180 350 Thể tích chất lỏng sủi bọt, m
5.3.3. Điều chỉnh lượng oxy.
Tế bào sử dụng ôxy để hô hấp và làm giảm lượng ôxy trong môi trường. Vì thế trong nuôi cấy hiếu khí phải cung cấp ôxy một cách đều đặn. Thiếu ôxy nhất thời tại một thời điểm nào đó trong môi trường sẽ dẫn đến sự phá vỡ quá trình trao đổi chất của tế bào. Vi sinh vật sử dụng ôxy trong môi trường lỏng. Lượng ôxy hoà tan trong nước thường là rất ít. Phải cung cấp ôxy sao cho tốc độ hoà tan của nó bằng tốc độ tiêu thụ ôxy của vi sinh vật.
Tốc độ hoà tan của ôxy vào môi trường lỏng được tính theo công thức: R= = K. (C - C1)
Trong đó: R- tốc độ hoà tan ôxy, C - nồng độ ôxy bảo hoà ở áp suất riêng đã biết, C1- nồng độ ôxy hoà tan ở thời điểm lựa chọn, K - hằng số tỉ lệ, t - thời gian.
Độ hoà tan ôxy còn phụ thuộc vào nhiệt độ khi nuôi cấy, vào nồng độ các chất hợp phần và độ nhớt của môi trường. Khi nhiệt độ tăng lên thì độ hoà tan của ôxy giảm. Độ hoà tan của ôxy trong môi trường giảm đi 2 lần khi nhiệt độ tăng từ 30 - 370C. Điều này có thể khắc phục bằng cách cho sục khí mạnh hơn trong quá trình lên men. Nồng độ ôxy hoà tan cũng sẽ giảm khi dùng các chất hoạt động bề mặt, các chất phá bọt và hàm
lượng sinh khối vi sinh vật tăng.
Trong quá trình nuôi cấy không khí nén được thổi vào thùng lên men có hệ thống cánh khuấy. Tốc độ sục khí mạnh sẽ tăng tốc độ hoà tan ôxy và trộn đều cơ chất dinh dưỡng trong môi trường. Nhưng không nên khuấy quá mạnh vì có thể dẫn đến sự hư hỏng cơ học các tế bào và dẫn đến hiện tượng tự phân.
Nồng độ ôxy giới hạn
Ôxy rất cần đối với đời sống của vi sinh vật hiếu khí. Tăng thông khí đến giới hạn nhất định thì sự phát triển của vi sinh vật cũng tăng lên theo. Đối với nhiều vi sinh vật, thông khí sẽ làm tăng tốc độ sinh trưởng, rút ngắn pha tiềm phát, nâng cao lượng sinh khối. Khi tăng tốc độ hoà tan ôxy từ 0 - 5 milimol O2 /l.phút, lượng sinh khối cuối cùng của Serratia marsescens sẽ tăng một cách đáng kể; sinh khối cực đại đạt được khi cường độ thông khí khoảng 5 milimol O2/l.phút. Nếu tiếp tục tăng thông khí hơn nữa thì lượng sinh khối cuối cùng sẽ giảm. Hiện tượng này còn gặp ở rất nhiều giống vi sinh vật.
Để duy trì việc cung cấp ôxy tối thích cho tế bào không cần thiết phải làm bão hoà môi trường bằng ôxy hoà tan. Chỉ cần một nồng độ ôxy nhỏ hơn rất nhiều cũng đủ để cung cấp cho các enzyme phản ứng với cơ chất đó. Nồng độ ôxy gây ra hô hấp tối đa được gọi là nồng độ ôxy tới hạn (hoặc áp suất riêng phần của ôxy). Đó không phải là một đại lượng cố định mà là một hàm số của tốc độ sinh trưởng hoặc của tốc độ hô hấp có liên quan với nó. Trị số này vào khoảng 10 μmol/l. Khi sự vận chuyển ôxy bị cản trở bởi những tập hợp tế bào (các cục sợi nấm) hoặc bởi lớp chất nhầy bao quanh các tế bào thì nồng độ ôxy giới hạn có trị số cao hơn.
Sự cung cấp ôxy cho các tế bào chìm
Sự cung cấp ôxy cho các tế bào chìm là một quá trình chuyển dịch chất, trong đó ôxy được chuyển từ bóng không khí vào môi trường dinh dưỡng và từ đó vào tế bào. Quá trình xảy ra nhờ dòng chảy và sự khuếch tán. Lực đẩy là sự chênh lệch nồng độ ôxy. Sự chuyển dịch chất từ tướng khí sang tướng lỏng được quy định bởi bề mặt giới hạn giữa hai tướng và do vậy bởi số lượng và kích thước các bóng không khí. Chỉ một phần nhỏ của không khí được cung cấp đi vào dung dịch. Bởi vậy trong thực tiễn, người ta thường sử dụng tỷ số của thể tích không khí/thể tích nồi lên men/phút.
Đối với mỗi quá trình lên men cần phải nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ thông khí đối với hiệu suất tạo thành sản phẩm. Trong sản xuất công nghiệp không khí được nén qua máy nén, qua một hệ thống làm nguội, qua hệ thống lọc để loại hết tạp khuẩn rồi thổi vào các thùng lên men. Trong các thùng lên men và các thùng nuôi cấy nhân giống đều có hệ thống khuấy tuỳ thuộc vào yêu cầu của từng loại vi sinh vật, vào từng điều kiện nuôi cấy để nhằm thu được hiệu suất tối đa.
Filename: CHƯƠNG 5_len men.doc
Directory: D:\DH CNTP\Mon Giang day\Mon Kỹ thuật thực phẩm 3\Soan\Mon KTTP 3\Giao ttrinh in nop\New Folder
Template: C:\Documents and Settings\welcome\Application Data\Microsoft\Templates\Normal.dot Title: CHƯƠNG 4 Subject: Author: User Keywords: Comments: Creation Date: 10/16/2011 10:17:00 PM Change Number: 2
Last Saved On: 10/16/2011 10:17:00 PM Last Saved By: User
Total Editing Time: 1 Minute
Last Printed On: 10/16/2011 10:34:00 PM As of Last Complete Printing
Number of Pages: 74
Number of Words: 19,110 (approx.)