VẬN HÀNH

Một phần của tài liệu Đồ án Tính toán thiết kế kho bảo quản đông 800 tấn, xả tuyết so le bằng gas nóng, môi chất NH3 (Trang 73 - 78)

5.3.2. Quy trình vận hành.

5.3.2.1. Công tác chuẩn bị.

Trong vận hành máy lạnh thì công tác chuẩn bị quyết định đến việc chạy máy sau này (có thể cho hoặc không cho chạy máy).

a. Kiểm tra tình trạng máy thông qua nhật ký vận hành.

b. Kiểm tra nguồn điện: Đủ 3 pha, điện áp quá cao hoặc thấp hơn so với định mức thì không được chạy máy.

c. Kiểm tra tình trạng các van.

d. Kiểm tra chướng ngại vật trong khu vực vận hành, đặc biệt là gần khu vực máy móc chuyển động.

e. Kiểm tra nước làm mát, dầu bôi trơn.

5.3.1.2. Chạy máy và giám sát.

Trong quá trình trang bị tự động hóa đã trang bị các thiết bị tự động khởi động và bảo vệ cho hệ thống, nên khi muốn khởi động ta chỉ cần đóng aptomat MCCB-1 và MCCB-2 là hệ thống tự động khởi động từ bơm nước và quạt dàn ngưng, máy nén, bơm dịch và quạt dàn lạnh.

Các sự cố như áp suất dầu thấp, áp suất nước không đạt, áp suất nén cao, bơm nước, quạt tháp giải nhiệt, quạt dàn lạnh, cuộn dây máy nén gặp sự cố thì có các thiết bị bảo vệ.

Nhưng trong quá trình máy chạy cần phải giám sát các sự cố bất thường cũng như là các thiết bị bảo vệ, tự động hóa bị hỏng. Thường xuyên kiểm tra đồng hồ áp suất hút, áp suất đẩy, áp lực dầu, áp suất bình chứa cao áp, khống chế ở diều kiện làm việc. Kiểm tra nhiệt độ trong kho định kỳ và ghi tất cả các thông số vào nhật ký vận hành.

5.3.1.3. Dừng máy

a. Dừng máy khẩn cấp:

Trong trường hợp điện mất pha, các sự cố xẩy ra bất thường thì phải dừng máy khẩn cấp.

Cách dừng: - Cắt điện máy.

- Đóng nhanh van chặn hút; b. Dừng máy chủ động:

Là phương pháp dừng máy theo kế hoạch có trước.

Đây là hệ thống lạnh trang bị tự động nên khi dừng máy ta đưa cos về vị trí OFF làm mất điện van điện từ và bơm dịch ⇒ ngừng cấp dịch. Máy nén vẫn chạy rút gas, khi áp suất hút thấp hơn so với cài đặt ở rơle bảo vệ áp suất thấp thì LPS mở tiếp điểm ngắt mạch điều khiển máy nén và máy nén dừng, bơm và quạt tháp giải nhiệt cũng dừng.

Đóng van chặn hút.

Ghi nhật ký vận hành: Phải xác định đúng thời gian dừng máy và lý do dừng máy.

5.3.3. Quy trình kỹ thuật vận hành 5.3.3.1. Nạp gas bổ sung

a. Nguyên tắc nạp gas: - Máy nén vẫn hoạt động.

- Áp suất trong chai gas lớn hơn áp suất nơi nạp của hệ thống. - Thử kín cẩn thận trước và sau khi nạp gas.

- Chai gas đặt nghiêng khoảng 300. b. Quy trình nạp gas:

- Nối chặt một đầu dây nạp vào hệ thống hay chai gas, còn đầu kia nối lỏng để dung gas của chai hay của hệ thống đuổi không khí trong dây nạp. Dây nạp phải là dây cao su chịu lực.

- Mở từ từ van ở dầu dây nối cứng để đuổi không khí trong ống nạp ra ngoài. Sau đó nhanh cóng xiết chặt đầu còn lại, chú ý không để dây bị xoắn.

- Mở một đầu của van chai gas để tăng áp suất trong dây nạp, đồng thời thử kín hai đầu nối của đây nạp.

c. Nạp gas vào hệ thống:

- Nạp trước tiết lưu: van cấp dịch từ bình chứa đến dàn lạnh phải đóng trước khi mở van nạp vào hệ thống.

- Nạp trực tiếp vào dàn lạnh hay bình chứa thấp áp.

5.3.3.2. Rút gas

a. Nguyên tắc:

- Áp suất trong chai chứa phải nhỏ hơn áp suất nơi rút gas. - Phải được sự cho phép của lãnh đạo.

- Máy ngừng hoạt động. b. Quy trình rút gas:

- Lắp ống rút gas giữa van rút và bình chứa. - Đuổi khí trong ống.

- Đóng van cấp dịch đến dàn lạnh, tiến hành chạy rut gas, gas được nhốt vào bình chứa và được tháo ra ngoài.

- Xác định lượng gas rút bằng cách cân chai gas hoặc trạng thái ống dẫn gas. - Phải rút đến chân không, nếu không rút hết phải xả bỏ.

5.3.3.3. Nạp dầu bôi trơn

a. Nguyên tắc:

- Đúng loại dầu, chất lượng dầu đảm bảo. - Áp suất cacte thấp hơn áp suất khí quyển.

- Số lượng dầu chuẩn bi phải lớn hơn lượng dầu cần nạp. b. Cách nạp:

- Chuẩn bị ống nạp và dụng cụ mở van.

- Đóng bớt một phần van chặn hút, khi áp suất hút dưới 0Kg/cm2mới được mở van nạp.

- Đuổi khí trong ống dẫn dầu.

- Khi áp suất cacte đạt yêu cầu, từ từ mở van chặn nạp để hút dầu vào. - Tránh để cặn bẩn hoặc không khí vào trong cacte.

- Nạp khoảng 1/3 kính xem mức.

- Đóng van chặn nạpvà mở dần van chặn hút cho máy chạy bình thường.

5.3.3.4. Xả dầu

- Nếu xả trực tiếp từ các thiết bị ra ngoài thì phải xả từ từ.

- Nếu xả gián tiếp thì áp suất trong bình chứa dầu phải nhỏ hơn áp suất ở các thiết bị.

- Đối với hệ thống NH3 thì khi xả dầu ra ngoài phải chọn thời điểm thích hợp. - Xả dầu gián tiếp có nhiều ưu điểm hơn xả trực tiếp nên được ứng dụng rộng rãi.

5.3.4.5 Xả khí tạp

a. Nguyên tắc của xả khí : dựa trên nguyên tắc hóa lỏng các chất ở cùng điều kiện. b. Các phương pháp xả: • Xả trực tiếp từ máy nén: - Đóng van chặn hút, van chặn nén. - Mở van by-pass. - Khởi động máy nén. - Mở van xả khí ở máy nén. • Xả trực tiếp từ dàn ngưng. - Chạy pum-down rồi ngưng máy. - Tiếp tục bơm nước vào dàn ngưng.

- Đóng van cấp dịch từ dàn ngưng đến bình chứa. - Mở van xả khí.

• Xả gián tiếp

- Xả bằng bình tách khí.

- Cách nhận biết hết khí trong bình tách khí: không còn hiện tượng sục khí trong thùng chứa nước. và áp suất trở lại bình thường.

5.4 KẾT LUẬN

Sau khi hoàn thành đồ án môn học, em đã thực hiện được việc tính toán và thiết kế được hệ thống lạnh cho kho bảo quản đông sức chứa 800 tấn, tính được nhiệt tải trong kho để chọn được máy nén đủ năng suất lạnh và công suất đảm bảo hệ thống hoạt động. Chọn được dàn ngưng và giàn bay hơi phù hợp, các thiết bị phụ như bình chứa cao áp, bình trung gian, bình chứa tuần hoàn, tháp giải nhiệt, bơm nước, bơm dịch, đường ống, các loại van, các thiết bị điện…Từ đó em đã vẽ được sơ đồ nguyên lý của hệ thống, trang bị tự động hóa cho hệ thống làm việc một cách tự động và tự động bảo vệ các sự cố xảy ra khi hệ thống hoạt động.

Qua việc thực hiện đồ án môn học đã giúp em hiểu sâu hơn các kiến thức đã học và rút ra được những kinh nghiệm để phục vụ tốt hơn cho việc thiết kế các hệ thống lạnh sau này. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy Trần Đại Tiến để đồ án được hoàn thiện hơn, có thể áp dụng vào thực tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Đức Lợi

Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh. NXB Khoa học & kỹ thuật-2006.[TL1]

2. ĐinhVăn Thuận, Võ Chí Chính,

Hệ thống máy và thiết bị lạnh, NXB Khoa học & kỹ thuật-2007 [TL2] 3. Nguyễn Đức Lợi – Phạm Văn Tùy

Bài tập kỹ thuật lạnh cơ sở. NXB Giáo dục – 2007.[TL3]

4. Hoàng Hữu Thuận

Cơ sở kỹ thuật điện, NXB Giao thông vận tải [TL4]

5. Nguyễn Đức Lợi – Phạm Văn Tùy – Đinh Văn Thuận

Kỹ thuật lạnh ứng dụng. NXB Giáo dục – 2007.[TL4]

6. Nguyễn Đức Lợi

Tự động hóa hệ thống lạnh. NXB Giáo dục – 2007.[TL5]

7. Trần Đại Tiến

Bài giảng tự động hóa máy lạnh [TL6]

8. Nguyễn Đức Lợi – Phạm Văn Tùy

Môi chất lạnh. NXB Giáo dục – 2006.[TL7] http://www.elektronika-sa.com.pl/tcline.php?line=XFCUE-CTE-2006 www.rinki vn.vn/ http://www.dongcodien.com www.mpd-pumpe.hr/CMS/0238/Default.aspx?EID=17... www.maybomnuoc.net www.techmartdaily.com/web www.google.com.vn

Một phần của tài liệu Đồ án Tính toán thiết kế kho bảo quản đông 800 tấn, xả tuyết so le bằng gas nóng, môi chất NH3 (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w