ngoài xã hội mà còn phải giáo dục trong gia dình, giáo dục lối sống, nhân phẩm, phát triển giáo dục nâng cao trình độ dân trí trong những nhóm dân cư nghèo là giải pháp lâu dài để xay dựng nguồn vốn con người, một khi trình độ của họ được nâng cao thì họ có cơ hội hơn trong việc lựa chọn cho mình hoạt động sinh kế phù hợp với sở thích của bản thân đồng thời có nguồn thu nhập và có ý thức hơn trong cách phân bổ chi tiêu hợp lý, khoa học hơn. Như vậy đời sống được nâng cao, con người có điều kiện chăm lo cho bản thân cả phát triển toàn diện cả thể xác lẫn tinh thần.
Giải pháp về chính sách về vốn
Thiếu nguồn vốn tài chính trong hoạt động sinh kế là đặc trưng của người dân lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Người dân gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn này. Xét về mặt chủ quan, bản thân các hoạt động sinh kế của họ tạo ra nguồn vốn tích lũy không lớn, hơn nữa là trong tiềm thức của mỗi người dân lao động nông nghiệp không dám mạo hiểm đầu tư quy mô lớn. Về mặt khách quan, người dân không có tài sản để thế chấp vay ngân hàng cũng như vay nóng các nguồn từ bên ngoài với số lượng lớn. Hiện nay từ phía chính quyền địa phương đã và đang triển khai các chính sách về vốn cho người dân, sự hỗ trợ này được cụ thể hóa thông qua các chương trình xóa đói giảm nghèo bằng cách cho người dân vay gặp khó khăn vay vốn làm ăn ở mức lãi suất thấp. Điều này góp phần vào củng cố và hỗ trợ nguồn vốn tài chính cho người dân không đủ năng lực và điều kiện phát triển mô hình sinh kế bền vững.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Việc nghiên cứu thực trạng các hoạt động sinh kế và kết quả sinh kế và qua quá trình tìm hiểu, phân tích các yếu tố tác động đến lựa chọn các hoạt động sinh kế của người dân thôn 1 – 5, có thể nhận thấy rằng đời sống của người dân đang ngày càng được nâng cao. Mặc dù các hoạt động sinh kế của họ chỉ dựa vào sức lao động bằng tay, chân và một số nguồn vốn sẵn có tại địa phương. Thu nhập của người dân nằm ở mức khá so với thu nhập bình quân trên đầu người của cả nước. Việc lựa chọn các hoạt động sinh kế của người dân chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan: Con người, năng lực tài chính của họ, và các yếu tố khách quan như: điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ sở vật chất, hạ tầng...vv
Qua quá trình tìm hiểu và phân tích theo mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu đặt ra, kết quả nghiên cứu đã khẳng định những giả thuyết đưa ra là rất đúng đắn: 1. Các hoạt động sinh kế của người dân thôn 1 – 5 hiện nay nhìn chung bền
vững, ổn định, mức sống của người dân ngày càng được cải thiện qua từng năm, các mô hình phát triển nông nghiệp trong thôn đã tận dụng và phát huy hết tiềm lực các nguồn lực sẵn có của vùng. Cho nên, hiệu quả từ các hoạt động sinh kế đã mang lại cho người dân có cuộc sống no đủ, chất lượng cuộc sống ngày càng đượ nâng cao.
2. Việc lựa chọn các hoạt động của người dân miền núi thôn 1 – 5 phải chịu tác động lớn của các yếu tố khách quan và chủ quan như: nguồn vốn tự nhiên, nguồn vốn con người, nguồn vốn tài chính, nguồn vốn xã hội... Trong đó đáng kể là sự tác động mạnh mẽ từ nguồn vốn con người và nguồn vốn tài chính. Để các hoạt động sinh kế của người dân phát triển lâu dài và bền vững thì cần phải có những chính sách cũng như chiến lược hợp lý trong công tác quản lý và phân bổ việc sử dụng các nguồn lực tại địa phương đồng thời chú trọng vào chiến lược nâng cao hơn nữa trình độ dân trí của người dân trong thôn, để từ đó góp phần vào công cuộc xây dựng một cộng đồng xã hội phát triển và thịnh vượng. Việc thực hiện các hoạt động sinh kế của người dân trong thôn cần
phải có sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức xã hội về các nguồn lực còn yếu và thiếu, sự hỗ trợ này là rất cần thiết và hữu hiệu khi các nguồn vốn sinh kế của người dân được bổ sung. Các chính sách, các dự án hỗ trợ cho người dân cần tính đến cái trước mắt và lâu dài, tạo điều kiện cho người dân tham gia vào các dự án phát triển cộng đồng với tư cách là chủ thể trung tâm bởi chỉ có chính họ mới có thể là nhân tố quan trọng tham gia vào hoạt động sinh kế để nâng cao đời sống, xây dựng mô hình sinh kế nông thôn bền vững.
Một số khuyến nghị * Về xây dựng chiến lược sinh kế bền vững: