3) Kết luận chương
6.3. Không có một hệ thống chỉ số nào tiêu chuẩn dùng để đánh giá tất cả các hệ thống vô tuyến Chỉ có thể chuyển đổi giữa các chỉ số của các hệ
các hệ thống vô tuyến. Chỉ có thể chuyển đổi giữa các chỉ số của các hệ thống khác nhau để thấy được sự khác biệt, ưu nhược điểm tương đối giữa các hệ thống với nhau.
Do không có một hệ thống nào hội tụ đủ các ưu điểm để trở thành hệ thống chỉ số chuẩn, ta có thể xây dựng hệ thống đó bằng cách kết hợp các ưu điểm của các hệ thống khác nhau để làm nên một hệ thống chỉ số tương đối chuẩn dùng để đánh giá chất lượng cho nhiều các hệ thống khác. Việc này về lý thuyết là có thể làm được, tuy nhiên sẽ không tránh khỏi khiên cưỡng, ngoài ra còn gặp phải rất nhiều khó khăn do các hệ thống vô tuyến này được phát triển bởi rất nhiều nhà cung cấp khác nhau: Ericsson, Motorola, Alcatel, Siemens, Nokia…, cần phải có một sự hợp tác chặt chẽ và đồng bộ giữa tất cả các nhà cung cấp này mới có thể làm được, đây là một yêu cầu rất khó đòi hỏi các nhà cung cấp này phải thay đổi lại cách nhìn và thay đổi lại những tiến trình đã xây dựng trong hệ thống của mình.
Có thể lấy một ví dụ nhằm mô tả thực tế này: Sự tồn tại khách quan và song song của những hệ thống vô tuyến và những chỉ số nhằm đánh giá chất lượng những hệ thống đó cũng tương tự như sự tồn tại cùng lúc của nhiều loại ngôn ngữ khác nhau trên thế giới. Để hiểu được một ngôn ngữ bất kỳ, bắt buộc phải học chính nó. Không thể tồn tại một loại ngôn ngữ nào để có thể dùng chung cho tất cả mọi người trên thế giới kể cả khi người ta chủ ý xây dựng nó (như ngôn ngữ Experanto đã bị chết yểu). Có thể tồn tại một số ngôn ngữ phổ biến hơn những ngôn ngữ khác (như Tiếng Anh, Tiếng Pháp..) và người ta có thể dịch các ngôn ngữ còn lại sang ngôn ngữ này cũng giống như ta có thể chuyển giá trị của các chỉ số thống kê của một hệ thống bằng công thức của hệ thống khác (xem trong các ví dụ ở phụ lục của đề tài). Theo phép so sánh này: sẽ không có một hệ thống chỉ số tiêu chuẩn để đánh giá được
chất lượng của tất cả các hệ thống vô tuyến khác nhau, vì thế các hệ thống này sẽ tồn tại cùng lúc và song song. Để so sánh sự khác biệt tương đối, có thể dùng công thức của hệ thống này để tính toán cho hệ thống khác và ngược lại. Việc chuyển đổi này không phải là để chuẩn hoá hệ thống này theo hệ thống kia mà mục đích chỉ là để thấy rõ được sự khác biệt tương đối về giá trị chuẩn giữa hai hệ thống.