Một số kiến nghị đối với Nhà nước nhằm phát triển DNV&N tại Tp HCM nói riêng và cả nước nói chung

Một phần của tài liệu Biện pháp và kiến nghị nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố HCM (Trang 39 - 44)

MINH TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010 3.1 Quan điểm, mục đích và căn cứ xây dựng biện pháp

3.3.2 Một số kiến nghị đối với Nhà nước nhằm phát triển DNV&N tại Tp HCM nói riêng và cả nước nói chung

HCM nói riêng và cả nước nói chung

Sự tồn tại và phát triển của các DNV&N ở TPHCM nói riêng và cả nước nói chung nếu không có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, không có các chính sách kinh tế vĩ mô, không có một khuôn khổ pháp lý rõ ràng cho sự hoạt động của các DNV&N thì các DNV&N sẽ hoạt động không hiệu quả và sẽ không phát huy được vai trò đóng góp to lớn vào sự phát triển nền kinh tế của Tp HCM và của cả nước.

Có thể nói sau hơn 15 năm hình thành và phát triển DNV&N ở Việt Nam, hệ thống pháp luật kinh tế nói chung và pháp luật về các DNV&N nói riêng đã phần nào đáp ứng được yêu cầu phát triển nền kinh tế. Hệ thống pháp luật, chính sách đã đóng vai trò là công cụ để Nhà nước quản lý có hiệu quả nền kinh tế, đồng thời là phương thức hữu hiệu giúp các nhà doanh nghiệp củng cố

và phát triển các doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện để tăng cường hơn nữa vai trò của nó trong quản lý kinh tế.

Và dưới đây là một số giải pháp về phía Nhà nước nhằm giúp cho các DNV&N ở TPHCM nói riêng và cả nước nói chung ngày càng phát triển:

Nâng cao tính minh bạch của thể chế :

Rà soát lại hệ thống pháp luật và qui định, loại bỏ các qui định chồng chéo, kém hiệu lực, vì đây chính là điểm nảy sinh nhiều phiền hà, nhũng nhiễu và cản trở sự phát triển. Xây dựng hệ thống luật pháp và qui định theo hướng đơn giản, dễ hiểu, tập trung vào các khâu then chốt để điều chỉnh nhằm nâng cao tính hiệu lực. Oån định các chính sách tài chính, thuế, xuất nhập khẩu, hải quan, vì đây là những căn cứ quan trọng để các doanh nghiệp cân nhắc các quyết định kinh doanh của họ. Và từng bước xây dựng chính phủ điện tử để khắc phục nhũng nhiễu, nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý kinh doanh và hành chính công quyền trong các hoạt động thực thi luật pháp, cấp phép đầu tư, quản lý đất đai, thuế, xuất nhập khẩu và hải quan.

Cải thiện môi trường tài chính thuận lợi cho các DNV&N :

Tăng cường tính cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng. Phát triển mạnh hệ thống ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh, các tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính cho thuê, cầm cố và dịch vụ tài chính khác. Nâng cao khả năng huy động vốn từ toàn bộ nền kinh tế, cải thiện quan hệ giữa các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính với các DNV&N. Hình thành quĩ hỗ trợ phát triển cho DNV&N giúp họ vượt qua những cản trở về khả năng khai thác vốn, chấp nhận rủi ro.

Cần sớm cụ thể hoá đưa luật đất đai vào hoạt động thật sự hữu hiệu:

Những khó khăn về đất đai, mặt bằng kinh doanh của các DNV&N là một thực tế, song con đường cơ bản để giải quyết khó khăn này là dựa trên cơ sở của luật đất đai. Cần sớm cụ thể hoá, công khai và qui hoạch tổng thể của các tỉnh và thành phố. Cụ thể hoá các chính sách, đền bù, giải toả, thuê đất, cấp quyền sử dụng đất trên cơ sở đơn giản, bình đẳng, phù hợp với các qui định pháp luật. Phát triển các khu công nghiệp, thương mại tập trung, tạo điều kiện thuận lợi cho các DNV&N thuê đất; ổn định mặt bằng để phát triển kinh doanh.

Hoàn thiện chính sách xuất nhập khẩu, hải quan :

Đơn giản hoá thủ tục hải quan, biểu thuế đơn giản, dễ hiểu, tôn trọng các giao dịch thực, không nên qui định khung quá rộng dẫn đến sự thiếu minh bạch

trong việc kê khai và tính thuế. Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu có tính rủi ro cao để kiểm hoá. Kỹ thuật này cho phép nâng cao tính tự quản của cơ chế hải quan bằng cách tự động khai báo từ doanh nghiệp bằng các bộ tài liệu tiêu chuẩn trọn gói, được giám sát và kiểm tra tự động bằng kỹ thuật rủi ro. Kỹ thuật này yêu cầu hải quan chuyên môn hoá vào kiểm tra, kiểm soát và phân tích thông tin chuyên nghiệp. Nhà nước cần có chế độ yêu cầu các công ty vận chuyển, xuất nhập khẩu và dịch vụ kinh doanh phải hoàn thành bộ tài liệu tiêu chuẩn dưới dạng điện tử trước khi hàng hoá nhập hoặc xuất đến Việt Nam và trình khi hàng hoá thông quan.

Tổng cục hải quan nên tổ chức lại quá trình hoạt động, định ra các tiêu chuẩn để áp dụng kỹ thuật rủi ro. Tiêu chuẩn gồm : 1) qui mô sản xuất của doanh nghiệp, hàng hoá có thuế VAT cao; 2) lịch sử kiểm hoá của công ty và sự đồng thuận về thủ tục hải quan của công ty; 3) đặc điểm hàng hoá dịch vụ, nhất là hàng hoá có thuế suất nhập khẩu hay xuất khẩu cao.

Để áp dụng cơ chế hải quan trên, cần phải: 1) cải tiến cơ cấu tổ chức hải quan từ trung ương đến địa phương theo hướng thuận lợi cho việc xử lý thông tin và nâng cao năng lực của nhân viên qua các chương trình đào tạo; 2) xây dựng cơ chế phối hợp giữa Tổng cục hải quan và Hải quan các tỉnh đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin; 3) quản lý thông tin và vi tính hoá hoạt động hải quan, sử dụng các phần mềm chuẩn hoá quốc tế trong công tác hải quan.

Xây dựng hệ thống thuế minh bạch :

Một hệ thống thuế minh bạch là hệ thống thuế đảm bảo tính ổn định, đơn giản, dễ hiểu, dễ vận dụng, tránh suy diễn, có cơ chế kiểm soát thích hợp, giảm thời gian cho các cuộc thanh tra, làm lãng phí nguồn lực của cơ quan thuế lẫn doanh nghiệp và với hệ thống sổ sách chứng từ, biểu mẫu được hệ thống hoá,

đơn giản, rõ ràng có khả năng đối chiếu nhanh. Cần điện tử hoá các hoạt động quản lý thuế.

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp qua cơ chế thị trường bằng cách mở rộng các dịch vụ phát triển kinh doanh :

Hỗ trợ DNV&N là hết sức cần thiết, song mọi chính sách ưu tiên, ưu đãi có tính hành chính đều làm suy yếu sức cạnh tranh của nó. Vì vậy cần tìm ra cơ chế thích để thúc đẩy DNV&N nâng cao khả năng cạnh tranh. Một cách hỗ trợ thiết thực là phát triển mạnh các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ phát triển kinh doanh (tư vấn pháp lý, kế toán, đào tạo, quản lý và thông tin thị trường). Qua đó, Nhà nước có chính sách phù hợp để các doanh nghiệp phát triển các dịch vụ này cạnh tranh đáp ứng nhu cầu của các DNV&N. Như vậy, hiệu lực hỗ trợ được nhận lên nhiều lần bởi tính hiệu quả của cạnh tranh và sự phù hợp của đời sống kinh doanh.

Tóm lại, DNV&N ngoài quốc doanh đang phát triển nhanh chóng và có đóng góp ngày càng quan trong trong sự phát triển của đất nước, nhưng trong quá trình phát triển đó còn gặp nhiều khó khăn, thách thức rất cần sự hổ trợ, mở đường và định hướng hoạt động từ phía Nhà nước. Bên cạnh những đòi hỏi phải đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý, xây dựng chính phủ điện tử, cải tổ hệ thống tài chính, ngân hàng phù hợp với những chuẩn mực của nền kinh tế thị trường và tạo lập yếu tố khác của môi trường kinh doanh, những cải tiến căn bản về thể chế và chính sách với việc nâng cao tính minh bạch của môi trường thể chế, cải thiện môi trường tài chính thuận lợi, nâng cao hiệu lực thực thi luật đất đai, hoàn thiện chính sách thuế, hải quan mở rộng các dịch vụ phát triển kinh doanh nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sẽ tạo ra những động lực cho sự phát triển vững chắc của các DNV&N ở Việt Nam.

KẾT LUẬN

Rõ ràng, cần phải khẳng định lại rằng DNV&N tại Tp HCM nói riêng và cả nước nói chung trước đây, hiện nay và trong tương lai luôn luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng giúp cho nền kinh tế nước ta đạt được những thành tựu to lớn. Vai trò của các DNV&N được thể hiện cụ thể qua sự đóng góp vào GDP hàng năm, qua việc tạo ra những công ăn việc làm mới, và những đóng góp vào quá trình phân phối lại thu nhập, giảm bớt sự phát triển không đồng đều giữa đô thị và nông thôn,...

Tuy nhiên, hiện nay các DNV&N vẫn chưa phát huy được hết tiềm năng to lớn của mình và cũng đang còn gặp nhiều khó khăn trở ngại trong quá trình phát triển đi lên ; một mặt của những khó khăn đó là xuất phát từ chính bản thân sự yếu kém của các DNV&N và mặt khác là do những cơ chế chính sách của nhà nước vẫn chưa phát huy được tác dụng, chưa đồng bộ, chưa đầy đủ để có thể đáp ứng được yêu cầu hổ trợ tích cực cho các DNV&N trong quá trình phát triển.

Trên cơ sở lý luận chung về DNV&N, vai trò của DNV&N trong nền kinh tế, và cùng với những phân tích hiện trạng hoạt động của các DNV&N tại TP HCM; từ đây rút ra được những mặt ưu điểm, những mặt hạn chế, những khó khăn mà các DNV&N đang gặp phải. Tác giả đưa ra một số biện pháp để giúp cho các DNV&N ngày càng hoạt động có hiệu quả và ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa, đóng góp nhiều hơn vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của Tp HCM và của cả nươc.

Và cũng như bất kỳ một đề tài nghiên cứu nào, đề tài nghiên cứu này cũng có mặt hạn chế của nó. Đó là đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vào các DNV&N ngoài quốc doanh tại Tp HCM. Do đó kết quả không mang tính đại diện cao cho toàn bộ các DNV&N của cả nước. Hướng nghiên cứu tiếp theo là mở rộng ra các tỉnh khác trong cả nước. Bên cạnh đó là sự hạn chế về thời gian, đề tài nghiên cứu này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định . Tác giả luận văn rất mong được sự đóng góp ý kiến để giúp luận văn này được hoàn chỉnh hơn .

Một phần của tài liệu Biện pháp và kiến nghị nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố HCM (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)