PERFECT ANTIVIRUS 2009 ( PAV 2009 )

Một phần của tài liệu báo cáo môn công nghệ phần mềm chủ đề antivirus software in vietnam (Trang 31 - 38)

Tác giả : Đinh Quang Trung

Email: DinhQuangTrung90@Yahoo.Com Website: http://phanmemvn.net

Chương trình diệt virus mới này vừa được giới thiệu trên e-Chip đã nhận được sự

giả phần mềm trên chỉ mới là học sinh lớp 10 nên chúng ta cần ủng hộ. Nếu có thể mọi người nên dùng thửđể biết máu mặt tài năng trẻ VN ra sao.

Nhận xét chung: Ngoại trừ BKAV và CMC Infose qua quá trình phát triển

đều có chiến lược phát triển cụ thể và được hậu thuẫn bởi cả một công ty, còn lại những phần mềm khác đều đến từ các cá nhân có tâm huyết. Tuy nhiên, mặt bằng chung phần mềm nước ta vẫn còn thua kém nhiều so với phần mềm các nước, kể cả

khi hết sức thể hiện mình. Trong cuộc sinh tồn của các trình antivirus, 2 phần mềm có tương lai nhất vẫn là BKAV và CMC. Mỗi người một vẻ nhưng chung quy lại luôn có một lượng người tiêu dùng nhất định và ổn định. Các phần mềm cá nhân khác thưởng yểu mệnh do thiếu thốn về tất cả mọi mặt và có thể PAV 2009 cũng sẽ chung số phận với những chiến binh đã ngã ngũ.

VIII.Thị trường antivirus software ở Việt Nam

Phần mềm diệt virus được ưa chuộng tại Việt Nam: Kaspersky

Với số lượng phần mềm diệt virus tương đối nhiều và cạnh tranh khá gay gắt, người dùng máy tính ở Việt Nam đang mua được phần mềm bản quyền với giá rẻ hơn và được hưởng các dịch vụ hậu mãi tốt hơn. Tuy nhiên cũng vì thế mà việc lựa chọn phần mềm diệt virus phù hợp cũng trở nên khó hơn.

Cuộc chiến này vốn dĩđã diễn ra ở thị trường Việt Nam cách đây vài năm. Càng về sau, cuộc chiến càng diễn ra gay gắt khi số nhà phân phối phần mềm diệt virus ở Việt Nam ngày càng nhiều. Trong cuộc chạy đua giành thị phần ấy, đã có khoảng phân nửa nhà phân phối phần mềm diệt virus ngã ngựa. Giờđây, cuộc chiến này dường như chỉ còn lại một cặp đấu ở vòng chung kết, giữa phần mềm diệt virus Bkav và Kaspersky. Ngay sau khi BKIS tung ra BkavPro 2009 hồi đầu tháng 10/2009, nhà phân phối Kaspersky (Công ty bảo mật Nam Trường Sơn) cũng giới thiệu ra thị

trường Kaspersky 2010. Không làm rầm rộ như Kaspersky, nhà phân phối Norton Antivirus cũng ra mắt phiên bản 2010 và dựng các bảng rao bán Norton Antivirus 2010 ở khắp các cửa hàng bán linh kiện máy tính hay phần mềm máy tính. Và mới đây nhất là sự trở lại của phần mềm diệt virus D32 của tác giả Trương Minh Nhật Quang

nhưng trong âm thầm và lặng lẽ. Với số lượng phần mềm diệt virus tương đối nhiều và cạnh tranh gay gắt như vậy, người dùng máy tính ở Việt Nam đang mua được phần mềm bản quyền với giá rẻ hơn và được hậu mãi tốt hơn; tuy nhiên, vì thế mà việc lựa chọn phần mềm diệt virus phù hợp cũng trở nên khó hơn.

1 bảng khảo sát của diễn đàn vnzoom , 1 trong những diễn đàn lớn về phần mềm tại VN

Norton Antivirus và McAfee là 2 phần mềm diệt virus của Mỹđược người dùng máy tính ở Việt Nam chọn dùng vào những năm trước 2005. Tuy nhiên, phần lớn đều dùng ở dạng bẻ khóa (crack) hay mã sốđăng ký giả. Mãi đến năm 2008, khi tung ra Norton Antivirus 2009, bộ phận kinh doanh của hãng Symantec ở châu Á Thái Bình Dương mới bắt đầu thực hiện các chiến dịch quảng bá ở thị trường Việt Nam. Giữa tháng 10/2009, Norton Antivirus tiếp tục chinh phục thị trường Việt Nam bằng bộ sản phẩm Norton Antivirus 2010 với nhiều hứa hẹn sẽ gần gũi với người dùng hơn, thông qua nhà phân phối FPT.

Không ồạt như Norton Antivirus, McAfee vào thị trường Việt Nam một cách lặng lẽ thông qua nhà phân phối Mi2, và chủ yếu là bán theo kiểu gói bảo mật trọn gói dành cho các doanh nghiệp là chính.

Phần mềm diệt virus Bitdefender đến từ Rumani cũng chính thức được phân phối ở thị trường Việt Nam từ tháng 10/2005 thông qua nhà phân phối VIAMI. Mặc dù đã nổi tiếng ở 100 quốc gia ở khu vực châu Âu và châu Mỹ nhưng đa số người dùng máy tính Việt Nam vẫn không xem đó là điểm nổi trội để chọn.

Đến tháng 2/2008, phần mềm diệt virus Kaspersky cũng nhảy vào thị trường Việt Nam thông qua nhà phân phối Nam Trường Sơn (NTS). Với chiến lược khuấy

động thị trường của NTS, phần mềm diệt virus của một hãng ở Nga đã dần chinh phục

được lựa chọn của người tiêu dùng Việt Nam khi mua phần mềm diệt virus có bản quyền.

Không bao lâu sau khi Kaspersky có mặt ở thị trường Việt Nam, phần mềm diệt virus AVG của hãng Grisoft, ở Cộng hòa Czech, cũng chen chân vào thị trường Việt Nam qua nhà phân phối Tri Thức software.

Song song với sự bành trướng của các phần mềm virus ngoại, 3 phần mềm diệt virus nổi tiếng của Việt Nam cũng đã ra đời, đó là Bkav, D32 và CMC Antivirus. Trong số này, D32 của tác giả Trương Minh Nhật Quang (ĐH Cần Thơ) đã “ngã ngựa” sau 2 năm cung cấp miễn phí. Và đến giữa tháng 11/2009, D32 trở lại với phiên bản 2009 nhưng vẫn trong quá trình thử nghiệm, dùng miễn phí.

Đối với Bkav, sau khoảng thời gian dài cung cấp miễn phí cho người dùng ở

cả 2 phiên bản dùng trong DOS và Windows, năm 2005, Trung tâm an ninh mạng BKIS (thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội) đã chính thức thương mại hóa BkavPro nhưng vẫn cung cấp BkavHome miễn phí.

Đến tháng 10/2008, Công ty CMC cũng nhanh tay tung ra phần mềm diệt virus CMC Antivirus. Với thế mạnh là đơn vị phân phối và cung cấp các giải pháp về

công nghệ thông tin, CMC Antivirus cũng đang len lỏi chen từng bước chân chậm rãi trên sân nhà.

IX.Xu hướng chọn phần mềm diệt virus ở Việt Nam

Hiện nay, mặc dù việc mua bản quyền phần mềm diệt virus không còn khó như trước đây nhưng do thu nhập thấp và chưa hài lòng với tất cả các tính năng của từng phần mềm diệt virus đang được bán chính thức ở thị trường Việt Nam nên số

người dùng phần mềm diệt virus có bản quyền ở Việt Nam vẫn chưa đạt mức 100%. Ngoài ra, các phần mềm diệt virus miễn phí đang cho download và dùng tự do trên mạng Internet cũng ảnh hưởng khá nhiều đến thị phần của các phần mềm diệt virus có bản quyền.

Ông V.V.N, một chuyên gia kỹ thuật và quản lý kinh doanh của một công ty có tiếng ở TP.HCM, cho biết: “Cá nhân tôi chưa hài lòng với tất cả các tính năng của từng phần mềm diệt virus. Có phần mềm thì tỏ ra xuất sắc ở một vài tính năng, trong khi những tính năng khác thì gây rối và chậm. Do vậy, tôi thường dùng các phần mềm diệt virus miễn phí, đành rằng chúng không có đầy đủ các tính năng nhưng vẫn đáp

ứng được các yêu cầu cơ bản. Khi máy tính bị nhiễm virus quá nặng, tôi download và cài các phiên bản dùng thử 30 ngày của các phần mềm diệt virus có bản quyền; diệt xong virus, tôi gỡ nó ra”.

Ở quan điểm tư vấn doanh nghiệp và người dùng về an toàn và bảo mật thông tin trên máy tính, ông Võ Đỗ Thắng, giám đốc Trung tâm đào tạo quản trị & an ninh mạng Athena, nói: “Là người Việt Nam, ai cũng muốn sử dụng hàng Việt Nam

đểủng hộ. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực an ninh mạng, phần mềm diệt virus của các công ty ở Việt Nam chưa nhiều và chất lượng chưa tốt nên chưa thật sự tạo được niềm tin ở những người tư vấn cho khách hàng. Người dùng gia đình có thể chọn phần mềm diệt virus đơn giản, ít chức năng nhưng các doanh nghiệp thì nên dùng phần mềm diệt virus có nhiều chức năng đểđảm bảo được sức chịu đựng cho toàn hệ thống máy tính của doanh nghiệp, hoặc cần một giải pháp tổng thể về bảo mật và an toàn thông tin... Vì vậy, tôi đành chọn giải pháp tư vấn sử dụng các sản phẩm phần mềm diệt virus của nước ngoài”.

Ông Trương Minh Nhật Quang, tác giả phần mềm D32, cho biết: “Hiện nay có thể chia phần mềm diệt virus làm 3 nhóm: nhóm có bản quyền và có nhà phân phối

ở Việt Nam, nhóm miễn phí hoặc dùng thử trên Internet, và nhóm sản xuất trong nước. Việc chọn phần mềm nào trong các nhóm ấy là tùy thuộc vào khả năng tài chính của người dùng, cũng như cấu hình máy tính đang dùng là mạnh hay yếu... Tuy nhiên đa số người dùng đều chọn loại rẻ tiền”.

X.Xu hướng phát triển của antivirus software ở Việt Nam

Hiện nay, nếu phát hiện máy tính vẫn bị nhiễm virus, phần lớn người dùng đều có thói quen gỡ bỏ ngay phần mềm diệt virus đang dùng (dù là có bản quyền) để cài phần mềm diệt virus khác theo hướng dẫn của người quen. Do vậy, một sốđơn vị

phân phối phần mềm diệt virus ở thị trường Việt Nam đã thiết lập các Trung tâm chăm sóc khách hàng qua sốđiện thoại “nóng”, email hoặc diễn đàn với mục đích là chỗ dựa

vững chắc cho khách hàng khi không diệt được virus.

BKIS là đơn vịđầu tiên có Trung tâm chăm sóc khách hàng. Với hình thức tương tự, NTS cũng đã công bố sốđiện thoại “nóng” để phục vụ khách hàng. Trong khi đó, bộ phận kinh doanh khu vực châu Á Thái Bình Dương của hãng Symantec vẫn tự tin với ưu điểm dễ dùng của Norton Antivirus nên vẫn chưa có Trung tâm hỗ trợ

người dùng các sản phẩm của Symantec ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong lần ra mắt bộ

sản phẩm Norton Antivirus 2010 ở Việt Nam hồi tháng 10/2009, ông Effendy Ibrahim, trưởng bộ phận kinh doanh Symantec khu vực Nam Á cho hay: “Chúng tôi đang làm việc với đối tác ở Việt Nam đểđưa vào hoạt động bộ phận hỗ trợ khách hàng bằng tiếng Việt”.

Dường nhưđã đuối sức trong cuộc đua giành thị phần ở Việt Nam, trong những năm gần đây, các nhà phân phối các phẩm mềm Bitdefender, Nod32, McAfee

đã không còn những hoạt động kích cầu nào nữa. Nhà phân phối AVG ở Việt Nam cũng không dám liều mình trong cuộc chạy đua này nên chủ yếu quảng bá trên mạng Internet mà không có các hoạt động cộng đồng. Mặc dù không dậm chân tại chỗ

nhưng các hoạt động quảng bá phần mềm CMC Antivirus của CMC cũng đang diễn ra một cách khá mờ nhạt.

Một phần của tài liệu báo cáo môn công nghệ phần mềm chủ đề antivirus software in vietnam (Trang 31 - 38)