4. Kết luận
4.2 Những hạn chế
AONs hướng đến sự tiên tiến hơn ở tính khả dụng hệ thống, kết nối và giá thành bằng cách cho phép truyền thông tin mà không cần đi qua bộ chuyển đổi quang – điện . Tuy nhiên, nguyên lý của mạng toàn quang tương đối mới và hiện nay, một số lượng không nhỏ các vấn đề và thách thức mới đang gặp phải. Một vài vấn đề và giới hạn của mạng AONs sẽ được bàn thảo dưới đây
Các kỹ thuật ghép kênh khác nhau như là WDM và OTDM đã được đề xuất để chia sẻ băng thông lớn của sợi quang. Kỹ thuật OTDM có thể sử dụng để để xây dựng mạng AON có khả dụng rất cao. Khi so sánh với mạng AON dựa trên WDM, thì mạng AON dựa trên OTDM vẫn còn ở giai đoạn non trẻ, mới bắt đầu bởi vì hầu hết các thiết bị còn rất đắt đỏ và chúng thậm chí vẫn bị giới hạn trong phòng nghiên cứu thực nghiệm. Bởi vậy, Tính khả thi trong tương lai gần dường như sẽ vẫn là mạng dựa trên WDM hơn là mạng dựa trên OTDM .
Kỹ thuật Transparency sẽ trở thành một trong các thuộc tính chính trong mạng AONs. Tuy nhiên, Có rất nhiều dạng transparency khác nhau, không phải tất các các nhóm tín nhiều quang đều có thể được truyền qua bất chấp các yêu cầu về tuyến tính và định dạng điều chế. Đó là các nguyên do chính dẫn tới các hiệu ứng về sự lan truyền nhiễu siêu âm, bộ điều chế, các thành phần chọn lựa bước sóng và các giới hạn SNR.
Nguyên lý của việc phân tầng kiến trúc, chứng năng lớp transport là để mang đến nhiều tiện tích, bao gồm khả năng của mỗi lớp có thể triển, phát triển độc lớp với các lớp khác. Bởi vậy, cần phải đảm bảo khả năng hoạt động xuyên tầng giữa các lớp khác nhau, đặc biệt là với chức năng điều khiển và quản lý của chúng. Thách thức ở đây gồm 2 phần: thứ nhất là các đặc tính liên vận hành cho cả phần cứng và phần mềm phải được xác định. Thứ hai là 1 NMS cần được thiết kế và phát triển để tích hợp các hệ thống quản lý thành phần đặc trưng của lớp và đặc tính vendor Việc điều khiển và quản lý mạng trong AONs cũng mang đến nhiều thách thức mới. Nó bao gồm như là chức năng quản lý mạng khi lỗi, quản lý hiệu suất và quản lý cấu hình. Tiêu chuẩn của các chức năng quản lý mạng bản chất là để đạt được khả năng hoạt động qua nhiều hệ thống cung cấp và nhiều miền quản trị. Hiện nay, cả ITU-T và ANS T1X1.5 đều đang làm việc về các tiêu chuẩn của các chức năng này.
Bảo mật cũng là 1 khía cạnh quan trọng của AONs và yêu cầu đặc biệt liên quan đến 1 lượng lớn dữ liệu có thể bị lỗi hoặc bị hư hại trong trường hợp bị tấn công bất ngờ . Khía cạnh này chưa được đánh giá một cách đầy đủ. Nhiều tiện ích cũng có nghĩa là phát hiện ra nhiều khả năng có thể tấn công bao gồm tấn công phá hoại rời rạc, tấn công đa điểm, và tấn công hệ thống điều khiển, các tấn công giao thức… là điều cần thiết.